Tại sao cổ nhân căn dặn: "Đám cưới không tặng ô, mừng thọ không tặng thuốc, đám tang không đưa tiền phúng sau"?

Thứ Ba, 15/08/2023 11:40 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Đi đám cưới, mừng thọ hay đi đám tang cũng cần tránh những điều kiêng kỵ để bản thân được đánh giá là người tế nhị, tinh tế. Lời nhắc nhở của cổ nhân sẽ giúp mọi người có thêm lưu ý khi tham dự các sự kiện quan trọng: “Đám cưới không tặng ô, mừng thọ không tặng thuốc, đám tang không đưa tiền phúng sau”.
 
Ẩn sau lời nhắc nhở: “Đám cưới không tặng ô, mừng thọ không tặng thuốc, đám tang không đưa tiền phúng sau” là những bài học sâu sắc về cách hành xử ở đời để không gây phản cảm, khó chịu cho mọi người xung quanh. 
 
Hiểu được cổ nhân dạy cách tặng quà dịp quan trọng, chúng ta sẽ rút ra bài học kinh nghiệm, biết được phải làm gì và không được gì khi tham gia những sự kiện lớn của đời người, tránh được không ít rắc rối trong giao tế.

 

1. Tại sao “đám cưới không tặng ô”?

 
Dù ở bất kỳ đất nước nào trên thế giới thì cưới xin vẫn luôn là việc quan trọng, đặc biệt nhất của cuộc đời mỗi người. Ai cũng muốn ngày kết hôn của mình diễn ra suôn xẻ, trọn vẹn. Vậy nên hãy dành tặng cho cô dâu, chú rể những lời chúc phúc và món quà ý nghĩa, nhưng chớ nên tặng ô nhé.
 
Ô là vật dụng che nắng, che mưa rất quen thuộc. Chúng ta có thể tặng ô cho bạn bè, người thân, nhưng tuyệt đối đừng tặng cho đôi tân lang, tân nương trong lễ cưới của họ. Bởi điều này này được xem là điềm xui xẻo.
 
Trong tiếng Hán, từ Ô (伞) đồng âm với từ TÁN (散), vậy nên nếu tặng ô cho cô dâu, chú rể thì không khác nào đang nguyền rủa cuộc hôn nhân của họ sẽ sớm ly tán, đường ai nấy đi. Đây là điều kiêng kỵ, nếu nhận được món quà đó thì cô dâu chú rể cũng cảm thấy khó xử.
 
Ngày nay, cũng chẳng mấy ai nghĩ đến việc tặng ô cho các cặp đôi trong ngày cưới cả. Bên cạnh phong bì, lì xì đỏ thì mọi người thường tặng các món quà như đồ gia dụng, đồ trang sức, xe cộ, vàng,... kèm với lời chúc phúc. Trước khi mua quà tặng cho cô dâu, chú rể bạn hãy tìm hiểu kỹ những món đồ nên mua và không nên mua để tránh làm khó xử cho cả 2 bên.

Có thể bạn chưa biết:
Vì sao cổ nhân căn dặn: Thà cho mượn nhà làm đám tang chứ không cho mượn nhà làm đám cưới?
Lời cổ nhân dạy bảo luôn hàm chứa nhiều tinh hoa và có giá trị đến cả ngàn đời sau, có những câu nói tưởng chừng vô cùng nghịch lý nhưng nếu hiểu ý nghĩa sâu 

2. Tại sao “mừng thọ không tặng thuốc”?

 
Từ xa xưa đến nay, ở nhiều đất nước có truyền thống tổ chức mừng thọ cho người lớn tuổi, thường là vào sinh nhật lần thứ 70, 80, 90, 100… Buổi mừng thọ sẽ có sự góp mặt của tất cả con cháu, họ hàng trong gia đình và những vị khách thân thiết.
 
Vậy cần tặng món quà gì cho chủ nhân của buổi lễ mừng thọ và tại sao cổ nhân lại nhắc nhở “mừng thọ không tặng thuốc”?. Thuốc được nhắc đến ở đây chính là thuốc lá. Khi đi mừng thọ, tốt nhất bạn không nên mang theo quà tặng là thuốc lá.
 
Trong tiếng Hán, từ THUỐC LÁ (烟) đồng âm với từ YẾT HẦU (咽), việc chúc người lớn tuổi nuốt hơi thở của họ càng sớm càng tốt là điều vô cùng kiêng kỵ. Tặng thuốc lá trong lễ mừng thọ chẳng khác nào trù ẻo họ nhanh chóng ra đi.

 
Bên cạnh đó, thuốc lá còn gây hại cho sức khỏe, vậy nên dù là tặng ai đi chăng nữa thì cũng không nên tặng thuốc lá. Chẳng khác nào đang “tiếp tay” để khiến họ mắc nhiều bệnh tật, sức khỏe giảm sút.
 
Nên nhớ “mừng thọ không tặng thuốc”, bạn có thể lựa chọn những món quà như quần áo, bánh kẹo, biếu tiền, vàng… kèm theo những lời chúc sức khỏe để chủ nhân của buổi lễ mừng thọ cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ.

Xem thêm: Cổ nhân dạy cách rót trà rót rượu mời khách.
 
 

3. Cổ nhân nhắc nhở “đám tang không đưa tiền phúng sau”.

 
Đối với gia đình có người mất, thì tang lễ là chuyện đại sự, cần phải thực hiện theo đúng nghi thức. Do vậy việc mọi người đưa tiền phúng viếng chia buồn với gia chủ cũng không được phép tùy tiện quá mức, đặc biệt phải chú ý đến thời điểm.
 
Trong các dịp như đám cưới, mừng thọ, thì ta hoàn toàn có thể gửi tặng tiền sau khi buổi lễ đó diễn ra. Có thể đưa phong bì hay chuyển khoản cũng là chuyện bình thường. Thế nhưng với đám tang thì không nên đưa tiền phúng sau.
 
Làm như vậy là không có quy củ, mất tiết lễ, không đúng với những nghi thức mà gia chủ tiến hành. Vì vậy, dù có việc bận đột xuất không thể đến gửi tiền phúng trực tiếp thì nên nhờ người khác gửi hộ, tuyệt đối tránh đưa tiền sau khi đám tang đã diễn ra.
 
“Đám tang không đưa tiền phúng sau”, cũng còn bởi làm như vậy sẽ vô tình gợi lại những vết thương cho gia chủ. Mất người thân là chuyện buồn, đau lòng, hãy để những cảm xúc đó nguôi ngoai càng sớm càng tốt chứ không nên khơi lại.
 
Khi đi đám tang, bạn cũng nên mặc đồ lịch sự tối màu, không cười đùa nói lớn, đừng trang điểm quá đậm, cũng nên tắt chuông điện thoại để buổi lễ diễn ra trang nghiêm, thành kính.

Trên đây cổ nhân dạy cách tặng quà dịp quan trọng được gói gọn trong câu "Đám cưới không tặng ô, mừng thọ không tặng thuốc, đám tang không đưa tiền phúng sau". Dù là lời ngàn xưa, nhưng nó vẫn có giá trị đến ngày nay, càng ngẫm càng thấy đúng!

Tin bài cùng chuyên mục: