1. Hình ảnh thân thuộc của chiếc giếng từ xa xưa
Không có thông tin chính thức về việc giếng ra đời khi nào nhưng giếng nước là nguồn sống, phục vụ cho mọi sinh hoạt của người dân trong làng nên nó còn được xem là cầu nối giữa trời, đất và con người. Trong tổng thể cấu trúc văn hóa tâm linh ở các làng quê, nếu cây đa có thần, chùa có Phật thì giếng nước có thủy thần, có thần mẹ nước.
Từ xưa tới nay còn lưu truyền các giai thoại xung quanh những chiếc giếng làng mang tính nhân văn, thể hiện nét văn hóa tâm linh của cộng đồng.
Đặc biệt, hiện nay ở những di tích đình, chùa, miếu, lăng tẩm, chúng ta vẫn thường thấy giếng cổ để làm minh đường cho di tích ấy. Do đó, những chiếc giếng này trở thành linh thiêng.
2. Lời cảnh tỉnh của cổ nhân khi gần nhà có giếng khô
Người xưa nhận định rằng nếu giếng trong sân cạn, thì trong nhà chắc chắn có người tàn tật. Tạm hiểu rằng có giếng khô gần nhà là dự báo có chuyện rủi, báo hiệu sự suy tàn và bất lợi của gia đình.
Giếng khô khiến âm khí xung quanh nó khá nhiều, do đó, người trong nhà dễ mắc bệnh. Giếng khô như là một cái bẫy khiến nhiều người có thể chủ quan và dễ gây ra sự cố, nhất là cho người già hoặc trẻ nhỏ trong nhà.
2.1 Tài lộc vơi dần
2.2 Danh vọng giảm sút
Làm việc gì cũng khó khăn, bị ngăn cản, và gia chủ dễ gặp tiểu nhân quấy phá, cơ hội thăng tiến cũng trở nên xa vời.
2.3 Bất hòa trong gia đình
Nó không chỉ có thể xây dựng bức tường cao cản trở dòng năng lượng tích cực trôi chảy trong nhà mà còn làm xói mòn đi hạnh phúc của gia đình.
Gần nhà có giếng khô cho thấy năng lượng âm xung quanh nó khá nhiều. Do đó, người trong nhà dễ mắc bệnh, tâm trạng căng thẳng, gia đình thiếu hoà thuận.
2.4 Thu hút năng lượng xấu
Khi giếng bị khô hoặc cạn, điều này ám chỉ sự cạn kiệt của năng lượng tốt, nguồn sinh khí bị gián đoạn. Thế nên cây cối quanh giếng héo úa: Môi trường xung quanh giếng khô thường kém sinh khí, cây cối khó phát triển.
Các yếu tố liên quan đến nước như giếng, hồ, ao, hay sông ngòi đều có ảnh hưởng sâu sắc đến vận khí của gia chủ nên khi giếng khô, thu hút năng lượng xấu thì cũng sẽ gây cản trở cho tài lộc, sự thịnh vượng và hạnh phúc của họ.
3. Câu chuyện cảnh tỉnh liên quan tới giếng khô
Thời gian đầu về làm dâu, cô vợ đối xử rất tốt với mẹ chồng, thế nhưng sau khi sinh con trai, công việc càng thêm chồng chất, cô đổi tính đổi nết. Mỗi lần nóng giận, cô còn đánh đập mẹ chồng và quát rằng: "Đúng ra bà phải hầu hạ tôi vì tôi đã sinh ra cho bà người nối dõi".
Trước mặt mọi người, cô vẫn tỏ ra là một cô con dâu hiếu thảo, chăm lo cho mẹ chồng. Nhưng thời gian ngắn sau đó, bà mẹ chồng không chịu được nên kiệt sức, thường xuyên có hiện tượng chóng mặt, nôn mửa.
Có lần bà ngất xỉu bên giếng, cô con dâu quát mắng: "Bà đừng giả chết nữa. Nếu không dậy tôi sẽ đẩy bà ngã xuống luôn".
Cậu con trai về chịu tang mẹ nhưng cũng không hay biết sự độc ác của bà vợ. Sau tang lễ của mẹ chồng hai tuần, giếng nhà họ bỗng đục ngầu không thể sử dụng được nên cô con dâu mang con trai về bố mẹ đẻ, tin rằng vài ngày nữa sẽ ổn.
Lúc này cả làng xôn xao không hiểu vì sao một cái giếng ước đang sạch, uống rất ngọt mà trở nên đục ngầu như thế. Sau đó 2 tuần, nó từ từ cạn kiệt, rồi giếng bị bỏ hoang.
4. Cần làm gì khi lấp miệng giếng?
Ngày nay, nhu cầu sử dụng giếng không còn nhiều, thế nhưng không phải khi nào cũng nên lấp miệng giếng. Giếng cũ nhưng còn sạch sẽ, thậm chí sử dụng nước trong giếng bình thường, thì ta có thể xem giếng như bể chứa nước ngầm, chỉ cần đậy bằng tấm đan bê tông và tận dụng giếng để phục vụ cho sinh hoạt lúc cần thiết.
Trong tình huống nước trong giếng cứ thế cạn dần, tùy vào từng trường hợp mà ta quyết định đậy hay lấp miệng giếng lại cho phù hợp. Nếu nước trong giếng bẩn mà chỉ đậy miệng giếng, thì không thể xử lí triệt để được uế khí, do đó, ta phải xử lí lấp giếng.
4.1 Bước 1: Chọn người lấp giếng
Chọn người có niên mệnh là Lộ Bàng Thổ. Hiện tại có 2 độ tuổi phù hợp đứng ra làm chủ sự được cho việc lấp giếng đó là những người sinh năm 1990 và 1991.
Ưu tiên chọn người khỏe mạnh, may mắn, vui vẻ, sống đạo đức,… thì càng tốt.
4.2 Bước 2: Chọn ngày lấp giếng
Khi lấp giếng, nên chọn ngày trực “Trừ”.
Trực Trừ mang ý nghĩa là trừ đi những điều không không tốt, không phù hợp để thay thế bằng những điều tốt đẹp hơn.
4.3 Bước 3: Lễ xin lấp giếng
Không nên tùy tiền lấp giếng, cần phải làm một cái lễ. Nên làm mâm cúng để cảm tạ các vị thần linh, đã ban cho nguồn nước để gia đình sinh sống trong thời gian qua. Tiếp đến là xin phép các vị để được lấp lại giếng, nhằm phục vụ cho việc xây nhà.
4.4 Bước 4: Tiến hành lấp giếng
Đầu tiên, thả 5 loại đá thạch anh, tượng trưng cho 5 ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, xuống giếng. Tiếp đến, ta đổ cát vàng xuống.
Lưu ý phải là cát sạch. Tuyệt đối không đổ xà bần, đất bẩn xuống giếng. Cát tối thiểu phải đổ ngập mặt nước, sau đó mới đổ đất vào và nén thật chặt.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: