Thứ Hai, 05/12/2016 16:48 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Tiết Đại Tuyết là tiết khí thứ 21 trong số 24 tiết khí hàng năm. Dưỡng sinh trong tiết Đại Tuyết chú trọng nhất là căn cứ vào khí hậu và ngũ hành để bồi dững thân thể, cân dương bằng âm, giữ cho nhiệt độ lúc nào cũng hài hòa.
Bạn có biết:
24 tiết khí trong năm có những tên gọi gì, thời gian tương ứng, đặc điểm, ý nghĩa ra sao?
Dưỡng sinh trong tiết Đại Tuyết vô cùng được chú trọng bởi mùa đông chính là mùa bồi bổ, thu vào dương khí, năng lượng. Mùa này nếu biết cách chăm lo thì có thể nâng cao khả năng miễn dịch, xúc tiến trao đổi chất, đẩy lùi hàn khí.
Dưỡng sinh trong tiết Đại Tuyết còn điều tiết vật chất thay thế trong cơ thể, giúp chuyển hóa vật chất thành năng lượng tới mức độ lớn nhất trữ trong cơ thể, dương khí thăng phát, phát huy và xây dựng thể trạng, vô cùng cần thiết.
1. Sinh hoạt
Trong cuộc sống cần chú ý các khớp, phần eo, gáy và dưới chân, bụng, đan điền, giữ ấm phòng lạnh. Tham gia nhiều các hoạt động bên ngoài, thường xuyên vận động để thư giãn gân cốt và làm nóng cơ thể, tăng cường lưu thông khí huyết. Không nên thức khuya, duy trì giấc ngủ đầy đủ trước 11 giờ tối.
2. Ẩm thực
Cháo khoai lang là món ăn dưỡng sinh vô cùng đơn giản nhưng hiệu quả trong tiết Đại Tuyết giá lạnh. Khoai lang có tinh bột, lại có chất ức chế tế bào ung thư, cùng với các anbumin kết hợp nâng cao sức đề kháng. Thu đông ăn khoai lang có thể phòng táo bón, tránh khô háo nhưng chú ý, không nên ăn nhiều.
Phong tục quen thuộc trong tiết Đại Tuyết mà ngày nay vẫn được các đồng bào vùng cao lưu giữ là muối thịt. Có câu “Tiểu Tuyết muối dưa, Đại Tuyết muối thịt”, khí lạnh đến là lập tức phải chuẩn bị đồ ăn dự trữ. Bất kể là gia cầm hay hải sản đều có thể dùng phương pháp chế biến truyền thống, thêm nguyên liệu để muối măn, phơi khô, thành món ăn chống lạnh.
Ngoài ra, cần chú ý bổ sung các loại thực phẩm nhiều đường, mỡ, anbumin và vitamin để bổ sung năng lượng tiêu hao do giữ ấm.
3. Ủ ấm
Dưỡng sinh trong tiết Đại Tuyết cần bảo vệ cẩn thận cổ, vai và ngực, tránh để hàn khí xâm nhập. Với người cổ họng không tốt, xương cổ yếu thì phải thường xuyên mang áo cao cổ, quàng khăn. Ngực, lưng và chân không được để hở, nên ngâm chân nước ấm trước khi đi ngủ và xoa bóp toàn thân để khí huyết lưu thông.
Tiết Đại Tuyết sương giăng, đông giáĐại Tuyết là một trong 24 tiết khí tính toán thời gian bốn mùa trong năm. Tiết Đại Tuyết bắt đầu từ ngày 6 hoặc 7 tháng 12 đến 21 hoặc 22 tháng 12.