Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Chấp nhận chịu thiệt không hề là kẻ ngốc, họ là kẻ khôn ngoan thực thụ

Thứ Năm, 02/01/2020 15:04 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Không phải dễ dàng nhận định chấp nhận chịu thiệt là khôn ngoan vì nếu ta nhìn bề ngoài tưởng rằng họ chỉ là kẻ ngốc, cho đến khi suy xét cốt lõi vấn đề và nguyên nhân sâu xa chúng ta mới cảm thấy kính nể hơn những người này.

1. Câu chuyện về người chuyên cho và kẻ chuyên nhận


Vào đời nhà Minh có hai anh em tính cách trái ngược nhau trong khi người anh lười biếng, tham lam thì em lại chăm chỉ và thương người. 
 
Một lần khi họ đẩy xe đi bán hàng đúng ngày mưa to, đường trơn nên một trong hai người bị trượt chân và chiếc xe kéo cả hai người cái xe lôi cả hai xuống vực và qua đời. 

Tới địa ngục họ được lính gác đưa tới gặp Diêm vương đang phân định rằng họ không làm việc gì quá tốt hay quá xấu nên cùng được đầu thai làm người. Diêm vương yêu cầu: "Thử kiểm tra xem có gia đình nào sắp sinh con hay không?”.

Gia đình nhà Triệu lớn lên sẽ thường bố thí và giúp đỡ người khác, còn con trai họ Tạ sẽ luôn được nhận sự giúp đỡ và Diêm vương đồng ý cho hai anh em này đầu thai vào hai gia đình trên.
 
Người anh thầm nghĩ, nếu con nhà họ Triệu mình sẽ bận rộn và vất vả vì đi giúp người khác nhưng nếu là con trai họ Tạ thì mình sẽ luôn nhận được sự giúp đỡ, cuộc sống sẽ an nhàn hơn bội phần. Nghĩ thế nên anh cầu xin: "Thưa Diêm vương, con mong có cuộc sống an nhàn nên Ngài cho con tái sinh vào nhà họ Tạ được nhận sự giúp đỡ của mọi người".
 
chap nhan chiu thiet la khon ngoan
 
Người em trai thường xuyên nhận thiệt thòi về mình nên xin Diêm vương cho anh được chuyển sinh và nhà họ Tạ. Anh nói: "Tôi xin tình nguyện chuyển sinh vào nhà họ Triệu để làm việc giúp đỡ những người khó khăn!".
 
Sau khi phán quyết xong, cả hai anh em được đầu thai đúng ước nguyện. Người em trai được chuyển sinh vào nhà họ Triệu giàu sang, dư tiền của, họ thường xuyên đi giúp những hoàn cảnh khó khăn. Cậu hỗ trợ bố mẹ đi khắp nơi để cứu người và ai ai cũng mang ơn gia đình họ Triệu. 

Còn người anh lại được chuyển sinh vào nhà họ Tạ nghèo khổ, thường phải đi xin ăn thừa từ người khác. Cuộc sống của anh chỉ quanh quẩn với việc đảm bảo đủ ăn, đủ sống bằng cách đi xin sự giúp đỡ từ mọi người.
 

2. Chịu thiệt lại là phúc không chừng


2.1 Chính Đức Phật cũng luôn nhận phần thiệt thòi về mình

 
 
Đức Phật ngay từ đầu đã chọn một vùng rất nghèo của đất nước Ấn Độ một phần vì Ngài thấy nơi đây khó khăn, nghèo khổ, lạc hậu cho nên đức Phật muốn gieo duyên cho vùng đất đó.

Khi mọi người đến chiêm bái Ngài, người dân nơi đó được hưởng phước hoặc sanh tín tâm, thiện căn tăng trưởng, dần dần đi đến giác ngộ. Nếu ngược lại, ngài chọn đến trung tâm một thành phố lớn để thị tịch cho nhiều người đến viếng mình để mình được nổi tiếng, lo đám cho mình được lớn lao, đầy đủ... 

Ngài nghĩ đến người khác mà chọn cho mọi người, là một sự quên mình mà nghĩ đến cho chúng sanh, là một sự dấn thân thực sự.

Hiện nay phần đông chúng ta được phân công đi đâu đó để làm việc thì thích chọn chỗ giàu sang, tiện nghi để cưng chìu tự ngã, phục vụ cho tấm thân tứ đại này được êm ấm.

Ngay việc chọn nơi thị tịch của đức Phật chúng ta đã học được công hạnh dấn thân, cho ra thực sự. Khi quên mình để dấn thân, cho ra thì sẽ cảm nhận được niềm an vui, biết đó là việc làm cao thượng. Khi cõi lòng được an vui thanh thoát như vậy thì biết chúng ta đã học đúng theo thiện pháp, theo hạnh giác ngộ mà đức Phật đã chỉ dạy, sẽ đưa đến một đời sống an ổn, tươi vui.

Ngài biết rõ rằng Phúc, Lộc, Thọ ở thế gian con người đều là đổi từ đức mà ra, bản thân có thể chịu thiệt ở hiện tại nhưng lại có thể tích đức không chỉ cho mình mà cho muôn loài. 
 
 

2.2 Chúng ta tầm thường vì chỉ tập trung lợi ích cho mình

 
Bởi vì đại đa số chúng ta mong cầu sự thoải mái, tiện nghi nên không chịu nổi thiệt thòi, đi làm thích việc nhẹ nhàng nhất, hay lên xe, đến một cuộc họp, ta thường tranh chỗ tốt, còn người khác thì mặc kệ. Xem thêm: Đôi khi cho đi mà không cần nhận lại

Có thể thấy, mỗi một ý niệm hay hành động nhỏ, con người thường nghĩ về mình hơn là người khác hay tập thể. Và thậm chí là bạn tập trung lợi ích cho gia đình mình hơn bất cứ những người xung quanh khác cũng chính là tư lợi về mình.

Chúng ta quên mất niềm vui mang lại khi được giúp ai đó, cho dù bản thân không được thoải mái nhưng tâm ta lại được vui. Thử tưởng tượng mỗi lần ta ai nhận được sự hỗ trợ của ta và họ vui, ta cũng thấy vui đấy thôi. Chỉ khi không nghĩ cho mình mà chỉ nghĩ cho người khác và dễ có được niềm vui cao thượng. 

Không đủ trí tuệ để đủ nhìn xa, trông rộng nên chúng ta thường coi trọng bản thân mình quá. Vì thế lòng mình trở nên nhỏ hẹp, đời sống ích kỷ, nhỏ nhoi, từ đó cuộc sống dễ sanh muộn phiền. Thay vì chăm chăm cho lợi ích của bản thân bạn nên làm những việc mà để khi về già ngồi gẫm nhớ lại những việc đó tự nhiên trong lòng thấy phấn chấn, an vui, thoải mái mỉm cười khi nghĩ về.

Chỉ khi không đặt mình trên tất cả ta mới xem nhẹ và hóa mọi thứ xung quanh trở nên đơn giản, từ đó lòng tự mở rộng, thường ban cho người khác những gì tốt nhất, với mình thì bình thường, như thế nào cũng được. 
 
giup do nguoi khac
 

2.3 Nhẫn nhịn chịu thiệt lại tạo ra phúc 


Sẽ có lúc bạn lo sợ rằng mình chịu thiệt sẽ bị lợi dụng nhưng nên nhớ rằng việc đó còn phải kết hợp cả sự nhạy cảm, trí tuệ để bạn đưa ra lựa chọn đúng, nhưng cũng đừng quên quy luật Nhân Quả sẽ tìm cách cân bằng và bạn cũng chẳng phải lo nghĩ việc đối đầu với họ.

Chịu thiệt có phải là kẻ ngốc, cứ quay về những thời kỳ lịch sử có rất nhiều hiền sĩ, quân tử cũng đều lấy “chịu thiệt” để yêu cầu, ước thúc bản thân mình và giáo huấn con cháu thì họ có ngốc? Kỳ thực đó là hành động của sự khôn ngoan, không phải ai ý thức được cũng đã làm được vì trong đó chứa đựng cả cảnh giới của sự từ bi và trí huệ. 

Người biết chấp nhận chịu thiệt là khôn ngoan, họ có tấm lòng từ bi rộng lớn luôn suy nghĩ cho người khác trước mà quên đi bản thân mình. Nếu có thể giúp ích cho người khác thì họ sẵn sàng chịu thiệt thòi, họ cũng không vì lợi ích thiết thân mà tranh mà đấu.
 
Bởi lẽ điều mà người chịu thiệt đạt được không chỉ là nội tâm thanh tịnh mà còn tích được công đức sâu dày về sau, họ sẽ nhân được phước báo theo quy luật nhân quả. Tham khảo: Bố thí ba la mật là gì? Hiểu xong bạn sẽ tự soi lại mình

Cuộc sống này ai chẳng ham muốn hưởng lạc, nhưng việc đó quá đơn giản, và lối sống ấy chỉ khiến chúng làm tiêu hao mài mòn ý chí và ăn mòn tinh thần nhất. Nếu biết chủ động chọn việc lao động vất vả cực khổ thích đáng có khả năng mài luyện ý chí và rèn luyện thân thể thì chúng ta càng có thêm trải nghiệm, kinh nghiệm sống.
   
Với những kẻ luôn luôn khiến cho người khác phải chịu hại chịu thiệt, bạn bè, người thân xa lánh, không ai muốn làm việc cùng, chẳng phải là mất đức rồi sao? Nhưng với người luôn sẵn lòng chịu thiệt, thường làm việc tốt, chính vì vậy những điều may mắn, hảo vận thường đến với họ.

Vì thế, chúng ta, nhất là thế hệ trẻ hiện nay đừng ngại học hỏi, làm việc tốt, nói lời hay, trong tâm chứa đựng điều tốt đẹp, trước tiên tạo phúc cho người khác, sau đó người đó cũng sẽ tạo phúc cho bạn. Như thế thì có gì đâu mà thiệt thòi, vì thế chấp nhận chịu thiệt là khôn ngoan đấy chứ!

Tin cùng chuyên mục

X