Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Vì sao cổ nhân nói: “Đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông”?

Thứ Hai, 04/03/2024 10:51 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Với trí tuệ uyên bác, người xưa có thể nhìn vẻ bề ngoài của một người để biết họ giàu hay nghèo, cuộc sống an nhàn hay vất vả. Có một câu nói của cổ nhân mà đến nay người đời vẫn tấm tắc khen ngợi về ý nghĩa thực sự, đó là câu: “Đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông”.
 
Hà cớ gì người xưa lại nhìn vào đầu và chân của con người để phán đoán về đời sống vật chất của họ? Để rồi đưa ra kết luận: “Đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông”. Đi tìm ý nghĩa thực sự của câu nói này, ta càng thêm tâm đắc về khả năng nhìn người của tổ tiên.

Dau nguoi giau khong co toc, chan nguoi ngheo khong co long
 

1. Vì sao nói: “Đầu người giàu không có tóc”?

 
Có câu nói: “Cái răng, cái tóc là góc người”, ý muốn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của vẻ đẹp bên ngoài và nhắc nhở rằng khi gặp gỡ ai đó, cần hết sức để ý đến răng và tóc. 
 
Sở hữu mái tóc dài, dày, óng mượt là điều mơ ước của hầu hết mọi người. Thế nhưng bạn cũng đừng quá tự ti, nếu tóc của mình ít, đầu hói. Bởi theo quan niệm của người xưa thì đây là biểu hiện cho sự giàu có.
 
Bên cạnh câu nói “Đầu người giàu không có tóc”, cổ nhân còn khẳng định “Mười người đầu trọc thì chín người giàu có”. Vậy tại sao những người không có tóc, đầu trọc lại sở hữu cuộc sống sung túc, dư dả?
 
Xét về nhân tướng học, cổ nhân cho rằng, những ai đầu trọc thường có tướng mạo tốt, dễ thăng tiến trong sự nghiệp. Họ quyết liệt trong việc thực hiện mục tiêu nên thường có đường công danh rộng mở.
 
“Đầu người giàu không có tóc” còn ẩn dụ về về sự cố gắng, chăm chỉ của một người. Đa số quan niệm cho rằng, những người lao động trí óc sẽ có cuộc sống khấm khá, sung sướng hơn người lao động chân tay. 
 
Ở thời kỳ phong kiến, để phấn đấu làm quan, trở thành người có chức, có quyền thì phải cố gắng cả chục năm trời, thậm chí cả đời người. Những người làm quan to không chỉ có trí tuệ uyên bác mà còn sở hữu tài mưu lược. Để đạt được thành tựu rực rỡ, họ đã phải rèn luyện, học hành rất nhiều, đến nỗi cơ thể suy nhược, tóc rụng nhiều. 
 
Thực tế, khoa học cũng chứng minh, khi ta suy nghĩ, làm việc quá nhiều, sẽ khiến não không được nghỉ ngơi, từ đó làm tuần hoàn máu giảm và tế bào không được tái tạo, dẫn đến tình trạng rụng tóc. Thậm chí tóc cũng sẽ mau bạc hơn.
 
Như vậy, câu nói “đầu người giàu không có tóc” mang ý nghĩa rằng, những người kiên trì, nỗ lực, không ngừng học hỏi thì chắc chắn sẽ có cuộc sống đủ đầy, kể cả không giàu về vật chất thì chắc chắn cũng giàu có về kiến thức, kinh nghiệm sống.

Đừng bỏ lỡ:
Hãy nhớ điều này của CỔ NHÂN đã dặn: Lộc không vào cửa khẩn phúc không vào cửa hông
Lộc không vào cửa khẩn phúc không vào cửa hông là câu nói khá hay để thức tỉnh chúng ta trong quá trình tìm tới con đường giàu có hay tự do về tài chính - một
 

2. Vì sao nói: “Chân người nghèo không có lông”?

 
Hẳn chúng ta đều biết rõ, sự phát triển của cơ thể sẽ chịu ảnh hưởng ít nhiều của yếu tố môi trường. Theo một góc độ khác, đặc điểm trên cơ thể sẽ phần nào phản ánh điều kiện sống thường ngày của một người. Ví như người làm việc thường xuyên dưới ánh nắng thì nước da ngăm đen, người phải bốc vác nhiều thì da thô ráp.
 
Trái ngược với người giàu, cho dù là ngày xưa hay ngày nay, những người sinh ra trong gia cảnh nghèo khó thường có xu hướng làm việc chân tay nhiều hơn. Mà chủ yếu là làm nông trên những cánh đồng rộng lớn. 
 
Thời xưa, cách thức lao động còn thô sơ, không có bao tay, ủng chân, nên người nông dân phải lội chân đất xuống ruộng. Dù là mùa đông lạnh giá hay mùa hè nóng bức, họ vẫn hằng ngày “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Chân suốt ngày ngâm trong bùn đất đến nỗi chẳng thể mọc lông. Vậy nên mới nói “chân người nghèo không có lông” cũng vì lẽ đó.
 
Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, việc nhìn vào chân hay đầu của một người để đánh giá mức độ giàu nghèo của họ không còn phù hợp nữa. Thế nhưng, qua đó ta vẫn ít nhiều học hỏi được khả năng đánh giá, quan sát và kinh nghiệm sống của ông cha. Từ đó để nhắc nhở bản thân rằng, phải yêu thương, chăm sóc cơ thể mình, có như vậy mới giàu sang phú quý được.
 

Tin cùng chuyên mục

X