(Lichngaytot.com) Các cụ ngày xưa luôn nhắc nhở con cháu về 4 cái ngu ở đời là: Làm mai, nhận nợ, gác cu, cầm chầu. Nếu muốn sống yên ổn thì tốt nhất nên tránh xa. Vậy tại sao lại có lời dặn dò như thế?
Cổ nhân chỉ ra 4 cái ngu lớn nhất đời người gồm: Làm mai, nhận nợ, gác cu, cầm chầu. Tại sao lại có những lời dặn dò như vậy, phải chăng nó ẩn chứa bài học gì đáng quý cho thế hệ sau?
1. Cái ngu thứ nhất: Làm mai
Người xưa coi mai mối là cái ngu lớn nhất, nghiêm trọng nhất. Làm mai chính là mai mối, giới thiệu người thân quen để mong muốn họ kết duyên với nhau.
Ngày xưa, chưa có dịch vụ mai mối và các ứng dụng hẹn hò, những ai đến tuổi lấy vợ, lấy chồng mà chưa tìm được đối tượng ưng ý hoặc có để ý đến ai đó rồi nhưng chưa dám tiếp cận thì sẽ tìm đến các ông mai, bà mối.
Ông mai, bà mối thường là một người trong làng, quen biết rộng, tính tình hoạt bát vui vẻ sẽ đứng ra kết nối đàng trai và đàng gái với nhau. Đây không phải một nghề nên không có tiền lương hay giá cả gì hết. Gia đình có thể gửi những người làm mai ít tiền coi như cảm ơn, nhà nào nghèo quá thì thôi.
Nghề mai mối nhiều khi “làm phúc phải tội”. Nếu cô dâu, chú rể hạnh phúc đến bạc đầu răng long thì không sao, còn nếu cặp đôi đó đứt gánh giữa đường thì ông mai, bà mối thường bị vạ lây.
Làm mai dù tốn nước bọt, phải chạy ngược chạy xuôi xem thái độ 2 bên như thế nào nhưng thù lao lại chẳng được là bao. Có trường hợp, ông mai, bà mối còn bị mắng chửi thậm tệ, bị quở trách không thương tiếc. Thế nên người xưa mới coi làm mai là cái ngu lớn nhất của đời người.
Xem thêm:
Xem thêm:
Cổ nhân tiết lộ: Người làm giàu chính cho gia đình bạn là ai?
Bạn có thể bất ngờ khi biết người làm giàu chính cho gia đình trong quan niệm của người xưa có vẻ như không hoàn toàn tương đồng với cách nghĩ thông thường
Bạn có thể bất ngờ khi biết người làm giàu chính cho gia đình trong quan niệm của người xưa có vẻ như không hoàn toàn tương đồng với cách nghĩ thông thường
2. Cái ngu thứ 2: Nhận nợ
Nhận nợ chính là đứng ra làm trung gian để người này vay tiền người kia, đứng tên vay tiền ngân hàng hộ hoặc đích thân vay tiền hộ người khác. Các mối quan hệ mà liên quan đến tiền bạc thì sớm muộn cũng sẽ gặp rắc rối. Nhận nợ chẳng khác nào “ôm rơm nặng bụng”.
Người đi vay trả được nợ, dù bản thân mình không nhận được gì nhưng còn thấy nhẹ nhõm. Nếu họ bùng nợ hoặc không có trả năng trả tiền thì bạn đang tự rước họa vào thân. Nhắc nhở mãi thì bị chửi mắng, bị từ mặt mà không nhắc thì mình lại mang tiếng xấu.
Người cho vay không đòi được tiền lại tìm đến bạn, cho rằng bạn không uy tín, có ý đồ xấu nên mới đứng ra làm trung gian. Khi này giải thích cũng chẳng được thấu hiểu, mình không được lợi lộc gì mà suốt ngày bị nghe trách mắng.
Vậy nên tốt nhất là không nên đứng ra nhận nợ hộ, vừa làm mất lòng cả 2 bên mà còn giảm uy tín và danh dự của bản thân. Không những thế, còn ôm cục tức, sự ấm ức vào người, đúng là không có cái dại nào bằng cái dại này.
3. Cái ngu thứ 3: Gác cu
Gác cu là thú vui bẫy chim và chơi chim cu. Đây là một trong những thú vui ruộng đồng của người nông dân.
Sở dĩ, loại chim này được yêu thích thì nó có tính chiến đấu và lòng chung thủy. Chim cu chỉ sống một vợ một chồng, định cư ở một khu đất nhất định. Khi nhìn thấy người bạn đời hoặc tổ của mình bị “nhòm ngó” thì nó sẽ chiến đấu rất dũng mãnh. Bên cạnh đó, chim cu còn có tiếng gáy rất hay. Thế nên, nhiều người mới có thú mua hoặc bẫy chim cu về nuôi.
Muốn bẫy được chim cu thì phải bỏ nhiều công sức, thời gian, tiền của. Cần nuôi dưỡng một con chim cu để làm mồi nhử những con khác. Nuôi chim rất kỳ công, đồ ăn và nơi nhốt phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
Trong quá trình đi bẫy chim, nếu không cẩn thận dẫm vào chiếc bẫy của chính mình sẽ khiến chân tay bị thương. Với những người đam mê thì dù trời nắng hay mưa họ cũng ra đồng để bẫy chim, như vậy rất tổn hại sức khỏe.
Chim nhốt trong lồng nếu không cẩn thận, nó sẽ bay đi mất, không thèm ngoảnh lại để cảm ơn người đã nuôi dưỡng, chăm sóc. Vì cái sự vô ơn, bạc nghĩa của chim cu nên người nuôi bị mang tiếng là “ngu”.
Tham khảo: Cổ nhân dạy có tiền không đến 3 nơi.
Tham khảo: Cổ nhân dạy có tiền không đến 3 nơi.
4. Cái ngu thứ 4: Cầm chầu
Thời xưa, người thủ vai đánh trống chầu để khen, chê khi phường hát chèo, hát bội đến diễn được gọi là “cầm chầu”.
Người cầm chầu không phải là thành viên của đoàn hát mà được làng lựa chọn từ những người có hiểu biết về lĩnh vực này. Người cầm chầu sẽ tham gia canh hát với tư cách là một thính giả đặc biệt, sử dụng trống để chấm câu sau mỗi câu hát, khổ đàn. Đây là cách thể hiện sự khen/ chê với ca nương, kép đàn.
Nếu người cầm chầu khen nhiều thì làng phải chi nhiều cho đoàn hát. Nếu đoàn không chi nhiều thì người cầm chầu phải tự bỏ tiền túi ra bù.
Khen ít thì đoàn hát nhận được ít tiền và đánh giá là ngôi làng này keo kiệt. Đây chính là cái khó của kẻ “làm dâu trăm họ”, thế nên người xưa mới xếp cầm chầu vào trong 4 cái ngu của đời người.
Thông qua việc cổ nhân chỉ ra 4 cái ngu lớn nhất đời người, hy vọng ít nhiều mang tới thông tin hữu ích cho bạn!
Khen ít thì đoàn hát nhận được ít tiền và đánh giá là ngôi làng này keo kiệt. Đây chính là cái khó của kẻ “làm dâu trăm họ”, thế nên người xưa mới xếp cầm chầu vào trong 4 cái ngu của đời người.
Thông qua việc cổ nhân chỉ ra 4 cái ngu lớn nhất đời người, hy vọng ít nhiều mang tới thông tin hữu ích cho bạn!