(Lichngaytot.com) Mỗi năm lại thấy cảnh chặt đào phá quất vì khắp nơi vì người dân quyết không bán giá thấp ngày cuối năm khiến chúng ta ai cũng phải xót xa, thương họ thì ít mà giận thì nhiều.
Chiều 30 Tết, trên nhiều tuyến phố, cảnh tượng hàng chục gốc hoa, cây cảnh bị bỏ lại trên vỉa hè không phải chuyện hiếm gặp. Các tiểu thương đã thẳng tay phá bỏ đào, quất cảnh nhất quyết không bán tháo, bán đổ, bán rẻ hay bỏ lại những chậu cây ế ven đường.
Nguyên nhân là do càng cận Tết, những cây quất cảnh, cành đào rừng, hoa mai vốn có giá hàng trăm nghìn, thậm chí cả triệu đồng càng rớt giá thảm. Một số ít hộ kinh doanh còn lại xả hàng với giá chỉ vài chục nghìn/cây quất, cành đào.
Tronng khi nhiều chủ kinh doanh phải chấp nhận bán đại hạ giá để mong lấy lại chút vốn liếng nhưng cũng nhiều người cho rằng thà chặt, đập bỏ, nhất quyết không chịu bị ép giá. Một người bán đào cho hay: "Chiều 30 Tết ế ẩm, thi thoảng khách đi qua mặc cả những con số không thể bán nổi. Thà chặt đi nhóm củi còn hơn rồi về ăn Tết sớm với gia đình". Nhìn những cành đào bị chặt hay các chậu hoa bị đập bỏ ngổn ngâng trên vỉa hè nhìn thật xót xa. Xem thêm: Chọn hoa chơi Tết 2019 đúng chuẩn để năm mới gia đình may mắn, an khang
Tronng khi nhiều chủ kinh doanh phải chấp nhận bán đại hạ giá để mong lấy lại chút vốn liếng nhưng cũng nhiều người cho rằng thà chặt, đập bỏ, nhất quyết không chịu bị ép giá. Một người bán đào cho hay: "Chiều 30 Tết ế ẩm, thi thoảng khách đi qua mặc cả những con số không thể bán nổi. Thà chặt đi nhóm củi còn hơn rồi về ăn Tết sớm với gia đình". Nhìn những cành đào bị chặt hay các chậu hoa bị đập bỏ ngổn ngâng trên vỉa hè nhìn thật xót xa. Xem thêm: Chọn hoa chơi Tết 2019 đúng chuẩn để năm mới gia đình may mắn, an khang
Công sức mình bỏ ra phải quý trọng
Hành vi chặt đào phá quất để tránh bị ép giá có thể thông cảm phần nào vì họ muốn được công sức của họ được coi trọng, nhưng việc này cho thấy là hành vi thiếu văn hóa, thể hiện sự ích kỷ. Dù sao cây cảnh do chính bàn tay họ chăm sóc, nếu chỉ vì không được giá mà phá bỏ là thái độ không quý trong sức lao động của mình. Một cái cây được cả năm chăm bón, chăm sóc từng cành, từng lá mà chỉ vì tức giận mà phá bỏ không thương tiếc thì chẳng ai có thể đồng lõa hay cổ vũ cho họ được cả.
Theo GS.TS Hoàng Chương - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam, hoa là biểu trưng của cái đẹp, cái đẹp của cuộc sống, con người, nên phải ứng xử với hoa ra sao để có văn hóa.
Theo GS.TS Hoàng Chương - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam, hoa là biểu trưng của cái đẹp, cái đẹp của cuộc sống, con người, nên phải ứng xử với hoa ra sao để có văn hóa.
Triết lý kinh doanh đòi hỏi những người làm nghề phải tôn trọng thị trường, tôn trọng người tiêu dùng thì mới có thể phát triển được. Việc chặt bỏ cây cảnh để không bán rẻ thể hiện một tư duy kinh doanh ích kỷ chỉ biết mình. Rồi lại tự than Vì sao sống thiện mà đời vẫn trắc trở?
Không nên hét giá vô lý
Tâm lý chung của các tiểu thương bây giờ đó là hét giá cao dựa vào sở thích chơi đào của người dân, đến khi tới ngày 30 không ai mua và cuối cùng hoa ế. Việc này chủ yếu xuất phát từ sự hám lợi của một số người dân buôn đào.
Người tiêu dùng luôn có tâm lý chờ đồ hạ giá, giá rẻ mời mua ồ ạt, đó là lý do có những ngày xả hàng, như Black Friday, dịp giáng sinh, tết… Vì thế, chính những người buôn bán cũng phải hiểu tâm lý này để chấp nhận sự thật và chia mức giá hợp lý cho từng giai đoạn phù hợp trong dịp Tết này, tránh tỏ thái độ tức giận khi ai đó trả giá thấp.
Chỉ có đai gia mới sẵn sàng mua đào sớm, chơi đào, mai, hoa sớm. Còn những người có thu nhập ở mức trung bình, họ chỉ dám nghĩ đến những món ăn tinh thần này khi đã tạm yên tâm vì lo được cái Tết cho gia đình.
Chỉ có đai gia mới sẵn sàng mua đào sớm, chơi đào, mai, hoa sớm. Còn những người có thu nhập ở mức trung bình, họ chỉ dám nghĩ đến những món ăn tinh thần này khi đã tạm yên tâm vì lo được cái Tết cho gia đình.
Chừng nào vẫn còn tư duy buôn bán theo kiểu chộp giật, không bán hàng đúng với giá trị thật của nó thì người mua còn phải cân nhắc trước khi móc hầu bao mua bất kỳ sản phẩm nào.
Để năm sau không còn cảnh chặt đào phá quất, thiết nghĩ người kinh doanh trước hết phải bán đúng giá sản phẩm, phục vụ nhiều phân khúc thị trường với nhiều đối tượng khách hàng phong phú. Khi giá cả hợp lý thì không chỉ nhà vườn kinh doanh có lãi mà nhiều người dân có cơ hội thưởng lãm vẻ đẹp của cây cảnh dịp Tết.
Để năm sau không còn cảnh chặt đào phá quất, thiết nghĩ người kinh doanh trước hết phải bán đúng giá sản phẩm, phục vụ nhiều phân khúc thị trường với nhiều đối tượng khách hàng phong phú. Khi giá cả hợp lý thì không chỉ nhà vườn kinh doanh có lãi mà nhiều người dân có cơ hội thưởng lãm vẻ đẹp của cây cảnh dịp Tết.
Học cách kinh doanh, điều chỉnh thái độ sống
Cuộc sống mưu sinh chẳng ai tránh được lúc thuận lợi, khi khó khăn, vì thế, chúng ta phải tự tìm cách trang bị kiến thức cho mình để cứu lấy bản thân khi đối mặt với khó khăn. Đã đến lúc những người buôn bán đào phải hiểu thêm về kinh doanh mới mong buôn bán được tốt hơn chứ không phải trút sự tức giận lên đào, lên quất là xong.
Chặt đào phá quất chỉ phản ánh hình ảnh của một người thiếu hiểu biết mà thôi. Không chỉ là chăm đào, chăm quất như trước nữa mà ngay từ lúc này, họ còn phải trang bị kiến thức cơ bản để tránh có thái độ như bây giờ.
Đừng chờ tới lòng thương của ai đó bằng cách kêu gọi: "Hãy thương người bán đào, đừng chờ 30 Tết mới mua" mà họ nên ý thức được việc của mình cuối cùng vẫn là kinh doanh, là buôn bán chứ không phải chờ vào lòng thương của ai đó. Có khi họ còn phải có chiến lược cho thời gian bán đào ngắn và khốc liệt mỗi dịp Tết nếu không muốn tình cảnh này lặp đi lặp lại.
Minh Minh