1. Trẻ nghịch ngợm
Tuy nhiên, thay vì trách mắng con thì các phụ huynh nên biết rằng đây là dấu hiệu trẻ thông minh. Từ đó, bố mẹ cùng hỗ trợ con trong quá trình hình thành nhân cách toàn diện từ cả thể chất lẫn tinh thần.
Trẻ càng thông minh, càng tò mò muốn khám phá mọi thứ xung quanh mình. Thế nên dù bố mẹ có căn dặn bao nhiêu lần thì dường như chúng vẫn không nhớ lời họ dạy, vẫn lặp lại những hành vi nghịch ngợm như chưa từng bị răn đe.
Nhiều bậc cha mẹ thường sẽ cảm thấy khó chịu, vì sao con mình không chịu ngồi yên một chút, vừa nói xong đã quên, không chịu nghe lời bố/mẹ khiến họ cảm thấy bực mình.
Thế nên, thay vì lo lắng và kìm kẹp bố mẹ nên hiểu rằng các con đang cố gắng học hỏi nhiều nhất có thể những thứ xung quanh mình, càng học trong thực tế nhiều chúng càng biết nhiều hơn.
Việc kìm kẹp con cái của ông bà, cha mẹ không hề có lợi cho sự phát triển thể chất và tinh thần của con. Càng cấm đoán càng khiến con dần ù lì và kém phát triển.
Hơn nữa, cha mẹ cũng phải nắm bắt khi nào con đang trong giai đoạn quan trọng của sự hình thành nhân cách, ví dụ như khủng hoảng tuổi lên 2, khủng hoảng tuổi lên 3. Giai đoạn này con học mọi thứ rất nhanh và con thường bướng bỉnh hơn.
Lúc này, cha mẹ có trách nhiệm làm cho trẻ tin tưởng vào bản thân và mở rộng tiềm năng của mình. Mục đích chính của giáo dục là khẳng định bản thân, khuyến khích trẻ, đánh giá cao trẻ, quan tâm đến trẻ, không kìm hãm hay so sánh chúng với người khác.
Những dấu hiệu trẻ thông minh nhưng bị hiểu nhầm |
2. Trẻ hay mơ mộng
Lời nói của trẻ thường không logic, quá mơ mộng, thế nhưng không có nghĩa là bố mẹ tìm cách phân tích rằng điều đó là không thể, hay không được là viển vông. Thực tế là không ít bố mẹ còn nổi cáu với con vì trẻ nói quá nhiều, nói những điều "ngớ ngẩn"...
Nhưng đó chính là cách trẻ tìm hiểu và mở rộng nhận thức. Bố mẹ nên kiên nhẫn lắng nghe, và tôn trọng ước mơ của trẻ và khuyến khích trẻ phát triển những kỹ năng cần thiết để đạt điều mình muốn.
Trong quá trình đó mà con có đổi ý thì cũng ở bên hỗ trợ chứ không phải mắng mỏ rằng: "Mày hay thay đổi, nay muốn cái này mai muốn cái kia", vì ai cũng có đam mê riêng, thực tế hay không thì không nên khẳng định quá sớm.
3. Trẻ hay khóc
Thế nên mỗi khi một đứa trẻ khóc thì bố mẹ thường mắng: "Lớn rồi còn khóc?", "Việc chẳng có gì phải khóc", hay "Không được khóc", "Con trai không được khóc nhè",...
Làm thế khiến cho trẻ sẽ nghĩ khóc là một việc xấu xa, không nên làm. Thế nhưng khóc là nhu cầu tự nhiên, cho thấy trẻ nhạy cảm với hoàn cảnh.
Thế nên cha mẹ hiện đại cần có cái nhìn khác, không được tước quyền con được khóc, được bày tỏ cảm xúc thật của mình.
Điều này không chỉ ảnh hưởng tới cảm xúc mà còn gây hại đến sức khỏe thể chất và tâm lý của con. Khi bạn cho phép chúng tự do trải nghiệm những cảm xúc khác nhau mới có thể giúp chúng phát triển toàn diện.
Cách dạy con khác lạ của Warren Buffett ở chỗ ông đã từ chối hầu hết các yêu cầu của con nhưng vẫn mang lại cho chúng sự tin tưởng mạnh mẽ vào chính năng lực
4. Con trưởng thành muộn
Thực ra, tốt hơn hết hãy để con được trưởng thành theo độ tuổi của nó, đừng ép con "chín" sớm bằng những bài hát người lớn hay cách cư xử như "ông/bà cụ non".
Những đứa trẻ bị "chín ép" thường ít hạnh phúc hơn, hay buồn hơn. Cha mẹ nên kiên nhẫn hơn, cho con cái cảm giác an toàn sẽ giúp con phát triển tốt và lành mạnh.
5. Chống đối những thứ con chưa giỏi
Hầu hết phụ huynh buồn vì con mình kém hơn so với các bạn về một khía cạnh nào đó và họ ra sức tìm cách cho con đi học thêm để bù đắp. Ví dụ như con không dám nói trước đám đông, họ liền cho con đi học khóa làm MC nhưng mãi không cải thiện được là bao. Thế nên khi chúng tỏ thái độ chống đối thì cho rằng con hư, không chịu nghe lời.
Con chống đối khi bị ép tham gia hoạt động con không thích là dấu hiệu trẻ thông minh. Vì tuy con còn nhỏ những đã thể hiện sự độc lập, có chính kiến, hiểu rõ bản thân như thế là điều rất quan trọng.
Ngược lại nếu một đứa trẻ thụ động, răm rắp làm theo lời của bố mẹ sẽ thường bất lợi hơn khi trưởng thành. Tương lai, có thể chúng sẽ trở thành người mà bố mẹ muốn chứ không phải chúng muốn.
Ngay cả chính chúng ta cũng không thích ai đó bắt mình làm thứ mình không thích, thế nên, bố mẹ thay vì ép thì nên hiểu con.
Người xưa có câu: "Sự hứng thú là người thầy tuyệt vời nhất của chúng ta." Vì khi chúng ta hứng thú với một điều gì đó thì chúng ta sẽ có động lực rất lớn để tìm tòi và học nó.
Đứa trẻ nào cũng có những lĩnh vực chưa giỏi, và nhiều bậc cha mẹ sẽ đăng ký cho con mình tham gia các lớp đào tạo để bù đắp khuyết điểm là việc không nên, chỉ lãng phí thời gian và tiền bạc.
Lời khuyên là nên tạo điều kiện thuận lợi để trẻ học những môn trẻ giỏi. Khi các con cảm thấy tự tin hơn trong những thứ con giỏi, con nổi bật thì con sẽ chủ động học hỏi thêm và trở nên tiến bộ hơn ở những môn chúng chưa giỏi.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: