Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Dưỡng sinh đúng cách trong tiết Sương Giáng

Thứ Sáu, 21/10/2016 15:37 (GMT+07)

Thời gian trôi nhanh, tiết Sương Giáng đã đến. Hãy tuân thủ những nguyên tắc dưỡng sinh theo ngũ hành dưới đây để nâng cao sức khỏe, bảo vệ thân thể, trải qua một mùa đông giá lạnh thật bình an.


Duong sinh dung cach trong tiet Suong Giang hinh anh 2
Dưỡng sinh đúng cách trong tiết Sương Giáng 

Bạn có biết: 24 tiết khí trong năm có những tên gọi gì, thời gian tương ứng, đặc điểm, ý nghĩa ra sao?

Mệnh lý học cho rằng, tất cả vật chất trên đời đều từ 5 loại vật chất co bản là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ cấu thành qua quá trình vận động, biến đổi. 5 loại vật chất này luôn tồn tại quan hệ tương sinh tương khắc “sinh khắc chế hóa”. Điều này để duy trì trạng thái cân bằng tự nhiên của sinh thái và hà hòa sinh lý cơ thể.
 
Tiết Sương Giáng là thời điểm cuối thu, thuộc ngũ hành Kim. Căn cứ vào quan điể dưỡng sinh theo Đông y thì cần chú trọng nhất là các nội tạng ben trong cơ thể như gan, tim, tỳ, phổi, thận, lấy ngũ bù ở bốn mùa làm cơ sở chính (xuân muốn thăng bù, hạ muốn thanh bù, trường hạ muốn nhạt bù, thu muốn bình bù, đông muốn ôn bù).
 
Tiết Sương Giáng lấy bình bù làm nguyên tắc, dùng ẩm thực để bồi dưỡng cân bằng âm dương trong cơ thể, không quá vượng dương cũng không quá thịnh âm. Người xưa tích lũy rằng, dưỡng sinh cả năm không bằng bồi bổ trong tiết Sương Giáng, vì thế hãy lưu ý để có một cơ thể khỏe mạnh.
 
Chú ý bệnh về đường hô hấp, nên ăn các loại quả bổ phổi trơn họng như lê, táo, quả trám, bạch quả, ngân hạnh, hành tây, rau cải, củ cải. Kết hợp với xoa bóp nghênh ương huyệt (hai bên cánh mũi). Hàng sáng luyện giọng để thông phổi, nhuận họng, tiêu đờm.
 
Duong sinh dung cach trong tiet Suong Giang hinh anh 2
 
Mặt khác, tiết Sương Giáng trời đã chuyển lạnh nên các bệnh dạ dày, ruột rất dễ phát sinh. Người cao tuổi chú ý bệnh xương khớp tái phát gây khó khăn trong việc đi lại, bệnh viêm phế quản gây khó thở. Mùa này cần bồi dưỡng dạ dày, ăn các món dễ tiêu, không ăn quá cay, quá lạnh, kiêng thuốc lá, rượu bia. Lấy nhạt làm vị chính trong các bữa ăn.
 
Đặc biệt, mùa này có thể ăn hạt dẻ để dưỡng vị kiện tỳ, lưu thông  máu huyết, tiêu đờm, bổ thận cường gân, có lợi cho phổi. Ăn thêm rau chân vịt, cải bó xôi, bí đao, hoa quả theo mùa. Ngoài ra, nên ăn thịt dê, thịt thỏ có tính ấm, cân bằng âm dương trong cơ thể.

Tin cùng chuyên mục

X