Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

3 đại kỵ lớn nhất của người xưa răn dạy chúng ta để tránh làm hao tổn phúc báo

Thứ Tư, 08/09/2021 10:00 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Những đại kỵ của người xưa đã được đúc rút kinh nghiệm sau những lần họ phạm sai lầm gây ra hậu quả đáng tiếc. Vì thế họ đã truyền dạy lại để cảnh báo cho cho người đời sau.
 
Sau đây là 3 đại kỵ của người xưa đã chỉ ra khá cụ thể nhằm giúp chúng ta có thể tránh phạm sai lầm đáng tiếc trong cuộc đời:

1. Đại kỵ đối với chính mình

 
Ăn uống: Kỵ nhất sự vô độ.

Chúng ta thường ham thích ăn của ngon vật lạ, thậm chí đồ càng đắt tiền càng thỏa mãn được "cái sĩ" của mình càng tốt. Thế nhưng theo người xưa ai tham lam vô độ, kể cả trong ăn uống thì cũng phải sớm lãnh hậu quả, do đó, chúng ta chỉ nên ăn vừa đủ, bữa ăn đơn giản đủ dinh dưỡng cơ bản là được.

Không chỉ trong việc tài chính mà kể cả trong ăn uống, biết đủ là gia tài lớn nhất mà ta có được vì thức ăn ảnh hưởng không nhỏ tới tinh thần, càng ham ăn thì càng gia tăng dục vọng, dễ mất kiểm soát, ăn càng nhiều và kéo theo cả bệnh tật. Thế nên mới có câu họa từ miệng mà ra.
 
Lời nói: Kỵ nhất lời ba hoa.

Không ít người tự mãn về bản thân nên thích ba hoa, khoác lác, thổi phồng mọi chuyện lên nhằm thu hút sự chú ý. Trong khi đó, sự thật là thùng rỗng kêu to. Đến khi người ta biết sự thật về mình rồi, sẽ mất đi sự tin tưởng, lâu dần sẽ không còn ai dám tin vào bạn nữa.

Công việc: Kỵ nhất đó là không nhìn nhận cái sai của mình.

Nhìn thấy cái sai của người khác đó là Thanh, nhìn thấy cái sai của mình đó là Tỉnh. Ai cũng dễ dàng nhận ra cái sai của người khác nhưng không dễ dàng thấy cái sai của chính mình và điều quan trọng là không phải ai cũng dám đối đầu với nó.
 
Có thể nhận mình sai đó là Thản (bộc lộ thẳng thắn), biết sai mà sửa đó là Thành. Quan trọng nhất là luôn sẵn sàng sửa sai, cố gắng hoàn thiện bản thân mình mỗi ngày vì "nhân vô thập toàn", ta luôn có một điểm yếu nào đó mà chính mình phải nhận diện để luôn cố gắng, nỗ lực mỗi ngày.
 
đại kỵ của người xưa
 

2. Đại kỵ trong đối nhân xử thế
 

Đối với cha mẹ: Kỵ nóng giận vô cớ, chê bai bố mẹ.

Con trẻ nông nổi, dễ nóng giận, bồng bột nói những câu khiến bố mẹ phật ý, tủi thân. Việc này xảy ra khá thường xuyên vì sự cách biệt thế hệ, cộng thêm việc bố mẹ luôn mong con cái nghe theo lời mình nhưng chúng lại thường phản đối, cố tình đi ngược lại những lời dạy đó.

Để bố mẹ không còn phiền lòng, hãy thể hiện thái độ tôn trọng đấng sinh thành, khi nóng giận cũng không được vô cớ trút lên họ. Đó là một trong những điều chớ làm với cha mẹ. Đừng vì bố mẹ yêu thương, dễ dàng tha thứ cho ta mà làm tổn thương họ hết lần này tới lần khác.

Nếu không hài lòng việc gì cũng hãy giữ bình tĩnh, tìm khi thích hợp ôn tồn giãi bày cùng cha mẹ.

Đối với người khác: Kỵ nhất thái độ ngạo mạn.

Chẳng ai thích giao thiệp với kẻ ngạo mạn cả. Nên nhớ, trăm sông đổ về biển lớn cũng chỉ vì biển thấp hơn sông. Muốn có được phúc báo thì nhất định phải thể hiện thái độ khiêm tốn, đừng chỉ vì có chút thành tựu mà đã xem thường người khác.

Người xưa có câu rằng: “Khiêm tốn được phúc báo, tự mãn chiêu mời họa”, cho thấy thái độ ngạo mạn chỉ khiến mình rước họa vào thân, tiêu tan phúc báo đang có mà thôi.

Người thông minh thì không bao giờ phải tỏ ra thông minh, thế mà người khác vẫn biết họ thông thái tới mức nào. Ngoài kia còn có nhiều kẻ "còn giòn hơn ta" vì thế hãy luôn tỏ ra khiêm nhường, học hỏi từ người thành công, bạn sẽ được nhiều hơn mất.
 
Giữa bạn bè: Điều tối kỵ giữa bạn bè là nghi ngờ vô căn cứ.

Có những việc vợ chồng hay bố mẹ không biết nhưng bạn bè lại biết. Họ là người có thể cùng ta chia sẻ vui buồn, thế nên xuất hiện sự nghi ngờ dù nhỏ thôi cũng có thể phá tan mối quan hệ tốt đẹp này.

Đã là bạn thì nên tin tưởng, còn khi không thể tin tưởng thì không nên làm bạn nữa.
 
cách đối nhân xử thế của người xưa
 
 
Trong gia đình: Kỵ nhất là không có quy tắc, kỷ luật. 

Để cho con được phát triển tự nhiên là điều đáng quý, thế nhưng nếu không có quy tắc gia đình thì chúng sẽ như cỏ dại mọc hoang vậy, chẳng thể nào trở thành cây cổ thụ lớn đứng giữa phong ba bão táp được cả.

Từ xưa đến nay, những gia tộc lớn, hiển vinh đều là những gia tộc có gia quy mà các thành viên trong gia đình đều phải tuân theo một cách cẩn thận và không ai được phá vỡ điều đó.
 
Đối với con cái: Kỵ bao bọc con quá mức.
 
Vì quá yêu con nên con muốn gì bố mẹ cũng đáp ứng, làm hết mọi việc cho con cũng chỉ để chúng tập trung học hành thôi. Thế nhưng cuối cùng chúng lại không biết làm gì cả, lớn lên sẽ ỷ lại, và thật sự không biết bản thân mình có thể làm được gì nếu không có ba mẹ.

Đáng lo nhất là khi trưởng thành, trẻ gặp bất cứ rắc rối hay khó khăn gì cũng chỉ biết dựa dẫm chứ không biết tự giải quyết. Trẻ cũng trở nên tự ti, chán nản mỗi khi thất bại. Sau này, chúng sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình, bạn không được hưởng chút lợi lộc nào từ con cháu cả.
 
Giữa vợ chồng: Đại kỵ việc thiếu tôn trọng.

Khi hai người có văn hóa gia đình khác nhau cùng sống trong một nhà sẽ nảy sinh nhiều mâu thuẫn từ nhỏ cho tới lớn.

Nhất là khi nóng giận, vợ không giữ phận của vợ, chồng cũng ỷ phận làm chồng mà quên đi cách dung hòa và lèo lái con thuyền hạnh phúc gia đình. Đến khi lửa giận nguôi ngoai mới hối tiếc vì những lời nói ra và những việc đã làm.

Nhưng nếu mỗi người đều biết nhún nhường một chút, có sự nể trọng, có thái độ tôn trọng sự khác biệt thì cũng đã tránh được vô số những va chạm không đáng có.

Vợ chồng với nhau rồi cũng đừng vì thế mà trở nên quá suồng sã, người xưa khuyên rằng vợ chồng “tương kính như tân”, luôn tôn trọng lẫn nhau như lúc mới yêu vậy, có như thế tình cảm mới lâu bền.

Đã có duyên gặp mặt thì cứ đối xử với nhau dịu dàng, bằng trái tim chân thành. 
 
Dẫu bạn cho đi một tấm chân tình nhưng nhận lại chẳng được bao nhiêu thì cũng chớ phiền lòng. Xem như duyên phận chỉ có chừng đó thì trả sớm cho người, âu cũng là một sự hóa giải cho duyên kiếp. Tình cảm chân thành của bạn dẫu không được đáp lại cũng giúp bạn gieo những hạt giống hạnh phúc trong tương lai. 
 

3. Đại kỵ trong nghề nghiệp

 
Kỵ nhất trong công việc đó là đẩy người khác tới đường cùng.

Trong công việc đừng vì tranh giành hơn thua mà tìm cách đẩy người khác tới đường cùng. Hãy nghĩ tới việc mình ở trong hoàn cảnh tương tự thì sao? 

Ai chẳng có sai sót, lỗi lầm, nếu họ có làm phật ý ta cũng chỉ vì quan điểm sống khác biệt. Sống ở đời, bạn dành cho người khác một lối thoát cũng chính là dành cho mình một lối đi, cho người khác cơ hội cũng chính là cho mình hy vọng.
 
Trong thế giới tự nhiên, muôn loài đều phải nương tựa lẫn nhau mà sinh tồn, chúng đồng sinh đồng diệt, một cá thể phát triển thì toàn thể phát triển, một cá thể bị tổn thương thì toàn thể bị tổn thương.
 
Có một số việc không nên tranh giành, nếu là của mình thì không đi đâu mất, nếu không phải của mình thì cố giữ cũng bằng không.
 
Đầu nghĩ việc phú quý, tâm giữ điều thanh tịnh, cuộc đời an vui hơn là nghĩ cách đi hại người. Vì thế, hãy chỉ tập trung làm tốt việc của mình, sống cuộc sống của chính bản thân mình, tu tốt tâm mình, lập đức cho thân.
 
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X