Thứ Tư, 12/04/2023 17:36 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Theo người xưa, có rất nhiều điều cần tránh để sống thọ nhưng những điều sau nhiều người hiểu nhầm nhất và cần tìm cách chỉnh sửa ngay lập tức.
1. Đang ra mồ hôi không nên ở nơi nhiều gió
Một trong những điều cần tránh để sống thọ mà người xưa khuyên đó là khi đang ra mồ hôi không nên ở nơi nhiều gió vì lúc này các mạch máu trên cơ thể đang giãn rộng, nếu gặp gió thì quá trình bài tiết mồ hôi sẽ bị ngưng lại.
Trong khi đó, thói quen của nhiều người vào mùa Hè đó là ngồi ngay trước quạt gió. Việc này có thể khiến bạn cảm thấy mát và dễ chịu nhưng gió phả trực diện vào người dễ tạo điều kiện cho hàn khí xâm nhập, gây tổn hại đối với thân thể.
Tốt hơn hết nên lau mồ hôi, sau đó lau bằng nước mát để làm dịu cơ thể trước khi ngồi quạt.
2. Mùa hè tránh khí lạnh, mùa đông tránh khí nóng
Vào mùa Hè mọi người thường bật quạt thấp nhất, điều hòa cũng thích để thật lạnh vì như thế mới mang lại cảm giác sảng khoái. Thế nên mới xảy ra không ít trường hợp đột tử vào mùa Hè khi mà chúng ta bị "sốc nhiệt" do bước ra từ hai môi trường quá chênh lệch về nhiệt độ.
Nếu trời nóng mà bật điều hòa quá lạnh sẽ khiến nhiệt độ phòng và nhiệt độ cơ thể giảm xuống nhanh hơn, nhất là khi bật quạt cả đêm, không tốt cho sức khỏe. Việc này khiến cơ thể không được phát nhiệt, làm suy giảm khả năng thanh nhiệt.
Một trong những điều cần tránh để sống thọ theo cổ nhân khuyên đó là tránh khí lạnh mùa hè và khí nóng mùa đông. Chỉ nên bật quạt ở số vừa phải, nếu phòng nhiều cửa sổ thoáng gió thì chỉ nên để quạt ở số nhỏ nhất.
Tương tự, mùa Đông cũng không nên sử dụng máy sưởi ở mức nhiệt độ cao. Khi bật máy sưởi như thế, cơ thể sẽ ra mồ hôi, khiến tinh khí bị rò rỉ ra ngoài.
3. Đi ngủ chớ bật đèn
Bật đèn ngủ là thói quen của nhiều người sợ bóng đêm, trong thực tế thì khi ngủ phòng càng tối càng tốt.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng bật đèn sáng khi ngủ gây bất lợi cho cho con người. Ánh đèn ngủ vào buổi tối cũng có tính chất tương tự như ánh nắng ban ngày, nó khiến cơ thể của bạn cũng "thức" và không hoàn toàn được nghỉ ngơi.
Nó tạo ra áp lực vô hình khiến cho chúng ta ngủ không sâu giấc và khó đi vào giấc.
Khi ngủ, cơ thể con người cần dương khí nhập "âm", mà ánh sáng lại khiến dương khí khó có thể "lặn xuống", dễ khiến tâm thần bất an, ảnh hưởng tới chất lượng của giấc ngủ, dẫn tới những căn bệnh nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Không những thế, việc này còn tác động tiêu cực tới thị lực của trẻ con. Chính việc bật đèn ngủ đã làm tăng nguy cơ cận thị lên gấp đôi, do võng mạc của trẻ khá nhạy cảm nên việc để ánh sáng quá lớn sẽ khiến mắt bị ảnh hưởng.
Các loại ánh sáng xanh và ánh sáng trắng có thể dễ dàng xuyên qua thủy tinh thể, gây nên tổn thương võng mạc, làm ảnh hưởng đến thị giác của trẻ.
4. Tránh để "đầu trần" vào buổi sáng sớm
Người xưa có quan niệm không nên để "đầu trần" vào buổi sớm vì họ lo lắng việc khí lạnh có thể xâm nhập vào bộ phận nhạy cảm nhất của cơ thể và khiến chúng ta đổ bệnh cho dù có khỏe mạnh tới đâu đi chăng nữa.
Theo Từ Văn Bật, buổi sáng là lúc dương khí khởi sinh, phát triển rất nhanh nhưng lại yếu ớt, dễ bị khí lạnh làm tổn thương.
Trong cơ thể, dương khí có đặc tính "đi lên" nên đầu chính là nơi hội tụ "dương khí" và cũng cần có dương khí nhiều nhất. Do đó, nếu sáng sớm ra ngoài không chú ý giữ ấm phần đầu, khí lạnh rất dễ xâm nhập, gây ra tật bệnh.
Nhất là ngày nay vì cuộc sống bận rộn nên nhiều người gội đầu vàng sáng sớm. Cơ thể của người mới ngủ dậy chưa hoàn toàn phục hồi các chứ năng trong cơ thể và lưu thông máu còn chậm. Nếu gội đầu ngay sẽ kích thích mạch máu não và gây khó chịu.
Nếu muốn gội đầu buổi sáng, nên gội sau khi ngủ dậy hơn 30 phút, nên gội nước ấm và cần dành đủ thời gian để sấy giúp tóc khô.
5. Không nên ở nơi âm u, thiếu sáng
Theo cổ nhân, một trong những điều cần tránh để sống thọ đó là không ở nơi âm u.
Việc sống ở nơi đủ ánh sáng rất quan trọng vì nó đảm bảo cho cơ thể của chúng ta được khỏe mạnh, có đủ dương khí đẩy lùi âm khí, thế nên "âm tà" không có cơ hội để xâm nhập.
Nếu một căn phòng không có ánh sáng mặt trời chiếu vào, âm khí sẽ nặng. Tương tự như vậy, nếu nhiệt độ phòng khá thấp, hàn khí sẽ dễ xâm nhập vào cơ thể.
Đối với những căn phòng không đủ sáng, nên có đèn để thắp sáng không gian, có thể duy trì nhiệt độ phòng ấm cúng.
6. Không sống ở nơi ẩm ướt
Tương tự như trên, việc sống ở nơi ẩm ướt cũng đồng nghĩa với việc ít dương khí, đây là nhân gây ra các tình trạng không tốt khác nhau của cơ thể.
Ngay cả khi thời tiết ẩm nồm, không khí ẩm ướt chúng ta cũng dễ bị mắc bệnh hơn vì đây là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi, gây nhiều bệnh. Nhất là các bệnh về đường hô hấp, sốt phát ban, sởi, thủy đậu, Rubella...
Do đó, trong những thời điểm mùa nồm ẩm thì chúng ta cần có giải pháp để giữ gìn vệ sinh môi trường sống, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể, chúng ta không nên ở lại những nơi ẩm ướt quá lâu, càng nên hạn chế sinh hoạt lâu dài ở những địa phương ẩm thấp.
7. Chớ ăn quá nhanh
Ăn nhanh là thói quen thường thấy của những người có cuộc sống bận rộn. Thế nhưng các chuyên gia khuyên rằng một bữa ăn nên kéo dài ít nhất 20 phút.
Việc này dựa trên thực tế là tốc độ truyền tín hiệu đã nạp đồ ăn của dạ dày tới não bộ luôn có một khoảng thời gian trễ nhất định, trung bình sẽ rơi vào khoảng 20 phút. Chính vì độ trễ này mà chúng ta vẫn tiếp tục nạp năng lượng dẫn tới nguy cơ thừa năng lượng.
Tốt nhất nên ăn chậm, ăn từ từ để kịp thời gian não bộ nhận được thông tin cũng như là cách để cảm nhận đồ ăn.
Thêm vào đó, “nguyên tắc ăn no 8 phần” là bí quyết sống khỏe từ bữa ăn của người xưa. Điều này có nghĩa là nên dừng ăn khi đã cảm thấy no 8 phần hoặc 80%, điều này giúp chúng ta không bị thừa calo và không bao giờ có cảm giác muốn bỏ bữa.
Vì sao cổ nhân khuyên: Nam dựa vào ăn nữ dựa vào ngủ?Nam dựa vào ăn nữ dựa vào ngủ là câu nói đúc rút kinh nghiệm của người xưa nhằm khuyên chúng ta biết tập trung đúng cách trong việc cải thiện sức khỏe của bản
8. Không nên vội mặc quần áo vừa phơi ngoài nắng
Một điều ít người biết đó là quần áo khi phơi nắng quá lâu cũng sẽ bị nhiễm "nhiệt độc". Do đó, tuyệt đối không nên mặc ngay lên người ngay.
Quần áo lấy vào sau khi phơi nắng cần có thời gian hạ nhiệt cho tới khi hết nóng để tránh làm hại cho cơ thể.
Ngược lại, cũng không nên mặc đồ bị ẩm, nhất là khi chúng ta hoạt động và ra mồ hôi nhiều khiến quần áo bị thấm ướt. Lúc này, lỗ chân lông trên cơ thể đang mở rộng, khả năng bị nhiễm lạnh tăng lên rất nhanh.
Vì vậy, khi nhận thấy cơ thể đã ra quá nhiều mồ hôi, đồ lót hay quần áo đã ướt, chúng ta nên nhanh chóng lau mồ hôi và thay trang phục khô.
9. Không nên ngủ nướng
Cổ nhân khuyên, nghe tiếng gà gáy, đừng cố nằm thêm, nghĩa là chúng ta không nên "ngủ nướng" kẻo ảnh hưởng tới sức khỏe.
Theo khoa học, việc này gây hại cho não, cho dù cố ngủ thêm 5-10 phút trên giường khi báo thức reo không mang lại cho ta giấc ngủ đủ để tái tạo năng lượng.
Hơn nữa, thói quen xấu này còn khiến cả não và cơ thể bị rối, lẫn lộn giữa việc thức và ngủ, gây đảo lộn nhịp sinh học - thứ chi phối sức khỏe thể chất, tâm thần và hành vi của chúng ta.
10. Đừng tốn quá nhiều thời gian xem các chương trình giải trí
Ngày nay ngày càng có nhiều chương trình giải trí với mong muốn giúp con người nghỉ ngơi, thư giãn thông qua những tiện ích. Thế nhưng việc này không thực sự tốt đẹp như cách chúng ta vẫn nghĩ.
Việc xem chương trình giải trí quá nhiều sẽ khiến cơ thể chúng ta mệt mỏi hơn, bớt hứng thú trong công việc.
Cổ nhân có câu: "Dưỡng sinh cốt ở dưỡng thần". Khi chúng ta quá chú tâm vào các chương trình giải trí, tinh thần dễ bị cuốn theo, sự chú ý dành cho tình trạng sức khỏe cũng bị giảm sút.
Trong Trung y thì tâm được xem là "vị vua của cơ thể". Thế nên nếu vua ham chơi, ham vui, quên việc làm thì các cơ quan khác không nhận được lệnh cần chăm sóc cơ thể, cuối cùng sẽ gây mất cân bằng.
Hãy nhớ rằng để sống khỏe, người xưa lấy việc dưỡng sinh là tôn chỉ. Họ luôn tìm kiếm sự bình yên trong nội tâm giữa môi trường ồn ào xung quanh.
Họ không cần xem cái gì cho giải trí mà luôn thư giãn ngay cả khi bận rộn nhất để có thể hoàn thành mọi việc trong một tâm thái an hòa.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: