Tráo đổi tem mác - Khi niềm tin và sự trung thực bị đánh rơi ta còn lại gì?

Thứ Ba, 19/11/2019 08:06 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Có thể ngày xưa chúng ta chưa đủ văn mình để quan tâm tới việc gian lận xuất xứ nhưng ngày nay để hội nhập với kinh tế thế giới thì việc này là cấp bách, tối quan trọng với bất cứ ai.

Không thể xem nhẹ việc gian lận xuất xứ


Nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay vì lợi nhuân, vì muốn sống sót qua giai đoạn cạnh tranh giá căng thẳng đã tiến hành yêu cầu đối tác Trung Quốc gia công hàng hóa rẻ, kém chất lượng và nhập khẩu vào Việt Nam hoặc bán sang các quốc gia khác, gây ra việc nghi ngờ, mất niềm tin của người tiêu dùng đối với hàng hoá trong nước.

Qua sự việc các thương hiệu Việt lớn từng được người tiêu dùng như Khải Silk, Seven A.M,... lợi dụng lòng tin để tư lợi cho doanh nghiệp đã càng dấy lên nỗi hoang mang cho mọi người tron thời gian gần đây.

Việc gian lận xuất xứ hàng hóa hơn bao giờ hết hiện đang là mối lo ngại lớn đối với doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế thương mại nói chung. Nhiều vụ việc xảy ra như trên không chỉ gây nhầm lẫn mà còn thiệt hại cho người tiêu dùng, làm ảnh hưởng đến uy tín các mặt hàng sản xuất cùng chủng loại trong nước.

Đã đến lúc không chỉ doanh nghiệp mà chính mỗi người tiêu dùng cũng nên học cách để tỉnh táo hơn trong việc gian lận xuất xứ, đẩy lùi hiện tượng xấu này trong xã hội. Xem thêm: Những câu nói hay về sự dối trá đang suy ngẫm nhất đời người

Việc này là cần thiết, không nên xem nhẹ chút nào vì về lâu dài sẽ dẫn đến nguy cơ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị các nước điều tra, áp thuế chống bán phá giá, thuế tự vệ, thuế trợ cấp ở mức rất cao, gây thiệt hại cho các nhà sản xuất Việt Nam. 

Khi hàng hóa của Việt Nam có nguy cơ mất uy tín trên thị trường quốc tế hoặc bị hạn chế xuất khẩu vào các thị trường này nếu bị phát hiện và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Có thể nói, điều này không chỉ khiến doanh nghiệp Việt thua thiệt trên trường quốc tế, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức cạnh tranh của ngành hàng trong nước.

Và hiện tượng thất nghiệp hàng loạt là điều khó tránh khỏi, ảnh hưởng trực tiếp đến các gia đình khi các công nhân là nguồn lao động chính mang về thu nhập cho gia đình.

Mục tiêu chính của các doanh nghiệp là tạo công ăn, việc làm cho công nhân chứ không chỉ là gian lận, tư lợi về bản thân mà bất chấp việc nó ảnh hưởng tới nền kinh tế nước nhà ra sao. 
 

Gian lận xuất xứ - Lời nói dối ngọt ngào của những người tư lợi


Ngày càng nhiều mặt hàng ở Việt Nam bị bóc mẽ, cáo buộc có xuất xứ Trung Quốc nhưng “đội lốt” hàng Việt và đang trở thành mối lo ngại cho người tiêu dùng và doanh nghiệp trong nước.
 
Song song với đó là sự xuất hiện nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân làm ăn bất chấp, vi phạm trắng trợn, lợi dụng sự sơ hở của pháp luật và các cơ quan quản lý nhà nước để trục lợi. Trong khi đó, cơ chế chính sách còn những kẽ hở, gây khó khăn cho các lực lượng chức năng. Tham khảo: Họa phúc tại miệng, 4 khẩu nghiệp gánh cả đời không hết

Hành vi gian lận, giả mạo xuất xứ Việt Nam, ghi nhãn hàng hóa tại nước ngoài trước khi nhập khẩu về Việt Nam để tiêu thụ trong nước phổ biến đã lâu nhưng chúng ta chưa kiểm tra chặt chẽ. Ví dụ như hàng hóa khi nhập khẩu về Việt Nam đã ghi sẵn dòng chữ “Made in Vietnam” hoặc trên sản phẩm và/hoặc bao bì sản phẩm, phiếu bảo hành đều ghi bằng tiếng Việt các thông tin về nhãn hiệu, địa chỉ trụ sở, trang web, trung tâm bảo hành tại Việt Nam.
 
Vì thế, cho dù chúng ta có ra điều luật, điều lệ gì mới thì cũng chỉ là tạm thời vì không tránh khỏi việc có lỗ hổng cho những kẻ mưu mẹo luôn tìm cách lách luật. Việc này không chỉ ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp làm ăn chân chính, ảnh hưởng tới uy tín của hàng hóa Việt Nam, môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam.

