Lời khuyên của cổ nhân về hai không hỏi ba không tranh bao gồm những điều tưởng như đơn giản, rất đời thường nhưng hàm ý sâu sắc. Vì vậy, ta không cần vội đánh giá đúng hay sai, thay vào đó hãy dành nhiều thời gian để suy ngẫm, tự điều chỉnh bản thân cho phù hợp.
1. Hai không hỏi
Hai điều mà cổ nhân nhắc dưới đây sẽ giúp chúng ta tự soi chiếu lại bản thân mình, từ đó nhận ra ta đã có những thói quen không tốt trong thời gian dài. Hãy cố gắng từng bước sửa lỗi sai trong giao tiếp cơ bản này bạn nhé!
1.1 Không hỏi đời tư của người khác
Vậy mà nhiều người tiếp tục hỏi những câu chi tiết hơn về những điều nhạy cảm, riêng tư này. Đôi khi giao tiếp thông thường thôi mà bỗng nhiên khiến ta trở thành vô tình, vô tâm, vô duyên.
Nên nhớ rằng đời tư nghĩa là chuyện cá nhân, là những việc không muốn để người khác biết, đó bao gồm những chuyện liên quan tới:
- Thu nhập;
- Thưởng Tết;
- Tiền tiết kiệm;
- Đời sống tình cảm;
- Hoàn cảnh xuất thân;
- Tuổi tác;
- Cân nặng;
- Tình trạng hôn nhân;
- Gia đình;
- Địa chỉ nhà;
- Quan điểm chính trị;
- Quan điểm tôn giáo;
- Kế hoạch trong tương lai;…
Đó là chưa kể tới khi lấy chồng thì câu hỏi tiếp theo đó là: "Bao giờ thì có tin vui?". Sau khi có em bé rồi, còn chưa kịp hoàn hồn thì "Bao giờ định sinh thêm đứa nữa đây?".
Thậm chí có hai con rồi cũng có người hỏi: "Thêm đứa thứ ba nữa cho vui"... Mọi người cứ lấy câu hỏi vui miệng của mình như là cách để quan tâm nhưng thường khiến người trong cuộc cảm thấy khó chịu.
Vì thế, cổ nhân hiểu rõ điều này mới khuyên chúng ta tránh việc hỏi đời tư của người khác kẻo trở thành người không khéo léo trong giao tiếp, ứng xử.
Hai không hỏi ba không tranh |
1.2 Không hỏi chuyện nhà người khác
Sự thật là gia đình nào cũng có chuyện, không lớn thì bé, nhưng nếu là để người trong nhà giải quyết với nhau sẽ không bao giờ có chuyện bé xé ra to. Khi người ngoài không hiểu rõ hay thêm mắm, thêm muối thường khiến tình huống trở nên nghiêm trọng hơn.
Vợ chồng nhà người ta cãi nhau, nếu ta biết chuyện thì người đó cũng đã cảm thấy ngại ngùng, muốn tránh mặt rồi huống gì còn hỏi trực tiếp: "Hôm qua vợ chồng mày đánh nhau à?".
Cuộc đối thoại có thể khiến tình trạng trở nên tồi tệ nếu bạn đặt ra những câu hỏi có tính soi xét chuyện gia đình của người khác.
Nhất là khi nghe chuyện nhà của người ta thì bản thân cũng không thể hiểu hết câu chuyện vì mới chỉ có thông tin một chiều. Những lời khuyên can lúc này hoàn toàn vô ích khi ta chưa thực sự biết rõ sự việc.
Những tiếng ồn cần có trong nhà sau đây mang lại sinh khí cho gia đình bạn mà bao lâu nay bạn từng nghĩ nó là phiền phức, khó chịu vì không nhận ra tầm quan
2. Ba không tranh
Có những việc tưởng là tranh giành về mình thì bản thân có lợi thế nhưng đó chỉ là những điều chỉ thấy ở trước mắt vì tương lai hại nhiều hơn lợi. Vậy nên người xưa mới khuyên con cháu mình cần tránh những điều này cũng là vì họ có tầm nhìn xa trông rộng hơn chúng ta rất nhiều.
2.1 Không tranh giành đúng sai
Cuộc sống không chỉ có màu trắng và đen, một việc cũng không chỉ có đúng và sai. Vì thế nếu còn tranh cãi về đúng hay sai, hoặc tranh giành để cố tỏ ra mình đúng, người ta sai chỉ khiến cho tình cảm rạn nứt chứ không làm cho tình hình khá lên.
Cũng là một vấn đề nhưng theo thời gian góc nhìn của bạn còn thay đổi vậy nên đừng vội vàng chắc chắn 100% chỉ vì muốn mình là người chiến thắng, giỏi giang.
2.2 Không tranh giành thể diện
Nhất là khi bị ai đó nói khuyết điểm của bản thân, nhiều người tức giận, nuôi hận trong lòng hoặc tìm cách trả thù.
Hoặc trong một số tình huống một người bị giáng chức, thất thế liền trở nên điên loạn vì họ không chịu chấp nhận mình thua cuộc, cảm thấy bị mất thể diện với cấp dưới, với mọi người xung quanh.
Thể diện thực sự không phải là thứ người khác mang lại, nó có được là khi bạn xuất sắc, khiêm nhường, đối xử tốt với mọi người và một cách rất tự nhiên là bạn sẽ nhận được sự công nhận của người khác .
2.3 Không tranh giành được mất
Sự thật là trong cuộc sống này, không phải là người luôn đúng, luôn khôn ngoan thì gặp may, ngược lại có những người được xem là khờ, là dại, còn chẳng cần tính toán gì nhưng cuối cùng lại được hưởng lợi. Thế nên mới có câu: Thánh nhân đãi kẻ khù khờ là vậy.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: