1. Truyện về thánh nhân "bất nhân"
Truyện xưa kể lại rằng có một vị chân nhân rất nổi tiếng, tiếng thơm đồn xa, một học giả đã không ngại từ nơi xa tới để xin học đạo. Tuy nhiên, sau vài ngày ông quan sát và thấy một số việc không vừa ý mình nên mới hỏi vị chân nhân rằng:
- Nghe nói tiên sinh là bậc thánh nhân thế nhưng những ngày qua ta không có cảm nhận như vậy. Nơi chuột ở còn có đồ ăn thừa nhưng nhà của ngài lại chẳng tích trữ một chút đồ ăn nào. Ngài có một tiểu muội, nhưng ngài lại ruồng bỏ không nuôi dưỡng, thế là bất nhân. Thi thoảng ngài có rất nhiều đồ ăn nhưng không chia cho người khác, thế là tham lam.
Ông quan sát tinh tường nhưng cố chấp vào ý kiến của bản thân, cơ trí nhưng quá nhiều dục vọng, truy cầu. Những điều này đều đi ngược lại với bản tính làm người. Người ngoài biên giới nếu vượt qua biên giới thường bị coi là trộm cướp, gây hại cho xã hội. Nội tâm của ông không tĩnh thì khó có thể tu.
Vị học giả nghe xong cảm thấy rất chí lý và cúi đầu lắng nghe.
2. Nội tâm bình thản như nước chẳng ai làm hại được
2.1 Càng là người khác biệt thì càng chịu nhiều thị phi
Vậy nên một người có góc nhìn khác lạ, đặc biệt hơn so với những người khác thì việc bị phản đối, chỉ trích cũng là điều dễ hiểu.
Cuộc đời này, không có lý do gì và cũng không có ai có trách nhiệm phải đối xử dịu dàng với bạn cả. Đó là lý do mỗi ngày chúng ta phải đối mặt với nhiều chuyện khó chịu từ những kẻ không hiểu chuyện rất nhiều, đó có thể là người lạ cũng có thể là người quen. Thay vì cãi nhau, chỉ trích lại hoặc thù ghét ta hãy thản nhiên đón nhận.
Còn đối với chuyện thị phi của người khác ta cũng không hiểu thật giả tới đâu thì cứ bình tâm lắng nghe, chớ vội nhận xét, bình luận. Con người ta chẳng ai là hoàn thiện cả, đừng vì chuyện làm sai của người khác mà mổ xẻ hay dùng lời cay nghiệt khiến họ bị tổn thương.
Hãy sống với sự độ lượng, tích cực để tạo động lực cho người khác vươn lên cũng như bản thân mình cũng thấy cuộc sống này thật tươi đẹp. Đừng vì một dấu chấm mà đánh giá cả trang giấy, đừng vì một điểm hạn chế của người khác mà đánh giá người ấy chẳng có gì tốt đẹp, đừng lấy điểm yếu của người khác ra làm trò mua vui trong cuộc sống,...
2.2 Thị phi cũng như gió thoảng qua tai
Nhưng một người hiểu rõ tình huống, biết mình 2+2=4 là đúng thì không cần cãi cọ với người 2+3=5 làm gì. Dù xung quanh có thế nào thì bản thân vẫn giữ sự bình tâm thì chẳng gì có thể khiến ta lung lay.
Cũng như đối với bậc chân nhân đắc đạo mà nói, dẫu người khác bình luận về bản thân họ như thế nào, họ cũng đều có thể thản nhiên tiếp nhận cho dù lời người ta chỉ trích mình là đúng hay sai đi chăng nữa.
Thế nên chân nhân trên đây mới khẳng định: Người khác nói bạn là trâu thì chính là trâu, nói bạn là ngựa thì chính là ngựa. Những lời nói như vậy của người ta hoàn toàn đều là ngoại thân, nó chỉ tác động vào bản thân mình khi ta cho chúng có quyền đó.
Một người chọn việc tu tâm thì không vì lời người khác nói mà cảm thấy sợ hãi. Người ta nghĩ về mình như thế nào cũng không quan trọng, có như vậy cuộc sống mới nhẹ nhàng và an vui hơn, không bận tâm đến những chuyện thị phi trong cuộc đời, ta sẽ cảm nhận được sự an lạc trong tâm mình.
Lời Phật dạy về thị phi nói tới thái độ của người trí trước những điều tiếng, lời khen chê của người đời: “Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động; Cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động".
Thế nên chúng ta cũng học cổ nhân đối diện với thị phi, biết quên đi vinh nhục, buông xả tất cả phiền nhiễu của cảm xúc hỷ nộ ai lạc, nội tâm bình thản như nước, thong dong tự tại, từ đó mà tu thân dưỡng tính.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: