Khái niệm phúc và họa có thể chúng ta đã nghe qua khá nhiều nhưng để phân định đâu là phúc và đâu là họa một cách rõ ràng thì không phải ai cũng có thể hiểu rõ. Thực tế là có những điều tưởng là phúc nhưng là họa. Vì thế chúng ta nên học cách trang bị cho mình một tầm nhìn rộng hơn, tránh sự ngộ nhận và hiểu nhầm đáng tiếc.
Cổ nhân đã chỉ ra những điều tưởng là phúc nhưng là họa sau đây để chúng ta hiểu rõ hơn.
1. Tự nhiên có cuộc sống sung sướng
Kết quả là có ngày họ sẽ hết sạch phước của mình có được trong quá khứ và rơi vào hoàn cảnh khó khăn như phá sản, mất nhà cửa, vợ chồng con cái tan đàn xẻ nghé,... Thế nên sinh ra từ vạch đích chưa hẳn là điều đáng mừng như chúng ta vẫn nghĩ.
Ngược lại, trong khi đó, những người sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn lại không ngừng chăm chỉ làm lụng, qua thời gian họ có thể tạo nên cho mình cả cơ đồ khiến người khác ngưỡng mộ. Người sinh ra trong nghèo khó vô tình đã tập trung dành hầu hết thời gian của mình để tạo phước nên cuối đời họ được sống trong cảnh sung sướng cũng là điều dễ hiểu.
Vậy nên cổ nhân mới khuyên rằng bố mẹ không nên để lại tiền bạc, của cải cho con là vậy. Dù bọn trẻ sinh ra đã có cơ hội có cuộc sống sung sướng nhưng đừng để chúng chỉ có hưởng thụ mà không làm gì, thay vào đó nên để cho chúng được tự lập, tự tìm hành trang cho cuộc sống của mình.
Cổ nhân sống đủ lâu, có nhiều kinh nghiệm xương mấu để hiểu rằng con cháu không ai giỏi giang thì tiền tài để lại từ bố mẹ càng thêm vô dụng, thậm chí gây ra họa lớn cho cả gia đình phải gánh vác.
2. "Mặc chiếc áo quá rộng" với năng lực
Nhiều người chỉ vì bất chấp tất cả để tạo dựng cho mình một hình thức đẹp đẽ mà bỏ quên những giá trị ở bên trong. Khi tiếng tăm, quyền lực được đề cao quá mức, họ càng ảo tưởng về chính bản thân mình.
Việc có danh tiếng tưởng là được nhận nhiều phúc nhưng một khi không lường sức mình, nghĩ rằng đó là thực lực của mình thì cuối cùng lại thành họa. Giống như một chiếc cầu chỉ chịu được trọng tải ở mức độ nào đó, thế nhưng nếu một chiếc ô tô vượt quá trọng tải đó đi qua thì chắc chắn nó sẽ bị sập.
Lại có những người luôn tự hào về một số thành tích của bản thân, mong muốn được càng nhiều hơn trong khi thực lực không theo kịp sự mong đợi, từ đó mà thất bại.
Thế nhưng con người hiện đại không phải ai cũng hiểu điều này. Họ cho rằng mình không tham tiền là được, thế nhưng tham danh tiếng cũng là một loại tham mà ít người phòng tránh.
Hình thức, vẻ bề ngoài hay danh tiếng, địa vị… có thể khiến bạn cảm thấy tự tin, vui vẻ hơn. Nhưng chúng thường không bền vững cũng không thể giúp bạn chống đỡ cho sự rỗng bên trong.
Nhớ rằng danh tiếng hay những gì người ta ca ngợi bạn chỉ gây ra những cản trở không đáng có, nó có vẻ hấp dẫn lắm nhưng cũng chưa chắc đã là phúc. Tốt hơn hết là luôn giữ sự khiêm tốn, không ngừng học hỏi, tự bạn cảm nhận sự phát triển của bản thân mỗi ngày là đủ.
3. Hưởng thụ những thứ không thuộc về mình
Nói là "bẫy" vì ta không nhận ra mối họa có thể đến, vấn đề là ở thời gian nhanh hay chậm để mỗi người nhận lại cái họa khác nhau mà thôi. Cho nên cần phải thận trọng trong từng hành vi cử chỉ của mình, đừng vì mình mà hại người. Cái lợi trước mắt không bù nổi cái hại mai sau.
Lão Tử có câu: Họa là chỗ dựa của phúc, phúc là nơi ẩn náu của mối họa. Có nghĩa là họa là điều kiện tiên quyết của việc tạo thành phúc, nhưng phúc lại ẩn chứa nhân tố tạo thành họa.
Sống ở đời nên biết đủ, cho dù may mắn tới giúp bạn đổi đời cũng đừng vì thế mà thay đổi lối sống, "học đòi" cho bằng người ta. Tốt hơn hết là vẫn duy trì cuộc sống đơn giản. Hãy học cách bình thản với đời, thuận theo tự nhiên chính là một loại phúc.
Trong cuộc sống, có rất nhiều sự tình xảy ra, người ta không thể lập tức phán đoán được đó là họa hay là phúc. Vậy nên hãy luôn giữ thái độ thận trọng, cho dù là phúc khí hay tai họa đến với mình, đều nên học cách để mọi thứ tùy kỳ tự nhiên, bình thản đón nhận.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: