1. Nhận diện ai là tiểu nhân
Muốn đối phó, trước phải học cách nhận biết kẻ tiểu nhân là ai, hộ có biểu hiện cụ thể như thế nào. Để nhận diện thì hãy quan sát vì họ thường ẩn trong vỏ bọc của một người tốt bụng, hài hòa mà không phải khi nào ta cũng đủ khả năng nhận ra.
Thông qua lắng nghe, chúng ta mới có thể hiểu được chính xác những gì đối phương truyền đạt và đưa ra những phản ứng phù hợp nhất để biểu đạt tư tưởng, quan điểm của bản thân. Có như vậy, ta mới hiểu sâu hơn và nhận diện ra là tiểu nhân.
1.1 Hay đổ lỗi
Trong cuộc sống, luôn có những chuyện không như ý xảy ra và lúc đó tiểu nhân thường bộc lộ rõ con người mình. Tiểu nhân sẽ tìm cách đùn đẩy, đổ lỗi cho người khác, không muốn kiểm điểm bản thân. Khi đó ta dễ dàng nhận diện ra bộ mặt thật của tiểu nhân nhất.
Ngược lại, cũng trong hoàn cảnh khó khăn, trở ngại, người quân tử chọn cách tự xem xét bản thân, nhìn lại xem mình có thiếu sót gì không, từ đó sửa chữa và không ngừng tiến bộ.
1.2 Làm việc thiếu nguyên tắc
Một trong những dấu hiệu dễ thấy khác của kẻ tiểu nhân đó là làm việc không có nguyên tắc. Lời nói trước sau bất nhất, khó lường, khó làm việc cùng. Kẻ tiểu nhân lời nói, việc làm hay thay đổi đối xử với người không có trước sau, thái độ lật lọng khác thường, sẵn sàng có những hành vi thiếu đạo đức mà không một chút ăn năn, hối lỗi. Ngay cả lúc này họ cũng tìm mọi cách để có lợi nhất cho bản thân.
Ngược lại, một người quân tử cho dù có rơi vào hoàn cảnh nguy hiểm, khó khăn đến mấy thì họ cũng luôn duy trì nguyên tắc đạo đức của mình.
Lương thiện chừng mực hào phóng có nguyên tắc không dễ thực hiện vì điều này cần một quá trình sai sửa và hoàn thiện mình hơn trong việc đánh giá, hiểu sâu vấn
1.3 Tư lợi cho bản thân
Có thể nói, khi gặp vấn đề hay đối mặt với những lựa chọn thì quân tử biết cách đo lòng bằng sự đạo đức. Nhưng kẻ tiểu nhân lúc nào chỉ nghĩ làm sao để mình hưởng lợi nhiều nhất.
2. Cách cổ nhân đối trị kẻ tiểu nhân
Trong cuộc sống, chúng ta thường chọn cách hòa giải, bao dung để mọi người luôn thoải mái, an vui. Thế nhưng với người không hiểu lễ nghĩa trước sau, bất chấp việc vi phạm đạo đức để làm việc xấu xa như những kẻ tiểu nhân, chúng ta không nên tỏ ra sợ hãi mà cần cứng rắn, mạnh mẽ, để họ biết bạn không phải là người dễ bắt nạt.
2.1 Trấn áp kẻ xấu
Nếu ta dám thể hiện quan điểm mạnh mẽ thì họ sẽ biết sợ. Tiểu nhân khác với kẻ ác, kẻ ác tự có kẻ ác trị, nhưng tiểu nhân gặp người mạnh hơn họ thì biết rằng mình không có "đất dụng võ".
Đối đãi với tiểu nhân thì nhất định không được sợ mà phải dùng đạo lý để chống trả mạnh mẽ, cho họ thấy bạn không phải là kẻ dễ bắt nạt, bị uy hiếp dể dàng.
2.2 Đối đãi với tiểu nhân bằng chân tình
2.3 Giữ khoảng cách, giữ mình trước kẻ tiểu nhân
Thế nên tốt hơn hết cần giữ khoảng cách, nhưng nếu phải gần thì ta học cách giữ mình, giấu mình. Trong các cuộc hội thoại với kiểu người này không nên dễ dàng bộc lộ quan điểm của bản thân, cũng không nên để họ biết mọi điều về mình, không nhận xét ai xung quanh trước mặt họ kẻo họ lấy chuyện này ra đơm đặt, nói xấu bạn. Những lời nói của bạn rất có thể sẽ trở thành vũ khí mà những kẻ tiểu nhân sẽ sử dụng để chống lại chính bạn.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: