Nguyên tắc 1: Khuyến khích con tự đứng lên
Nếu mong muốn khi trưởng thành, con vấp ngã vẫn có thể tự đứng lên được thì ngay từ khi còn nhỏ, lúc chúng mới chập chững biết đi, mỗi lần con ngã thay vì giúp đỡ con ngay mà nên bình tĩnh quan sát cách con tự đứng dậy. Nếu cần hãy hướng dẫn thêm cho con để chúng biết cách tự mình rút kinh nghiệm.
Đó là cách nuôi dưỡng cho con sự nghị lực từ nhỏ, đừng đợi chúng lớn lên mới chỉ bảo kẻo lúc đó đã quá muộn.
Với vai trò là ông bố, bà mẹ chúng ta luôn có mong muốn bảo vệ con bằng mọi cách, thế nên ai chẳng "xót" con, và chẳng dễ dàng gì khi để con tự ngã, tự đứng lên. Thế nhưng ta vẫn cần phải làm vậy để tạo cơ hội tôi luyện tinh thần con trẻ, giúp chúng vượt qua nỗi đau thân thể, tiếp tục cất bước tiến lên phía trước.
Không những thế, trong các công việc hàng ngày cũng đừng vội vàng giúp đỡ con mọi thứ từ dọn nhà cho tới xếp đồ chơi hay thậm chí là cả việc học tập. Khi ta cố gắng loại trừ hết mọi “hiểm nguy rình rập” có thể xảy đến thì sẽ khiến trẻ mất dần đi kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Hướng dẫn trẻ thấy rằng cách tốt nhất để chinh phục nỗi sợ là đối mặt với những nỗi sợ đó.
Ngay cả những việc như: Chữa bài tập về nhà cho con, kiểm tra xem con có thiếu đồ dùng học tập nào hay không trước khi đến trường, liên tục nhắc con lưu ý những việc cần làm… Cứ như vậy, cha mẹ sẽ trở thành bảo mẫu của con.
Hãy để con được tự làm theo ý chúng, nếu phạm sai lầm thì chúng nhận bài học của điều đó, một lần con chưa học được gì nhưng vài lần tới con sẽ tự ý thức hơn việc mình làm. Hãy dạy con được thất bại vì đó là cách bạn cho chúng sức mạnh, đôi cánh bay xa và cao hơn.
Bố mẹ thay vì cố giúp chúng mọi thứ hãy đồng hành và quan sát, nếu có sai sót, hỏng hóc, cha mẹ hướng dẫn con cái học hỏi từ chính những sai lầm của mình để chúng phát triển khôn ngoan hơn, mạnh mẽ hơn. Sự buông lỏng có giới hạn sẽ khiến cho con bạn trở nên kiên cường và dũng cảm.
Nguyên tắc 2: Làm bạn với con trai
Điều đó có nghĩa là ngay khi còn nhỏ hãy đồng hành, làm bạn cùng con, cho chúng cảm thấy sự tin tưởng.
Việc mắng chửi hay đánh đập con trai chỉ khiến chúng càng cứng đầu, không biết sợ là gì, thậm chí có đứa bị đánh càng đau càng không khóc, mặt càng lì ra.
Thế nên đừng áp dụng cách xưa để dạy con thời nay. Thay vì đòn roi thì nên học cách làm bạn với con, hãy chia sẻ buồn vui cuộc sống cùng con trai của bạn, tôn trọng ý kiến của con.
Tất nhiên khi trẻ làm sai thì cũng phải có sự kỷ luật, cha mẹ giải thích nguyên nhân, tác hại của lỗi do mình gây ra, kèm theo hướng dẫn và cách khắc phục. Kỷ luật sẽ giúp trẻ chủ động tích cực cải thiện bản thân qua việc mắc lỗi thay vì sợ hãi.
Tuy nhiên, làm bạn với con không có nghĩa là chúng tự đưa ra quyết định gia đình ăn gì vào tối nay hay gia đình đi đâu vào kỳ nghỉ sắp tới… đó là quyền hạn vượt quá khả năng của con trẻ.
Dù làm bạn với con trai nhưng trong một chừng mực, giới hạn nào đó mà thôi, còn nếu xem trẻ ngang hàng như người lớn trong nhà hoặc như cậu chủ cũng sẽ phát triển một cảm giác không lành mạnh về quyền lực khi chúng nhận thấy mong muốn của mình không bị giới hạn.
Bài học cuộc sống về 3 đứa trẻ phạm lỗi sau đây cho thấy 3 cách dạy con khác nhau dẫn cuộc đời chúng đi theo những hướng hoàn toàn khác biệt.
Nguyên tắc 3: Thừa nhận cảm xúc của mình
Thế nhưng ngay từ khi con còn nhỏ, bố mẹ càng phải khuyến khích con thể hiện cảm xúc của mình.
Đau ốm, buồn chán, thất vọng, lo lắng… là những cảm xúc thông thường và luôn hiện hữu trong cuộc sống. Hãy để các con được trải nghiệm những cảm xúc này, giúp chúng có cơ hội thực hành và tăng sức chịu đựng khi điều không thoải mái xảy đến.
Động viên quá sớm khi chúng buồn chán hay dỗ dành khi chúng bực bội có nghĩa là cha mẹ đã can thiệp điều chỉnh cảm xúc của con trẻ. Trẻ em cần phát triển năng lực cảm xúc một cách tự nhiên và cần học cách quản lý cảm xúc của chính mình.
Nguyên tắc 4: Không hưởng thụ quá sớm
Điều này có nghĩa là khi giáo dục con trai nên nghiêm khắc hơn, đặc biệt đối với khía cạnh vật chất. Hãy để con chịu khổ chút ít, để con trải nghiệm thất bại, rèn luyện tính tự lập và chịu trách nhiệm...
Nếu như việc gì cha mẹ cũng làm giúp thì trẻ em sẽ mất đi năng lực làm việc, khả năng chịu khổ và đối diện với những khó khăn và thất bại trong cuộc sống…
Nguyên tắc 5: Bồi dưỡng nhân cách từ nhỏ
Ví dụ như hàng ngày, bố mẹ làm việc nhanh cho xong, còn hơn là chờ chúng làm thì quá lâu thì lâu dần con sẽ không chủ động làm gì cả. Dù là con trai cũng cần biết làm việc nhà vì đó không phải là nghĩa vụ của riêng ai, mà là nhiệm vụ chung của tất cả các thành viên trong gia đình.
Một đứa trẻ đang mè nheo mà được chiều ngay thì ta được thảnh thơi, nhưng điều đó khiến con mất đi cơ hội vượt qua chính mình và học hỏi. Cha mẹ hãy kiên nhẫn để con tự vượt qua từng chướng ngại. Khi thành công đến, con sẽ tự tin hơn vào bản thân, cảm thấy mình có thể làm bất cứ điều gì nếu biết cố gắng.
Thời gian rảnh rỗi của con cũng không phải để chơi game, bố mẹ cần hướng dẫn các con làm việc nhà phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp chúng hoàn thiện các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống sau này và ý thức được trách nhiệm của bản thân khi là thành viên của gia đình, là công dân của đất nước.
Dạy con trai thành đại trượng phu là việc không dễ dàng gì, bố mẹ nên là người cùng đồng hành, giúp đỡ con cái một cách thiết thực, hướng dẫn chúng dần dần tích lũy những năng lực và phẩm chất của một người thành công.
Và trong quá trình nuôi dạy những cậu con trai thành công trong tương lai, cha mẹ cần phải vô cùng nỗ lực, bởi quá trình nuôi dạy con cái cũng chính là quá trình cha mẹ “tu dưỡng” bản thân mình.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: