Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Cổ nhân dạy cách đãi khách: “Trà đầy khinh người, rượu đầy kính người”

Thứ Hai, 05/06/2023 13:42 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Mời rượu, mời trà mỗi khi có khách đến chơi nhà đã trở thành điều hết sức quen thuộc ở mỗi gia đình, cũng là nét văn hóa đặc sắc của người Á Đông. Cách rót rượu, rót trà ra sao cũng hết sức quan trọng, được người xưa không ngừng nhắc nhở.
 
Người xưa thường nhắc nhở: “Trà đầy khinh người, rượu đầy kính người” (hoặc rượu đầy thí kính, trà đầy thì khinh). Cổ nhân dạy cách rót trà rót rượu như vậy có ý nghĩa gì, phải chăng nó cũng là cách thể hiện sự tôn trọng với người khác?

Co nhan day cach rot tra rot ruou
 

1. Tại sao lại nói “trà đầy khinh người”?

 
Trà là thức uống đã quá quen thuộc ở mỗi gia đình Á Đông, dù là thành thị hay nông thôn, dù giàu hay nghèo thì mỗi khi có khách đến chơi nhà đều sẽ pha trà tiếp đón.
 
Câu nói “trà đầy khinh người” là lời nhắc nhở khi rót trà cho khách thì không được rót quá nhiều. Cũng bởi những lý do sau:
 

Điều thứ nhất


Trà mới pha nên nước rất nóng, nếu rót đầy cốc thì khách không thể cầm lên uống được. Chẳng may nước nóng tràn ra ngoài còn làm người uống bị bỏng, như vậy là điều thiếu tinh tế và không tôn trọng khách.
 

Điều thứ 2


Nhiều người quan niệm rót trà quá đầy là ẩn ý rằng muốn đuổi khách về, coi hành vi như thế gọi là “bưng trà tiễn khách”. Kể cả gia chủ không cố đình và cũng không có ẩn ý sâu xa, nhưng với nhiều vị khách khó tính thì việc rót trà quá đầy sẽ khiến họ tức giận, phật lòng.
 

Điều thứ 3


Bên cạnh việc uống thì nhiều người còn để ý đến cả màu sắc và mùi hương của trà. Màu sắc cho biết trà có ngon hay không, còn mùi hương thoang thoảng tỏa ra trong lúc trò chuyện sẽ giúp không khí thảnh thơi và bình yên hơn.
 
Thế nhưng, nếu rót quá đầy, nhiệt độ của trà khó hạ xuống, điều đó làm ảnh hưởng đến việc cảm nhận mùi hương. Cốc trà đầy, việc nâng lên hạ xuống cũng gặp nhiều khó khăn.
 
Bởi vì “trà đầy khinh người”, thế nên người xưa mới căn dặn: “Châm trà chỉ đầy bảy phần, lưu lại ba phần cho nhân nghĩa”. Rót trà thì không được rót đầy mà chỉ rót quá nửa cốc một chút, như vậy mới thể hiện sự tôn trọng với khách.

Xem thêm: Quy tắc bàn tiệc của cổ nhân.

Tra day khinh nguoi
 
 

2. Vì sao lại nói “rượu đầy kính người”?

 
Được khuyến cáo là có hại sức khỏe, thế nhưng trong những cuộc vui, đặc biệt là khi đón tiếp khách đến chơi nhà. Mọi người thường rót rượu mời nhau để thể hiện sự quý trọng. 
 
Việc rót rượu đầy hay vơi cũng được người xưa hết sức quan tâm. Theo cổ nhân, rót rượu thì nên rót đầy, bởi những lý do sau đây:
 

Điều thứ nhất


Rót rượu đầy cho khách sẽ thể hiện sự tôn trọng, hiếu khách. Còn rót đầy cho bản thân là biểu hiện thành ý của mình. Trong những lần ăn uống, khi rót rượu, mọi người thường hô lên “rót đầy vào” cũng vì lẽ đó.

Ruou day thi kinh nguoi
 

Điều thứ 2


Nếu uống trà cần phải nhâm nhi, thì uống rượu mọi người sẽ uống hết chén chỉ trong một lần. Chén rượu tràn đầy thể hiện sự nhiệt tình của gia chủ đối với khách, giúp bầu không khí thêm náo nhiệt và thân mật hơn. Không ít nơi còn có tục lệ: “3 chén rượu đầu phải đầy, phải uống cạn ly”.
 

Điều thứ 3


Không chỉ cần rót rượu đầy mà chai rượu mời khách cũng phải đầy. Bởi gia chủ lấy chai rượu mà chỉ có một nửa hoặc còn ít rượu trong đó thì thể hiện sự coi thường, không tôn trọng. Việc chai rượu chỉ có một nửa, lý do có thể là do uống dở từ lần nước, điều đó cũng mang ý nghĩa xui xẻo.
 

Điều thứ 4


Ở thời cổ đại, rót rượu đầy chén là cách bảo vệ bản thân mình. Để đề phòng bị người khác hạ độc, chén rượu của mỗi người sẽ được rót đầy. Khi chạm chén với nhau, rượu sẽ thuận thế mà tràn lẫn vào chén của nhau. Nếu đối phương ngần ngại không uống, thì cũng là cách nhận biết những rủi ro có thể đến với mình.
 
Xuất phát từ những lý do đó mà cổ nhân đã nói rằng: “Trà đầy khinh người, rượu đầy kính người”. Dù ngày nay, người ta không khuyến khích uống rượu và cũng phản đối việc ép uống, rót quá đầy để không tổn hại sức khỏe và gây mất hòa khí. Thế nhưng những lời căn dặn về tinh thần đãi khách, cách đối nhân xử thế của cổ nhân rất đáng để chúng ta ghi nhận và học hỏi. 
 
Trên đây là toàn bộ ý nghĩa lời cổ nhân dạy cách rót trà rót rượu trong văn hóa người Á Đông nói chung. Tuy là những điều giản đơn, nhưng ẩn chứa bài học về giao tế, ngoại giao khá sâu sắc.

Tin bài cùng chuyên mục:
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X