- 1. Thiên tai, Nhân họa hay khủng hoảng niềm tin?
- - Thiên tai, động đất, đại dịch
- - Không thể so sánh người Nhật hay người Việt
- - Người Việt Nam - Không phải đại đa số
- 2. Thế giới xúc động trước bài học tình người từ người Nhật
- 3. Bài học tự răn mình từ tấm gương của Nhật trong đại dịch cúm corona
- - Phải là người cương trực
- - Chân thật tuyệt đối
- - Phải là người nhu hòa
- - Biết hài lòng
- - Sống thanh đạm
1. Thiên tai, Nhân họa hay khủng hoảng niềm tin?
Thiên tai, động đất, đại dịch
Tương tự như trận đại dịch cúm này, cách đây vài năm, Nhật Bản xảy ra thảm họa động đất. Có câu chuyện thực tế từ một nguồn Facebook về 1 cặp vợ chồng rằng:
Chị hỏi: "Tại sao, bình thường em vẫn đổ đầy bình mà ? Nhất là đang khủng hoảng, lỡ mai không còn xăng đổ thì sao?"
Không thể so sánh người Nhật hay người Việt
Nhưng chỉ vì có rất rất nhiều người, tích trữ cả trăm hộp trong nhà hoặc đầu cơ nhằm bán lấy lời, nên mới tức thời xảy ra khủng hoảng. Và dự là qua cơn khủng hoảng này, lượng khẩu trang, nước sát trùng tích trữ đó có thể xài đến vài năm.
Người Việt Nam - Không phải đại đa số
1 vấn đề luôn có 2 mặt. Ngoài những mặt tiêu cực, còn vô vàn những điều tích cực khác - Điều mà có lẽ cả thế giới cũng nên học tập từ người Việt Nam.
Không có người biểu tình, cũng chẳng có máy kéo, chẳng có biểu ngữ... nào ngăn những người Việt hồi hương về cội nguồn lúc khó khăn cả. Trong khi đó, bảo hiểm y tế cũng tuyên bố sẽ chi trả toàn bộ tiền điều trị cho các bệnh nhân nghi nhiễm virus nCov, không ai bị bỏ rơi trong cuộc chiến dịch bệnh corona cả.
Trong khi nhiều nước còn tranh luận về cách chữa trị cho bệnh nhân nhiễm virus corona, chúng ta đã chữa trị thành công cho 03 bệnh nhân, trong đó có một người có tiền sử bệnh ung thư.
2. Thế giới xúc động trước bài học tình người từ người Nhật
Giữa đại dịch cúm Corona với cách phản ứng khác nhau giữa các quốc gia không chỉ phản ánh được cách nhanh nhạy xử lý tình huống của họ mà còn cho thấy nhân cách của các công dân nước ấy.
Ở Việt Nam nhiều nhà thuốc cố tình tăng giá bán khẩu trang hoặc không bán vì muốn "tránh phiền phức"... vì họ chỉ tập trung tới lợi ích của mình mà quên mất người khác.
Trung Quốc thì thông tin không rõ ràng, thông suốt, không tìm cách ngăn chặn sớm khiến dịch bệnh lan tràn và cuối cùng số ca mắc bệnh tăng chóng mặt đến mức không kiểm soát nổi...
Trong khi đó, ở một khía cạnh khác, cả thế giới mới đây thực sự ấn tượng mạnh và xúc động khi nghe tin chính phủ Nhật Bản công bố chữa trị 100% cho người nhiễm bệnh không phân biệt quốc tịch, chủng loại visa, cũng sẽ không công bố quốc tịch của người nhiễm virus.
Đối với người Nhật, trước dịch bệnh, quốc tịch và chữa trị không liên quan đến nhau nên họ muốn toàn tâm, toàn sức chữa bệnh cho những ai đang mắc bệnh ở quốc gia của họ. Hành động và lời nói ấy tưởng rằng nhỏ thôi nhưng xuất phát hoàn toàn từ nhân cách cũng như trí tuệ của người đã thực sự được tu dưỡng qua thời gian.
3. Bài học tự răn mình từ tấm gương của Nhật trong đại dịch cúm corona
Tất nhiên chúng ta - những công dân trên toàn thế giới này còn xa lắm mới có thể sở hữu được trái tim yêu thương bao la như người Nhật vì nhân cách ấy được hình thành xuất phát từ nét văn hóa đặc biệt của họ đã nuôi dưỡng từ lâu đời.
Thế nhưng không có nghĩa là chúng ta thờ ơ, ta vẫn có thể học hỏi và thay đổi mình từ những việc nhỏ và nên thực hiện càng sớm càng tốt. Đừng để phí hoài bài học rung động lòng người mà người Nhật đã dạy cho chúng ta thông qua hành động, cử chỉ của họ.
Để có thể thực hành từ tâm thương yêu rộng lớn, không giới hạn, không phân biệt, không điều kiện là điều không dễ dàng. Điều này luôn là điều mà Đức Phật khuyến khích chúng ta nhưng chúng ta đã làng quên vì mải chạy theo những hư ảo của cuộc sống.
Chỉ khi nào tâm có đủ năng lượng ôm trọn tất cả mọi sinh vật sống, ôm trọn đau khổ của người, thương yêu “người dưng” như thể những người thân yêu của mình thì tâm đó mới có thể gọi là tâm từ vô lượng.
Phải là người cương trực
Những người cương trực tâm trí sẽ mở rộng, không phải bàn mưu tính kế nên họ chỉ cần thong dong bước trên con đường thẳng, rộng rãi, quang đãng. Vì thế, họ cũng có nhiều thời gian hơn để giúp đỡ người khác.
Những người có lòng thương yêu thật sự, lòng thương yêu không vụ lợi là người thẳng thắn, nghĩ sao nói vậy và làm đúng như đã nghĩ và nói.
Chân thật tuyệt đối
Người chân thật tạo nên sự tin cậy và tin tưởng sâu sắc để chúng ta yên tâm trong giao tiếp. Với người chân thật, ta nghĩ ngay đến người ấy như là nơi ta có thể cần đến mỗi khi gặp rắc rối trong cuộc sống và sẵn sàng mở lòng chia sẻ tâm tư.
Họ là mẫu người sống có nguyên tắc, có lòng tự trọng và can đảm, có hiểu biết sâu rộng để có thể vững vàng giữ tâm trong sáng, hiểu người, hiểu đời, hiểu câu chuyện của ta... để cho đi những lời khuyên quý giá.
Chỉ những người chân thật mới biết cách trao yêu thương thật lòng một cách vô tư, không toan tính và chúng ta có thể yên tâm nghĩ đến họ khi cần đến sự giúp đỡ tại một thời điểm ta sai bước, không còn vững chãi trong cuộc đời này.
Phải là người nhu hòa
Do vậy, những người có tính nhu hòa sẽ có nhiều cơ hội để giúp người và thể hiện lòng thương yêu của mình một cách hiệu quả. Nhu hòa vì thế trở thành một trong những điều kiện cần thiết trước khi muốn trao yêu thương một cách vô tư cho ai đó.
Biết hài lòng
Ngược lại, những người thường xuyên cảm thấy bất như ý sẽ hay so đo, tính toán, là người muốn nhiều thứ hơn những gì họ đang có. Vì muốn quá nhiều, họ trở nên bực bội, cáu gắt khi mọi thứ không theo dự kiến.
Có nhiều tâm tham trong lòng thì không thể thương yêu được ai, không có khả năng cho ai món gì, dù đó là vật chất hay tinh thần, đừng nói đến tình thương là cái không hề dễ cho!
Sống thanh đạm
Người sống thanh đạm có khả năng làm chủ cảm xúc của mình, ít bị chi phối của tiền tài danh vọng thì ta mới có tình thương yêu rộng lớn để tưới tẩm tâm mình và trải tình thương ấy cho mọi người được.
Con người sẽ cảm thấy gần gũi nhau hơn, dễ dàng mở lòng và mở lời hơn khi đến với người có cách hành xử nhã nhặn, khiêm cung dễ thương như vậy.
Những điều này không dễ dàng thực hành nhất là với những ai muốn nuôi dưỡng chúng thành thói quen, một phần của cuộc sống. Nhưng trước hết ta có thể kiểm soát cách cư xử ngông nghênh, bề trên của mình trước đây. Nhờ đó, chúng ta có thể đạt được mục đích vừa nuôi dưỡng lòng từ của mình, vừa giúp người một cách thực tế nhất mà không chuốc lấy sự rắc rối, khó khăn nào trước khi muốn giúp đỡ người khác.