Không chỉ dạy trẻ nói lời CẢM ƠN mà việc dạy con nói không đúng lúc cũng vô cùng quan trọng. Vì thế các bậc phụ huynh không nên bỏ qua việc này.
Tình huống cần biết nói: KHÔNG
Có bé còn ngay lập tức nhận lấy, bóc kẹo ra ăn ngon lành hoặc ngồi chơi ngay tại chỗ. Điển hình có 20 trẻ bị dụ dỗ bằng kẹo và tin khi người lạ bảo hôm nay được nghỉ học, sẽ đưa lũ trẻ đến một khu vui chơi cực kỳ mới lạ. Lúc cô giáo xuất hiện gọi lũ trẻ quay về, các bé còn không chịu về lại trường học.
Tuy chỉ là một buổi diễn tập nhưng việc này khiến các bậc phụ huynh dâng lên một nỗi lo ngay ngáy cho lũ trẻ. Sự thật là trẻ nhỏ rất dễ bị dụ dỗ, chúng không biết khi nào cần nói lời từ chối nên mới có sự việc như trên xảy ra.
Vì thế, trong những tình huống cụ thể sau, các bậc phụ huynh nên hướng dẫn bé nên học cách từ chối:
- Không nhận đồ vật hay lời rủ rê của người lạ;
- Không nhận món quà đắt tiền hoặc không phù hợp;
- Không thực hiện những việc chưa được cha mẹ đồng ý;
- Không giao lưu với bạn xấu;
- Không đi chơi quá muộn;
- Không uống bia rượu khi chưa đủ tuổi;
- Không cho người khác chạm vào phần nhạy cảm...
Hầu hết các bậc phụ huynh đã quá thiếu sót khi quên dạy con biết từ chối khi cần. Mà thực ra chính bố mẹ cũng thường xuyên là người cả nể và không dám nói không, vậy nên việc này không hề dễ dàng gì đối với tất cả mọi người.
Rút kinh nghiệm từ bản thân, bố mẹ vì vậy mà đừng để xảy ra sự cố mới dạy con vì khi đó tâm trí của chúng hoảng loạn, khó mà xử lý được tình huống. Do đó, tốt hơn hết là nên trang bị sẵn cho con những điều cơ bản để chúng có thể sử dụng khi cần.
Những hướng dẫn cụ thể, thiết thực trong việc dạy con thành tài theo chuyên gia Harvard dựa trên những nghiên cứu về những đứa trẻ trong thời gian dài. Vì thế,
Nói từ chối như thế nào cho lễ phép?
Tiến sĩ Lim Boon Leng, bác sĩ tâm lý học của Trung tâm sức khỏe tâm thần khuyên rằng: “Học cách từ chối một cách thích hợp và với thái độ cầu thị và có thể được chấp nhận bởi người khác sẽ giúp cho trẻ có thể nói lên suy nghĩ của bản thân mà không xúc phạm người khác”.
Khi trả lời, con cần phải cảm ơn trước khi từ chối để làm giảm đi cảm xúc tiêu cực ở người bị từ chối. Hơn nữa, đây là cách chỉ cho trẻ biết ghi nhận lòng tốt từ người đề nghị. Sau đó nói không đồng thời giải thích cũng giúp người đối diện hiểu rõ hơn tình cảnh của trẻ, chấp nhận lời từ chối mà không cáu giận, phật lòng.
Quan trọng nhất trong tình huống này đó là chú ý đến giọng nói, ngữ điệu để khiến người đối diện cảm thấy hợp lý, tránh gây xung đột.
Dạy trẻ cách nói không vì chúng rất dễ bị dụ dỗ bởi người lạ |
Học cách chấp nhận người khác nói: KHÔNG với mình
Trẻ con thường hay ăn vạ và sẵn sàng nằm lăn ra đất, khóc lớn, gào thét,... khi điều gì đó không theo ý chúng, ví dụ như không được bố mẹ mua cho một món đồ chơi mới hoặc không được ăn những thứ mà chúng thích, đang chơi vui thì bắt phải về...
Bạn phải lường trước được điều này, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng của con thì việc này lặp đi lặp lại nhiều lần, từ đó biết cách nói không phù hợp với con mà không tỏ ra bực tức, nóng giận quá mức.
Nghĩa là, trẻ cần học cách để cư xử một cách chín chắn và hiểu được rằng chúng không phải lúc nào cũng có thể đạt được tất cả những gì mình muốn.
Để rèn luyện kỹ năng này cho trẻ, cha mẹ không được tự cho rằng mình là người lớn, thích lấn át con trẻ lúc nào cũng được. Thay vào đó, hãy xem con là bạn, như là một người hiểu hết những gì bạn nói.
Cha mẹ cần học cách tôn trọng sự lựa chọn của con. Trong trường hợp sự lựa chọn ấy không tốt, hãy phân tích để giúp trẻ hiểu ra vấn đề.
Bất cứ khi nào nói không với con, bạn cũng cần phải giải thích rõ cho bé lý do tại sao bé bị nói “không”. Điều này sẽ khiến bé dễ dàng chấp nhận và có sự thấu hiểu câu trả lời hơn.
Dạy trẻ cách nói không và chấp nhận việc người khác nói không với mình là một kỹ năng rất quan trọng trong giao tiếp xã hội. Vì vậy, cha mẹ cần phải khéo léo lồng ghép những bài học này trong cuộc sống của con càng sớm càng tốt.
Có thể mới đầu bé không nghe, nhưng sau một thời gian được hướng dẫn cùng áp dụng cụ thể vào từng hoàn cảnh bé sẽ dần quen và hiểu ra vấn đề hơn đấy nhé.