Người xưa dạy rằng, một người không có đức thì không thể làm nên đại sự. Đức tuy là thứ có vẻ không hữu hình, nhưng lại giúp ta trong lúc nguy hiểm, có thể biến từ họa thành phước.
Cổ nhân nói về 5 Đức cần có làm gia tăng phú quý |
1. Khẩu đức
Sức mạnh của lời nói nhiều lúc còn đáng sợ hơn cả hành động vật lý lên cơ thể như đập đánh, vậy nên người xưa mới khuyên rằng "lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".
Không phải tự nhiên mà con người sinh ra vốn có hai mắt để nhìn, hai tai để nghe nhưng chỉ có một miệng để nói. Điều đó có nghĩa là ta cần quan sát, lắng nghe nhiều hơn gấp đôi việc nói.
Cổ nhân cũng từng khuyên rằng tu dưỡng “khẩu đức” chính là đem lại vận may cho mình. Khẩu đức quyết định vận mệnh, vận mệnh tốt con đường bước đi mới bằng phẳng, mới mong đạt được nhiều thành tựu trong cuộc sống.
- Thưa thầy, nói nhiều có lợi không?
Mặc Tử không ngần ngại đáp lời:
- Quan sát thêm một chút con sẽ thấy các loài cóc, nhái kêu suốt ngày đêm nhưng liệu có ai để tâm đến tiếng kêu của chúng. Trong khi con gà trống chỉ cần mỗi sáng cất tiếng gáy vài lần nhưng “chấn động thiên hạ”. Ai nấy thức dậy và làm việc. Vậy nên nói nhiều thì có ích lợi gì? Chỉ có lời nói phù hợp với hoàn cảnh mới có tác dụng.
- Lời thối chí: Luôn tìm cách động viên bản thân cũng như người khác.
- Lời khi đang giận dữ: Lúc này mất bình tĩnh, nói lời khó nghe, dễ gây tổn thương.
- Lời oán trách: Không có ai trách nhiệm đối xử tốt với ta cả. Còn sống tốt với mọi người đó là lựa chọn của chúng ta.
- Lời tổn thương: ảnh hưởng cả cuộc đời của họ, còn bạn sẽ bị người khác oán trách.
- Lời khoe khoang: chẳng mang lại lợi lộc gì, chỉ dễ gây thù chuốc oán với người ghen tị mình.
- Lời dối trá: thì sớm muộn cũng nhận lấy quả báo.
2. Chưởng đức
Họ luôn nhận ra điều tốt đẹp trong một sự việc tồi tệ hay một người được xem là xấu xa. Khi họ đối đãi với người khác bằng sự rộng rãi, thoải mái trong tâm mình thì không thiệt mà lại được rất nhiều thiện cảm.
Dale Carnegie từng nhắc đến trong "Đắc nhân tâm": "Muốn cải thiện một người mà không làm cho người đó giận dữ, hãy bắt đầu bằng cách tặng vài lời khen thành thật".
Thế mới thấy rằng sự khích lệ công nhận những mặt tích cực của người khác sẽ là một nguồn động viên to lớn có sức mạnh diệu kỳ hơn là chỉ để ý vào những lỗi lầm, sai sót của họ.
Những người này đang tự tạo ra phước lộc cho chính mình vì chỉ từ những hành vi tốt đẹp, họ mới có thể duy trì được các mối quan hệ xã hội tích cực, mỗi người trong vòng tròn gắn kết ấy có thể càng cảm nhận được ý nghĩa và hạnh phúc của cuộc sống. Ngoài ra, lời khích lệ của bạn đôi khi có thể là cứu cánh cho một con người.
3. Diện đức
Trong cuộc đời này, dù người sang kẻ hèn, ai ai cũng có chút thể diện của bản thân, thậm chí người hành khất trên đường cũng không muốn bị dè bỉu khi họ xin ăn. Thế nên cho họ tiền cũng phải thể hiện sự đúng mực chứ không phải là ban phát.
Để giữ thể diện cho người thì có những việc bản thân biết rõ nhưng cũng đừng vạch lá tìm sâu. Điều đó thể hiện sự tinh tế, thấu hiểu, khiêm nhường. Cuối cùng thì giữ thể diện cho người khác cũng là giữ cho mình.
- Ngài vẽ bức tranh này rất có hồn. Trước đây tôi cũng từng vẽ tranh, khi hỏi ý của một người nông dân thì được biết con ve chuẩn bị bay đều hướng lên, hiếm khi chúc xuống. Tất nhiên, đây cũng chỉ là lời nói một phía của bác nông dân còn bản thân tôi cũng chưa từng tận mắt chứng kiến, nên không biết chính xác hay không.
Những kiểu người tu miệng nên cuộc đời phú quý cũng chỉ vì họ luôn có lý do để cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ, thường được mọi người quý mến, nể trọng và đặc biệt
4. Lễ tiết đức
- Ngài địa vị tôn quý, đức cao vọng trọng, không nên hạ mình như thế.
Trương Trạm trả lời:
- Có câu rằng "‘Đến cửa quan thì xuống ngựa, đánh xe đi chậm lại". Trước đây Khổng Tử cũng thể hiện sự hài hòa, cung kính trước dân chúng. Thế nên ta khi ở quê mình cũng phải làm điều lễ nghĩa, không thể xem đó là tự hạ mình được.
Thế nên không quan trọng bạn là ai, việc giữ lễ tiết luôn được ưu tiên vì có như thế bạn mới được lòng người khác, có được sự tin yêu thì làm ăn, mua bán gì cũng thuận lợi.
5. Tôn trọng đức
Sự tôn trọng cho bạn sức mạnh để ngăn chặn bất cứ ai vi phạm quyền lợi của mình cho dù họ là người lớn hơn. Có tôn trọng bản thân rồi bạn mới biết tôn trọng người khác, tôn trọng sự riêng tư, suy nghĩ của con trẻ, tôn trọng quan niệm sống, văn hóa,...
Nhiều người tự cho mình quyền đứng trên cao để phán xét hay cười nhạo người khác. Thấy người ta sai liền lập tức "bâu vào" xâu xé, chỉ trích không ngừng.
Thế nhưng, không thể dùng tâm thế ngạo mạn hoặc bất kính tổn thương lòng tự tôn của kẻ khác, cũng không nên dùng sự tự ti hay đố kị đối xử với mọi người. Chớ đánh giá bản thân mình quá cao kẻo tự hủy hoại cả đời người.
Trong cuộc sống, nên làm người khác cảm nhận được tôn nghiêm của họ. Nếu biết cho kẻ yếu sự tôn trọng thì càng cho thấy bạn hiểu chuyện.
Thế nên điều quan trọng bậc nhất cần phải tu dưỡng là tôn trọng người khác. Không làm được vậy thì không thể trách người không tôn trọng mình.
Cách tốt để thực hành là bạn hãy nghĩ đến cách bạn muốn người khác đối xử với mình và sau đó bạn hành xử với họ như vậy.
Tôn trọng đồ đạc của người khác, không gian riêng của họ.
Tôn trọng tôn giáo của người khác. Có thể không tin Phật, Chúa nhưng hãy thể hiện sự tôn trọng với những ai có niềm tin đó cũng là cách để tôn trọng sự khác biệt giữa bạn và người ta.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: