1. Cơ chế tự chữa lành là gì?
Cơ thể của tất cả chúng ta vốn có khả năng này nhờ vào chính chức năng hồi báo, phản ứng của hệ thần kinh. Thực tế là ngay lúc này, một phần trong khoảng 60.000 tỷ tế bào của cơ thể đang không ngừng hoạt động và tái tạo để giúp con người duy trì sự sống. Toàn bộ các tế bào trong cơ thể luôn chủ động chống lại tất cả các tổn thương.
Việc khám phá ra cơ chế tự bảo vệ cơ thể, tự chữa lành bệnh tật là điều cực kỳ ý nghĩa. Nhất là ở khía cạnh tâm hồn, chữa lành đưa con người ta về đối diện với chính mình, chuyển hoá những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực hỗn độn thành sự mãn nguyện, bình an từ bên trong. Cơ thể lúc này sẽ có thể sản sinh ra nội tiết tố hạnh phúc giúp ta đón nhận và tận hưởng cuộc sống tốt hơn.
2. Chữa lành tổn thương tâm hồn và thể xác
2.1 Tâm hồn bị tổn thương
Tổn thương tâm hồn từ thời thơ ấu hay khi trưởng thành đều tạo ra vết xước rất lớn nhưng ta đã cố gắng che lấp nó, trốn tránh nó nhưng những nỗi đau ẩn sâu ở đâu đó. Từ đó, ta vô tình "đính kèm" những nỗi đau ấy suốt cuộc đời, tạo điều kiện cho nó ăn mòn tâm hồn mình, khiến ta có những cách hành xử xấu xí biểu lộ ra ngoài như: Ghen tuông, nóng nảy, bạo hành, ghét trẻ con, sợ bóng tối,...
Khi rơi vào nỗi đau của cảm xúc và tinh thần, hoặc khi đứng bên bờ vực của nỗi đau, sự mất mát, có khi nào bạn tự hỏi tại sao ta lại sinh ra trong một thế giới đầy rẫy bất hạnh?
2.2 Thể xác bị tổn thương
Sau đó yêu cầu một "đội quân" chữa bệnh tự nhiên mạnh nhất trong cơ thể đến vị trí cần tác động để bảo vệ, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, đồng thời, nhờ sự lưu thông, tuần hoàn của dòng máu để “rửa sạch” và làm lành vết thương.
Cơ chế của năng lực tự chữa lành là từ khả năng hồi báo của hệ thần kinh, tự cải thiện, tự phục hồi và đặc biệt nhất là cơ chế tự tiêu - tự phân - tự ăn (autophagy). Autophagy đã được phát hiện và chứng minh bởi nhà khoa học Yoshinori Ohsumi.
Theo tạp chí y học Đức, có tầm 70% các thể loại bệnh tật là cơ thể có thể chống lại và phục hồi hoàn toàn. Ví dụ khi bạn bị đứt tay cơ thể có thể tự cầm máu (trừ trường hợp bị chứng máu khó đông) hay bạn bị cảm cúm thông thường, dù không uống thuốc vẫn có thể tự khỏi.
3. Hãy tin tưởng sự thông minh của cơ thể
Hãy tin tưởng sự thông minh của cơ thể vì nó có khả năng tự chữa bệnh một cách hoàn hảo để duy trì sự sống tốt nhất trước khi chúng ta biết bệnh và tìm đến bác sĩ.
Từ lâu, ta đã vô tình tiếp nhận các sản phẩm có nhiều chất hoá học để bổ sung dưỡng chất, bồi bổ cho cơ thể với hy vọng cơ thể khỏe mạnh hơn, chữa bệnh nhanh hơn.
Thậm chí việc uống thuốc bổ không đúng còn khiến cho cơ chế tự chữa lành này bị mai một theo thời gian vì nó giống như một chiếc ô tô bạn để ở một góc lâu ngày thì nó sẽ han rỉ, không hoạt động được trơn tru như trước.
Khi mới mắc bệnh, các biện pháp y khoa cũng như sự can thiệp của thầy thuốc chỉ là hỗ trợ cho cơ thể hoàn thành xuất sắc tự chữa lành. Nên tận dụng khả năng tự chữa lành của cơ thể trong giai đoạn bệnh chưa lộ diện, mới chớm bệnh.
4. Làm sao để phát triển cơ chế tự chữa lành?
4.1 Chữa lành bằng cảm xúc
- Trao yêu thương: Hãy yêu thương bản thân vô điều kiện, cả mặt tốt lẫn chưa tốt. Chấp nhận con người mình như nó vốn là, khi yêu thương bản thân, cơ thể, trái tim, trí óc,... của mình đó là lúc sự chữa lành phát huy tác dụng.
- Tìm lại niềm vui: Ban đầu, niềm vui có thể đến từ bên ngoài như ai đó làm mình vui, xem chương trình yêu thích, đọc một trang sách hay... Càng về sau, bằng việc có mặt với chính mình, chúng ta tự khắc biết cách tạo ra niềm vui cho bản thân.
- Mở lòng mình: Cởi mở với mọi người, chấp nhận sự khác biệt, tha thứ cho lỗi lầm của người khác và chính bản thân mình. Tha thứ chính là liều thuốc an thần tuyệt vời giúp chúng ta thoát khỏi vòng quay của đau khổ.
- Cho đi: Cho đi tình cảm yêu thương, tiền bạc, hay tri thức cũng là khi ta đang chữa lành cho chính mình. Mỗi ý nguyện cho đi dù bé nhỏ đến mấy cũng cộng hưởng nên một làn sóng rung động tràn ngập yêu thương.
Năng lượng của con người như sóng điện luôn tồn tại và tác động không nhỏ tới suy nghĩ, hành động của chúng ta trong cuộc sống thường ngày.
4.2 Chữa lành bằng hành động cụ thể
- Viết ra hết suy nghĩ của mình: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, khi chúng ta trải lòng trên những trang giấy sẽ giúp ta đỡ nặng đầu suy nghĩ, lấy lại được bình tĩnh. Viết tay thay vì đánh máy, nếu có thể hãy thực hành viết nhật ký để trò chuyện với bản thân, có như thế bạn sẽ hóa giải năng lượng tiêu cực và chữa lành những tổn thương sâu bên trong mình.
- Vận động thường xuyên: Duy trì việc tập luyện thường xuyên vừa phải là một trong những cách hiệu quả nhất để tăng chức năng hệ miễn dịch. Hãy bắt đầu với các bài tập cường độ thấp, như đi bộ, bơi lội, khí công hoặc yoga.
- Kết nối với thiên nhiên: Thiên nhiên là nguồn lực chữa lành mạnh mẽ nhất đã có sẵn từ trong gen của chúng ta. Bạn có thể sưởi nắng, đi chân trần trên cát, ngồi bệt trên cỏ,... hoặc dành thời gian chơi đùa với trẻ em, thú cưng,...
- Hòa mình vào nghệ thuật: Bạn cũng có thể tập trung phát triển những sở thích, đam mê thuở nhỏ của mình như ca hát, vẽ tranh, chơi nhạc cụ…
- Chăm sóc giấc ngủ: Hầu hết các hoạt động chữa lành và hồi phục của cơ thể diễn ra khi chúng ta ngủ. Khi ngủ, năng lượng của cơ thể chỉ được sử dụng ở mức tối thiểu, toàn bộ năng lượng sẽ được dùng vào việc hồi phục cơ tim và mạch máu, duy trì cân bằng hormone và loại bỏ độc tố khỏi khỏi cơ thể.
- Nghe nhạc cổ điển: Nhạc còn có thể giúp làm dịu các cơn đau, giảm lo lắng và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, bạn nên chọn bài hát có nhịp chậm, cao độ thấp và cường độ thấp, ví dụ như dòng nhạc New Age hoặc nhạc cổ điển.
- Thiền định hằng ngày: Một nghiên cứu gần đây về mức độ nhận thức cơn đau cho thấy: việc thực hành thiền định mỗi ngày có thể có tác động tích cực và lâu dài đến các cơn đau nhức. Thiền đơn giản là quay về bên trong, chữa lành mối quan hệ cá nhân và thanh lọc tâm trí. Chỉ cần có mặt trong phút giây hiện tại, ý thức từng nhịp đập, hơi thở cũng là lúc ta đang kết nối sâu sắc với chính mình từ bên trong.
- Ăn thực phẩm lành mạnh: Chế độ ăn lành mạnh và giàu chất dinh dưỡng sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và làm giảm quá trình viêm - nguyên nhân chính của những cơn đau nhức như đau lưng, cổ vai gáy. Nên ăn nhiều rau quả trái cây tươi, ít hàm lượng chất béo động vật và các loại dầu bão hòa.
Việc chữa lành nên được đưa vào thói quen hàng ngày. Mỗi ngày ta có thể chọn một thời điểm để quay về với chính mình, kết nối với tầng sâu thẳm bên trong. Hãy kiên trì từng chút một, rồi ta sẽ sớm nhận ra mình mạnh khỏe, tươi vui hơn bao giờ hết.