Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Cổ nhân dạy 4 không trách, 5 không mắng từ con tới bố mẹ nhất định phải ghi nhớ

Thứ Hai, 22/08/2022 14:25 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Đúc rút kinh nghiệm từ nhiều đời, cổ nhân dạy 4 không trách, 5 không mắng sau đây để hướng dẫn chúng ta tỉnh táo hơn trong cách tương tác với bố mẹ cũng như con cái mình.
Mục lục (Ẩn/Hiện)

1. Cổ nhân dạy 4 không trách


Cổ nhân dạy 4 không trách sau đây với mục địch khuyên răn con cái trong việc cư xử với đấng sinh thành:
 
Cha mẹ thường là những người từng trải nên hiểu được những hiểm họa, rủi ro mà con trẻ có nguy cơ gặp phải do đó họ sẽ mắng khi ta làm sai. Con phải hiểu điều này để không còn trách cha mẹ mình nữa mà hãy hiểu cho hoàn cảnh của họ.

Mỗi lần họ mắng không có nghĩa là không thương con mà vì muốn bảo vệ, cảnh báo cho con về nguy cơ có thể xảy ra. Cha mẹ có thương, có lo lắng thì mới mắng. 

Ví dụ gần đây có một câu chuyện đau lòng xảy ra đó là một cô bé khi mẹ đập vỡ điện thoại đã rất giận mẹ và đi tự tử. Có thể vì con mải chơi, ôm chặt cái điện thoại suốt ngày không chịu làm gì nên mẹ tức giận quá mất khôn, chửi mắng và đập điện thoại của con.

Thế nhưng cô bé vì trách mẹ không đối xử tốt với mình mà hận, rồi có có hành động nông nổi kia thật đáng sợ. 

Thật ra bố mẹ không phải thiên thần, không phải làm gì cũng đúng, nên các con nên hiểu rằng những gì bố mẹ đang làm cũng chỉ là cố gắng để con có cuộc sống tốt hơn, không muốn con mắc sai lầm để rồi lãng phí tuổi trẻ vào những thú vui vô bổ sẽ làm ta hối hận sau này.

Các bậc phụ huynh chỉ nghĩ ra cách là mắng mỏ để trẻ không lặp lại thói hư, tật xấu chứ không hề có ý gì khác. Có thể cách hành xử của bố mẹ khiến con hiểu nhầm rằng con không được thương, không được yêu. Nhưng đó không hề là sự thật. Vậy nên các con hãy thông cảm cho họ thay vì quay sang oán hận.
 

1.1. Không trách cha mẹ vì mắng mình

 
co nhan day 4 khong trach
 

1.2. Không trách cha mẹ hay cằn nhằn

 
Các con ít kinh nghiệm sống lại không đủ va chạm nhiều với xã hội nên thường có lời nói, hành động bồng bột. Đó là lý do con thường bị "ăn mắng", điều này hoàn toàn dễ hiểu.

Thế nhưng nhiều đứa trẻ không thích bị cằn nhằn nhưng cũng chẳng chịu sửa sai nên vẫn liên tục bị bố mẹ "nói nhiều". Các con cần hiểu rằng bố mẹ đang cố gắng dạy bảo ta trong từng việc nhỏ, do đó, hãy ý thức sự thiếu sót của bản thân và xem những lời nói của bố mẹ là muốn chỉnh sửa, giúp ta hoàn thiện bản thân mà thôi.

Thay đổi góc nhìn một chút thôi là các con đã có thể thay đổi tình huống tương tác giữa mình và bố mẹ. Không ai thích bị người khác chỉ ra cái sai của mình, thế nhưng với bố mẹ đó là người có "tinh thần đóng góp" do đó ta hãy lắng nghe, hạ bớt cái tôi của mình đi để tìm cách điều chỉnh bản thân, trở nên tốt lên mỗi ngày.

Nếu con chỉ làm điều đúng đắn thì người khác không thể nói được con, thế nhưng điều này dường như là không thể với một đứa bé trẻ người non dạ. Hãy nhớ rằng cha mẹ chính là người thầy đầu tiên của chúng ta, thế nên đừng thấy phiền nếu cha mẹ nói nhiều với mình dù trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa.
 

1.3. Không trách cha mẹ kém cỏi

 
Mỗi người sinh ra trong cuộc sống này đều có một nhiệm vụ nhất định nào đó, thậm chí chỉ là để sinh ra bạn. Vậy nên họ có thể yếu kém tất cả các khía cạnh khác, không cần làm gì nữa là cũng đã trở thành một ân huệ đối với bạn. Thế nên chỉ cần người cho ta sinh mạng cũng là đáng quý lắm rồi, còn việc họ giỏi hay kém không thực sự quan trọng nữa.

Nếu có cái nhìn khách quan hơn chúng ta sẽ thấy rằng không ít cha mẹ giỏi nhưng con lại bình thường; trong khi đó không ít cha mẹ bình thường nhưng con lại vô cùng xuất sắc. Thế nên, chẳng có quy định rõ ràng nào là người sinh ra bạn thì phải giỏi cả, vậy nên với phận làm con thì phải luôn thể hiện sự tôn trọng đấng sinh thành cho dù họ kém cỏi trong mắt mọi người đi chăng nữa.

Đấy là chưa kể đến việc kém hay giỏi còn là ở góc nhìn của một người, thực ra ai cũng có thể trở nên xuất sắc ở một khía cạnh nào đó nếu họ có đủ tất cả những điều kiện phù hợp để phát huy năng lực nổi trội của mình. 

Cha mẹ vất vả lắm mới có thể nuôi dạy chúng ta nên người, bởi vậy xin đừng bao giờ oán trách cha mẹ kém cỏi, không thể cho con cuộc sống tốt hơn. Hãy trân trọng và yêu thương cha mẹ bằng cả tấm lòng.
 

1.4. Không trách cha mẹ chậm chạp, đau ốm

 
Một trong những điều chớ làm với cha mẹ đó là chê họ chậm chạp. Chẳng ai có thể tránh được quy luật của cuộc sống, lúc trẻ bố mẹ cũng như chúng ta, vô cùng năng động, làm hết việc này việc kia để lo toan cho con cái. Thế nhưng khi tuổi già ập tới, bệnh tật bủa vây, tay chân chậm chạp, suy nghĩ cũng rất lâu, nó năng thì ề à vì đầu óc không còn tỉnh táo như xưa. Vì thế lúc này ta nên kiên nhẫn hơn với họ.

Hãy tưởng tượng lại cảnh khi ta còn nhỏ xíu, đang khám phá thế giới này thì cái gì cũng hỏi, thậm chí làm phiền bố mẹ nhưng họ kiên nhẫn dạy dỗ chúng ta từng chút một. Vậy mà giờ đây bố mẹ chậm một chút mà chúng ta đã cáu gắt, quát tháo thì quả là đáng trách. 
 

2. Cổ nhân dạy 5 không mắng


Cổ nhân dạy 4 không trách và còn thêm 5 điều không mắng sau đây bao gồm những nguyên tắc dành cho cha mẹ khi giao tiếp hay dạy bảo các con của mình:
 

2.1. Không mắng trẻ ở nơi đông người

 
Hãy xem con như một người bạn, trò chuyện với con mỗi ngày, đừng cho rằng con không biết gì. Thực ra, nhận thức của con rộng mở để đón nhận mọi thông tin từ trong bụng mẹ chứ không phải đợi lớn lên mới hiểu chuyện.

Ngay cả việc mắng con cũng vậy, trẻ cũng như tất cả chúng ta, con cũng biết ngại ngùng, xấu hổ khi bị chê trước mặt người khác. Hãy tưởng tượng xem nếu người bị mắng là bạn thì bạn sẽ cảm thấy như thế nào? Vì thế, hãy thể hiện sự tôn trọng con dù con đang còn nhỏ.

Bố mẹ tuyệt đối không mắng con trước mặt người khác vì có không ít những đứa trẻ bị tổn thương vì lời nói vô tình này. Người khác chê bé không sao nhưng khi bố mẹ - người mà chúng xem là cả thế giới lại chê con trước mặt đông người sẽ hằn sâu vết thương lòng trong tâm trí của trẻ mà sau này chẳng ai có thể tìm cách xóa bỏ được. 
Học cách dạy con của người Nhật để chế tạo công dân gương mẫu
Bạn có thể tham khảo thêm cách dạy con của người Nhật và từ đó rút ra thêm kinh nghiệm cho mình trong quá trình nuôi dạy trẻ thành người có đức, có tài sau này.

2.2. Không mắng trẻ vào ban đêm

 
Thời điểm quan trọng nhất của con người đó là trước khi ngủ và khi vừa ngủ dậy, bố mẹ phải để ý điều này vì đây là khung giờ rất nhạy cảm, chúng sẽ khiến con lưu giữ thông tin nhanh nhất có thể trong thời gian này.

Vì thế hai thời điểm này chỉ nên nói lời yêu thương tới con mà thôi, việc trách mắng nên lựa vào lúc khác. Nhất là trước lúc ngủ thì trẻ sẽ mang theo cả cảm xúc tiêu cực vào giấc ngủ, khiến chúng bất an, hay gặp ác mộng, ngủ không ngon.
 

2.3. Không mắng trẻ trong bữa ăn

 
Trong bữa ăn của không ít gia đình lại trở thành "cuộc chiến" đối với những trẻ lười ăn. Nhưng nghĩ mà xem khi con bị mắng, chúng khóc nhè, nước mắt ngắn, nước mắt dài thì con có còn muốn ăn uống gì nữa không? Hoặc nếu con tiếp tục ăn thì đâu còn thấy ngon nữa.

Không những thế, lúc ăn cơm là lúc cả nhà quây quần, nếu cứ làm cho không khí căng thẳng thêm chỉ khiến tất cả mọi người cảm thấy không thoải mái. Vì thế, cổ nhân khuyên không mắng trẻ trong bữa ăn cũng là lý do này.

Hơn nữa, việc con ăn không tập trung, luôn trong tình trạng lo lắng, sợ hãi sẽ còn ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của trẻ nữa đấy, thế nên các bậc phụ huynh nên đặc biệt lưu ý điều này.
 

2.4. Không mắng khi trẻ đã biết hối lỗi

 
Con không biết đâu là đúng là sai nên có thể phạm sai lầm, và khi đó bố mẹ nên nhẹ nhàng, ôn tồn chỉ bảo, không nên quát lớn tiếng quá khiến bé hoảng sợ.

Đâu có ai không thể phạm sai lầm, ngay cả chính bạn cũng thường xuyên phạm lỗi cơ mà. Vậy nên khi con đã biết hỗi lỗi rồi thì hỗ trợ con cải thiện bản thân chứ không nên tiếp tục chê bai, khơi gợi lại lỗi lầm cũ.

Khi giao tiếp với con bố mẹ nên để ý hơn tới lời ăn tiếng nói vì trẻ thường rất nhạy cảm, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng ở các lứa tuổi khác nhau. Do đó, nên tìm hiểu tâm lý của con trong giai đoạn này để thấu hiểu thay vì cằn nhằn, trách cứ, chê bai con.
 

2.5. Không mắng khi trẻ gặp chuyện buồn

 
Khi thấy con làm sai điều gì là bố mẹ ngay lập tức chỉ muốn tìm cách "xả" cho một trận mà quên quan sát tâm trạng hiện tại của con. Khi con đang buồn mà phụ huynh lại tiếp tục "đổ thêm dầu vào lửa" khiến con có xu hướng suy nghĩ tiêu cực nhiều hơn.

Thậm chí con nghĩ rằng bố mẹ không thương mình, mình là kẻ thừa thãi trong nhà này, mình quá tồi tệ,... việc này vô tình còn tạo thêm áp lực tinh thần cho trẻ. Thậm chí, đây còn là nguyên nhân dẫn đến những hậu quả khó lường, do đó, các bậc phụ huynh nên quan sát, đồng hành cùng con hơn là tỏ thái độ của một người bề trên khi quát tháo con cái mình.
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X