Nhưng trước khi nói tới việc áp dụng pháp luật hay bất cứ điều gì tương tự thì tại sao chúng ta không tìm cách làm ăn chân chính mà lại cố gắng tìm cách để tìm lỗ hổng để làm giàu nhanh. Thử tưởng tượng xem thế giới này ai cũng chỉ nhằm mục tiêu thu lợi về mình bất chấp hậu quả thì cuộc sống nhiễu nhương tới mức nào?
 
 

Việc thành thật có quá khó?


Đúng là quá khó đối với người không quen trung thực!

Thực tế là những người chủ doanh nghiệp này không nghĩ tới tương lai dài hạn, họ chỉ chăm chăm thu tiền bạc về mình trong thời gian ngắn không cần biết tương lai công ty của mình sẽ đi về đâu. Khái niệm làm ăn thật thà hay xây dựng một công ty trường tồn không nằm trong kiến thức của họ. Mục tiêu của họ chỉ là tậu thêm xe sang mới và nhà cửa to lớn, đẹp đẽ hơn mà thôi.

Có lẽ, việc chúng ta nói lời thật thà, làm ăn chân chính là việc khó vì từ nhỏ hầu hết chúng ta đã được các bậc phụ huynh dạy cho rằng phải là khôn ngoan, mưu mẹo kẻo thua thiệt. Với tư tưởng này từ lúc còn là đứa trẻ thơ ngay dường như đã ăn sâu vào trong máu nên chúng ta cảm thấy khó hiểu khi ai đó tử tế với mình.

Đã đến lúc thế hệ trẻ - tương lai của đất nước nên tự tìm cách thay đổi bản thân mới mong thích nghi để hợp tác với bạn bè quốc tế. Vì con đường làm ăn với người dân trong nước hay bạn bè thế giới đâu chỉ là ngày một ngày hai, nó còn là việc xây dựng nền tảng tốt cho tương lai con cháu của chúng ta sau này cơ mà!

Trong khi giao thương người ta có ký kết hợp đồng bằng miệng, lời nói ra là đã đủ cam kết, thực hiện cho đến cùng thì chúng ta vẫn còn có thói quen "lật lọng", lừa dối cho dù điều đó đã viết trên giấy trắng mực đen? 
 
 

Tại sao không học tập chữ "Tín" của người Do Thái?


Thử hỏi với một doanh nghiệp có năng lực sản xuất 10 tấn hàng hóa, nhưng lại xuất khẩu tới 20, 30 tấn thì phần chênh lệch này sẽ ở đâu ra? Xem ra chữ tín trong kinh doanh không còn quan trọng bằng lợi nhuận. Thậm chí họ còn chẳng để ý tới lợi ích kinh tế của đất nước vì dễ thấy rằng, những vụ việc gian lận thương mại như trên sẽ vô tình làm các đối tác nghi ngờ và thực hiện các biện pháp phòng vệ đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam, từ đó ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động xuất khẩu của hàng hóa từ Việt Nam.

Điều nguy hại nữa là Việt Nam có thể bị biến thành thị trường phụ thuộc vào các mặt hàng nhập khẩu chiến lược nếu không có giải pháp cụ thể, quyết liệt chống hàng lẩn tránh xuất xứ, điều tra chống bán phá giá, điều tra việc trợ cấp từ Chính phủ các nước.

Trên địa bàn cả nước, tình trạng gian lận thương mại đang diễn ra trên các tuyến, ngày càng phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, với thủ đoạn hoạt động rất tinh vi nhằm tránh sự kiểm soát của lực lượng chức năng. 

Trong kinh doanh, không có điều gì quan trọng bằng chữ TÍN vì đó là giá trị cốt lõi để người ta xác định có nên hợp tác lâu dài với ai đó hay không. Tại sao chúng ta không nhìn ra thế giới, không thử học tập người Do Thái.

Tại sao một dân tộc trải qua nhiều biến động lịch sử, không được thiên nhiên ưu ái đến vậy lại có thể phát triển kinh tế mạnh mẽ như thế? Câu trả lời là con người. Thực tế giới giàu có trên thế gian đều thừa nhận, họ đã thành công khi học được chữ TÍN ở người Do Thái. 

Những hợp đồng của người Do Thái dường như được trình lên trước mặt Chúa bởi hầu như họ không bao giờ vi phạm hợp đồng, kể cả đó là hợp đồng miệng, kẻ vi phạm sẽ bị đuổi ra giới kinh doanh của người Do Thái. 
 
Với lòng tin mãnh liệt của mình vào Chúa, họ hầu như họ luôn giữ uy tín, không bao giờ vi phạm hợp đồng. Điều này chứng tỏ, chữ tín quan trọng như thế nào đối với nhà kinh doanh Do Thái.

Vì thực tế chữ TÍN không chỉ đảm bảo cho bạn về tiền bạc mà còn là nguồn tiền dài lâu, chảy mãi không ngừng, vì thế, ta cũng nên học thói quen này cho mình, để dù một lời cam kết (hợp đồng miệng) cũng có giá trị như một bản hợp đồng viết có chữ ký. Mọi cái có thể thay đổi, song các điều khoản trong hợp đồng đã được ký kết thì không bao giờ thay đổi.

Minh Minh