Dấu hiệu người thiếu vận may, bản thân chưa sửa đổi thì KHÓ CỨU

Thứ Tư, 11/09/2024 17:54 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Dưới đây là dấu hiệu người thiếu vận may, những người này thiếu sự sáng suốt, cởi mở nên nếu có ai đó muốn giúp họ cũng không đón nhận, cuối cùng mãi chìm trong sự khổ đau do chính mình tạo nên.
 

1. Họ có tư duy cứng nhắc

 
J.B.Bactong có câu: "Cố chấp và bảo thủ là bằng chứng chắc chắn nhất của sự ngu si".

Những người cố chấp, cứng nhắc thường kém linh hoạt và cởi mở trong việc đón nhận thông tin. Thiếu đi sự khách quan, họ tin rằng những gì mình biết là đúng, của người khác là ở chiều ngược lại.

Họ có xu hướng dựa vào tư duy nhị nguyên, nghĩa là họ nhìn thế giới theo cách tuyệt đối. Họ không hiểu được sự tinh tế và có xu hướng đánh giá hành động của mọi người là hoàn toàn đúng hoặc hoàn toàn sai, không có chỗ cho sự thay đổi.
 
Carol Dweck, một nhà nghiên cứu từ Đại học Stanford, đã xác định rằng có hai loại hệ thống niềm tin, mà bà mô tả là khả năng phát triển và thay đổi của một người theo thời gian.
  • Niềm tin cố định: Một người có hệ thống niềm tin cố định nghĩ rằng họ không thể thay đổi bất cứ điều gì về bản thân.
  • Niềm tin phát triển: Một người có tư duy phát triển tin rằng họ có thể học hỏi từ những kinh nghiệm trong quá khứ và phát triển theo thời gian. 
Những người có tư duy cố định ít có khả năng thử những điều mới vì họ không tin rằng mình có khả năng thay đổi. Thậm chí có người muốn giúp đỡ họ cũng không thể vì tư duy của họ đã hoàn toàn khép kín, không chịu đón nhận bất cứ ý kiến nào vào cuộc sống của mình nữa.

Dấu hiệu người thiếu vận may

2. Họ vật lộn để giải quyết các vấn đề hàng ngày

 
Một dấu hiệu người thiếu vận may đó là họ luôn khiến một việc đơn giản trở nên rối tinh, phức tạp ngoài sức tưởng tượng.

Những nhiệm vụ vốn đơn giản với người thông thường khác nhưng họ lại khó hoàn thành. Họ có xu hướng ít lý trí và logic hơn những người khác, vì vậy những điều nhỏ nhặt có vẻ như là vấn đề lớn.
 
Tư duy của những người này không rõ ràng, thông tin thì không nắm bắt rõ, nên họ thường trong tình trạng vật lộn để nhìn thấy các mô hình và mối liên hệ giữa các thông tin, họ cũng vật lộn để tìm ra các giải pháp có vẻ hiển nhiên đối với những hiểu biết thông thường.  

Một việc nhỏ họ còn không xử lý nổi mà còn không biết lường sức, dám nhận nhiệm vụ khó, đảm nhận khoản đầu tư lớn, kinh doanh lĩnh vực mới mẻ,... thì thường xuyên thất bại, thậm chí không có cơ hội để nhìn thấy một tia sáng thành công với năng lực có phần hạn hẹp của họ.

Những người này nếu hiểu rõ điểm yếu, sẵn sàng dành thời gian học hỏi để quyết tâm thay đổi thì mới mong có cuộc sống sáng sủa hơn. Nhưng trong giai đoạn này, nhất định không nên "chạm" tới số tiền lớn kẻo vỡ nợ, phá hết tài sản đang có. Họ chỉ nên tập trung phát triển bản thân trong thời gian dài trước khi muốn nghĩ tới chuyện tiền bạc.
 

3. Họ lặp lại sai lầm của mình

 
Phạm sai lầm không hề đáng sợ, đáng sợ là lặp đi lặp lại sai lầm của mình mà không có dấu hiệu sửa chữa hay cải thiện nó.

Người thiếu hiểu biết thường thức sẽ mắc đi mắc lại những sai lầm tương tự, vì họ hạn chế khả năng phân tích hành động của chính mình, họ cũng không học được từ những sai lầm đã mắc phải trong quá khứ. Họ gặp khó khăn trong việc nhìn ra các mô hình và tạo ra mối liên hệ, điều này khiến họ lặp lại những hành vi mang lại cùng một kết quả.
 
Trong khi một người có hiểu biết thường ý thức mạnh mẽ việc sửa đổi bản thân. Họ có thể nhìn ra lỗi sai và điều chỉnh hướng đi cho tương lai, dám thử cách làm mới, thay đổi thói quen không phù hợp. 

4. Họ không nghĩ đến hậu quả

 
Không có được tư duy logic cơ bản nên những người hay gặp chuyện xui này cũng thường không nghĩ về việc hành động hiện tại của họ sẽ ảnh hưởng đến tương lai như thế nào.

Họ chỉ tập trung vào kết quả ngắn hạn, không nghĩ đến hậu quả, vì vậy họ chấp nhận rủi ro mù quáng khiến họ rơi vào tình huống căng thẳng hoặc khó chịu.
 
Một khi thiếu khả năng suy nghĩ về các lựa chọn dài hạn của mình, họ có xu hướng chỉ tập trung vào hiện tại nhưng cuối cùng kết quả ở hiện tại khá chóng vánh và tương lai là những ngày vô cùng khó khăn.
 
Ví dụ, một học sinh tránh làm bài tập về nhà chỉ nghĩ là không thích, không hứng thú. Họ không thể nghĩ đến hậu quả của việc không làm bài tập, điều này có thể khiến họ thiếu động lực học tập, thi lại vài lần mới đỗ đại học hoặc mãi mới có thể tìm được việc làm. 
 

5. Họ thờ ơ

 
Một dấu hiệu khác của một người ít nhận được cơ hội may mắn đó là họ cũng thiếu sự tò mò.
 
Thay vì thắc mắc mọi thứ diễn ra như thế nào hoặc hỏi về ý nghĩa sâu xa của chủ đề trò chuyện, họ chấp nhận những gì họ thấy trước mắt, xem đó là sự thật cuối cùng. Họ ít nghĩ về "tại sao" lại như thế, có điều gì ẩn sau những gì đang diễn ra hay không. Đọc một thông tin trên báo họ tin ngay đó là thật mà không hề kiểm chứng.
 
Theo lý thuyết khoảng cách thông tin do nhà tâm lý học George Loewenstein đưa ra, sự tò mò tồn tại khi ai đó nhận ra những khoảng cách trong kiến ​​thức và sự hiểu biết của họ, do đó, họ tìm kiếm thêm thông tin, không bao giờ vội vàng kết luận.
 
Các nhà tâm lý học khác cho rằng chức năng của sự tò mò là tạo điều kiện cho việc học tập. Sự tò mò thúc đẩy mong muốn tiếp thu kiến ​​thức của mọi người, điều này có thể cải thiện hiệu suất của một người trong môi trường học thuật và tại nơi làm việc.
 
Thờ ơ với những gì đang diễn ra, không tìm hiểu rõ vấn đề có thể khiến họ thụt lùi trên hành trình sự nghiệp, cản trở các cơ hội tốt có thể đến với họ.

 

6. Họ quá tin tưởng

 
Những người thiếu sự sáng suốt thường dễ tin người khác, điều này có thể dẫn họ đi theo những con đường không thực sự có lợi cho họ. Thực tế thì không ai thực sự đáng tin như vẻ ngoài của họ, nhưng cách cư xử với các niềm tin cũng phần nào phản ánh sự tinh khôn của một người.
 
Những người thiếu may mắn thường không giỏi đánh giá tính cách của mọi người và họ thường đặt niềm tin vào những người không phù hợp. Vì họ không tin vào trực giác của chính mình, họ có xu hướng trao niềm tin của mình cho những thế lực bên ngoài. Cuối cùng là tiền mất, tật mang, thậm chí còn không nhận ra lỗi của mình sau toàn bộ sự việc. Vì thế mà mọi người mới nói đùa với nhau những người này: Hết cứu!

Đừng bỏ lỡ: Top 8 cách mài giũa trực giác của bạn để dễ dàng ra quyết định KHÔN NGOAN
 

7. Họ không tự nhận thức

 
Có ý thức mạnh mẽ về nhận thức bản thân có nghĩa là một người hiểu sâu sắc về con người của mình. Những người này sẽ sống một lối sống phù hợp với các giá trị của mình. Họ xem xét các hàm ý đạo đức của công việc và thiết lập mối quan hệ với những người có lý tưởng phù hợp với họ.
 
Ngược lại, những người thiếu lý trí thường không thể suy nghĩ sâu sắc về con người của họ và điều gì là quan trọng đối với chính mình.

Tuy nhiên, theo nhà tâm lý học Nick Wignall, nhận thức bản thân có thể thay đổi và phát triển theo thời gian. "Đó là thứ bạn xây dựng thông qua thực hành".
 
Để phát triển ý thức về bản thân, Wignall gợi ý rằng hãy lắng nghe nhiều hơn là nói và chấp nhận cảm xúc của mình, thay vì ép buộc bản thân thay đổi cảm xúc.

8. Họ dễ nản lòng

 
Không tự trang bị cho mình những hiểu biết thông thường nên những người ít may mắn thường cũng có khả năng chịu đựng sự thất vọng thấp, đó là một phần lý do tại sao họ gặp khó khăn trong việc tìm ra giải pháp rõ ràng cho các vấn đề mà họ phải đối mặt.
 
Thay vì khai thác sự kiên nhẫn của mình và giải quyết các vấn đề phức tạp từng bước, họ trở nên choáng ngợp, tự huyễn hoặc những viễn carh không mong muốn và bỏ cuộc.

Chẳng cần đợi người ngoài hù dọa, chính họ cũng không tin vào khả năng của bản thân để làm những việc khó khăn, vì họ không hiểu thông tin được chấp nhận rộng rãi để tự tạo niềm tin cho mình nên họ dễ thất bại.

Thậm chí nếu may mắn có nhiều người động viên, hỗ trợ nhưng họ vì không đủ tin vào bản thân nên nhanh chóng bỏ cuộc ngay sau đó.

9. Họ thiếu quyết đoán

 
 
Dấu hiệu người thiếu vận may khác đó là thường xuyên gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định. Họ hoặc là suy nghĩ quá nhiều về các lựa chọn của mình, dẫn đến tình trạng mà các nhà tâm lý học gọi là "tê liệt phân tích", hoặc họ tránh suy nghĩ về các lựa chọn của mình, điều này cũng khiến họ bị kẹt trong trạng thái không muốn hành động.
 
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Frontiers in Psychology lưu ý rằng việc đưa ra quyết định có liên quan trực tiếp đến việc đánh giá, tức là biết bạn thích và không thích điều gì.

Đánh giá là bước đầu tiên cần thiết để lựa chọn, cho dù lựa chọn đó là điều nhỏ nhặt, như ăn gì vào bữa tối, hay điều lớn lao, như bạn muốn sống ở thành phố nào. Họ không thực sự hiểu bản thân muốn gì, cũng không tự đi tìm thông tin để dễ bề lựa chọn.
 
Những người thiếu sự sáng suốt thường đưa ra quyết định dựa trên ý kiến ​​của người khác, vì điều đó dễ hơn là hình thành ý kiến ​​cá nhân và tự mình quyết định điều gì đó.

10. Họ không lắng nghe trực giác của mình

 
Trực giác có thể được định nghĩa là khả năng đưa ra quyết định thành công mà không cần phân tích cụ thể, có chủ đích. Người không may mắn không phải là vì họ không có trực giác, chỉ là họ không chịu lắng nghe trực giác của mình mà thôi. 
 
Các nhà khoa học tâm lý từ Đại học South Wales đã khám phá ra một quy trình để đo lường trực giác. Nhà nghiên cứu Joel Pearson giải thích rằng mọi người sử dụng trực giác của mình như một phần của quá trình ra quyết định: "Chúng ta có thể sử dụng thông tin vô thức trong cơ thể hoặc não bộ để giúp chúng ta định hướng trong cuộc sống, đưa ra quyết định tốt hơn, nhanh hơn và tự tin hơn vào những quyết định mà chúng ta đưa ra".
 
Cũng giống như những người thiếu lý trí thường gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định và suy nghĩ dài hạn, họ cũng có xu hướng bỏ qua những gì tiếng nói bên trong mách bảo. Cuối cùng họ gặp thất bại thường xuyên hơn bất cứ ai khác và kêu trời tại sao mình không gặp may.

Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: