Cuộc sống không hoàn hảo là điều tuyệt vời nhất mà ta có được

Thứ Ba, 26/11/2019 09:01 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Sai lầm của hầu hết những người tự cho mình là thông minh đó là đuổi theo cuộc sống không hoàn hảo. Họ không hiểu rằng đó là cái bẫy họ tự tạo ra khiến họ luôn cảm thấy thất vọng về chính con người mình.
 

1. Câu chuyện cuộc sống không hoàn hảo


Ngày xưa, có một cô bé nhỏ luôn mong muốn tìm kiếm được cho mình một cuộc sống hoàn hảo. Một hôm, cô cầu xin Thượng Đế ban cho cô mọi thứ cô ao ước.
 
Thế là Thượng Đế xuất hiện và bảo với cô bé rằng: “Con hãy đi theo con đường lộng gió phía trước, ở đó có hàng trăm triệu hòn đá nhỏ. Ta cho con kỳ hạn là 365 ngày để nhặt một hòn đá lớn nhất mà con có thể tìm thấy. Hòn đá càng to thì ta càng ban cho con nhiều hơn. Điều kiện đặt ra là khi con đi qua rồi thì không được quyền quay lại. Vì vậy, hãy suy nghĩ thật cẩn thận trước khi con chọn hòn đá cho mình”. 
 
Cô bé cảm thấy thật sung sướng và bắt đầu bước vào hành trình của mình trên con đường lộng gió để tìm kiếm “hạnh phúc lớn nhất” cho cuộc đời cô.
 
Tuy nhiên, mỗi khi bắt gặp một hòn đá to dọc lối đi, cô lại do dự và tự nhủ với lòng mình “chắc hòn đá kế tiếp sẽ to hơn nhiều”.

Nhiều ngày, nhiều tuần và nhiều tháng trôi qua, rồi cô cũng đi gần hết con đường và chợt nhận ra rằng cô đang không còn đủ thời gian và cơ hội để chọn những hòn đá to. Thế là cô đành phải nhặt vội vàng một hòn đá nhỏ ven đường.
 
Cuộc sống cũng y như vậy. Chúng ta luôn tìm kiếm một người bạn đời hoàn hảo, một công việc hoàn hảo, một căn nhà hoàn hảo, một chiếc xe hoàn hảo… và không bao giờ nhận ra được rằng ta đang bỏ phí biết bao thời gian và cơ hội.
 
 

2. Ý nghĩa của cuộc sống không hoàn hảo

 

2.1 Sự tiến bộ của cuộc sống


Cuộc sống không có sự hoàn hảo và dù bất cứ việc gì chúng ta đều có thể làm tốt hơn, tốt hơn thêm nữa. Điều này mang tới cơ hội cho cuộc sống không ngừng tiến bộ, đạt được những thay đổi vượt bậc mà loài người chưa bao giờ có thể nghĩ tới. Đó chính là vẻ đẹp của cuộc sống!

Vì thế, sự học hỏi chưa bao giờ có giới hạn, chỉ là bạn tự giới bạn bản thân trọng những kiến thức nhỏ hẹp mà thôi. Nên nhớ rằng, trên mọi nẻo đường của cuộc sống này đều ẩn chứa những bài học rất hữu ích. Nếu chúng ta còn hiện hữu thì chúng ta sẽ phải học hỏi liên tục.

Đừng ngại điều gì mình chưa biết, chưa hiểu, phải qua quá trình trải nghiệm những thử thách và sai lầm sẽ giúp bạn trưởng thành. Thất bại cũng góp một phần quan trọng trong quá trình đó, thất bại cũng là một yếu tố quyết định sự trưởng thành của bạn.
 
Nếu bạn vẫn chưa nhận ra được, thì một bài học sẽ tiếp tục đến với bạn dưới nhiều hình thức tiếp cận khác nhau cho đến khi bạn thấu hiểu được. Khi bạn đã thấu hiểu, bạn sẽ được tiếp tục chuyển sang bài học mới. 
 

2.2 Vì không hoàn hảo nên ta luôn cố gắng


Vậy đấy cuộc sống này không hoàn hảo! Thế nhưng những người tự cho mình rằng thông minh, hiểu biết hơn người lại chẳng thể nhận ra điều này. Đó là lý do nhiều người đã bị trầm cảm, điên, thậm chí tự tử... chỉ vì một thất bại nào đó của bản thân không thể bước qua.

Những người cầu toàn, theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo thường đặt ra những tiêu chuẩn tuyệt đối với mọi việc. Sự nghiêm khắc với bản thân có thể khiến họ làm việc hiệu quả hơn, nhưng nếu đi đến cực đoan, nó có thể âm thầm phá huỷ cuộc đời bạn.

Đã đến lúc bạn phải xem điều này là tất nhiên để luôn có thái độ cầu tiến, khiêm nhường hơn. Biết mình không hoàn hảo nên ta tìm cách bù đắp những thiếu sót, cuộc sống vì thế mà ý nghĩa hơn. Xem thêm: 5 câu chuyện cuộc sống về sự giác ngộ: Càng hiểu sớm, cuộc đời càng “dễ thở”


2.3 Vì không hoàn hảo nên ta bao dung hơn


Sự thực thì chủ nghĩa hoàn hảo bắt đầu từ vấn đề về cái tôi. Họ muốn mọi thứ phải thật hoàn hảo bởi vì họ đã được lập trình trong tư duy luôn gánh trên vai những gì người khác sẽ nghĩ về mình.

Họ lo lắng bị người khác đánh giá tiêu cực nếu có một việc không đi theo tiêu chuẩn. Nếu bạn còn tự hào vì mình thích sự hoàn hảo thì cũng không có gì sai, chỉ cần cố gắng hướng tới sự hoàn hảo nhất có thể, chứ không nên ép bản thân phải thật hoàn hảo, vì điều này không có thực. Cuộc sống này có những điều ta nên chấp nhận thay vì chống đối.

Khi ta biết chính mình cũng đầy khiếm khuyết ta mới dễ dàng tha thứ cho người khác hơn vì ta cũng như họ, cũng đang trên hành trình hoàn thiện bản thân mà thôi. Thay vì chỉ trích, chúng ta giúp nhau cùng hoàn thiện, đừng nghỉ rằng ta cười chê sự sai lầm của ai đó là thể hiện rằng ta hiểu biết hơn, ta xuất sắc hơn hai đó. Điều này chỉ phản ánh rằng bạn càng thiếu sót mà thôi. Xem thêm: Lời dạy của Đại sư phong thủy: Từ bi chính là phong thủy tốt nhất


2.4 Thừa nhận sự thiếu sót mang cho ta sức mạnh


Chỉ những người thiếu hiểu biết mới sợ rằng bản thân mình sai sót, những người có sức mạnh từ bên trong hiểu rằng ta luôn có những thiếu sót và đang tìm cách sửa chữa, thì đâu có điều gì đáng sợ, vì thế, dù ai đó có nói ra hay chỉ trích ta vì điều đó thì đơn giản là họ chẳn hiểu ta mà thôi. 

Chỉ khi biết thừa nhận thiết sót ta cũng nhận ra rằng một mình sẽ chẳng làm được gì to tát cả. Vì không thể luôn đúng nên phải kết hợp sức mạnh của nhiều người mới mong có được thành công. Dù bạn xuất sắc nhất thì cũng không bằng sức mạnh của nhiều người cộng lại. Vì thế, điều quan trọng là biết cách hợp tác, kết hợp ưu điểm và bổ sung khuyết điểm của nhau. Đó mới là quyết định khôn ngoan nhất đời.

Còn những người thường tự cho mình là nhất, là hoàn hảo, sẽ thường bị ám ảnh lâu dài bởi sự thất bại hay sai lầm. Điều này khiến họ trở nên thiếu quyết đoán và “thường xuyên” gặp nhiều thất bại. Những người này cũng thường kém năng động và ít động lực, bởi vì họ thường xuyên cảm thấy tội lỗi và đi cùng đó là sự xấu hổ, không tự tin vào bản thân.