(Lichngaytot.com) Kiểu cha mẹ độc hại sẽ là mầm mống cho cuộc sống đầy khiếm khuyết của trẻ sau này cho dù chúng đủ may mắn trở thành người thành công, có địa vị trong xã hội đi chăng nữa.
Nuôi dạy con cái là một việc rất khó khăn, trong khi đó hầu hết các bậc phụ huynh chỉ đủ khả năng dạy dỗ con trong tầm hiểu biết hạn hẹp của bản thân, đó là nguyên nhân gây ra những tổn thương không nhỏ trong quá trình nuôi dạy các con
1. Nhận diện cha me độc hại
1.1 Bắt con tuân theo ý mình
Nếu ở một gia đình bình thường, cha mẹ sẽ khuyến khích và hỗ trợ con thực hiện những mong muốn của mình, nếu có họ cũng chỉ đưa ra góp ý nhẹ nhàng còn quyết định thuộc về phần các con.
Thế nhưng với những cha mẹ độc hại này hoàn toàn không muốn con cái rời khỏi tầm mắt của mình, họ muốn kiểm soát ở mức tối đa có thể. Họ sẽ nói về những vấn đề tiêu cực khi con dọn ra ngoài ở như tiền thuê nhà, vấn đề ăn uống… họ muốn con mình bỏ ý định ra ở riêng.
Việc áp đặt ý kiến con phải chọn bạn trai/bạn gái như thế này, con phải đi học trường này, làm công việc này,... hoàn toàn chỉ là để thỏa mãn mong muốn của bố mẹ cho dù việc này "núp bóng" dưới cánh danh là chỉ muốn tốt cho con cái.
Không ít người đã cảm thấy hối hận khi phí hoài thời gian để đáp ứng mong muốn của bố mẹ chứ không phải của mình. Thậm chí, cho dù có được sự thành công nhưng họ luôn cảm thấy không hạnh phúc, không được là chính mình.
Những đứa trẻ sống cùng kiểu cha mẹ này nếu chúng tỏ ra chống đối thì mối quan hệ sẽ tương đối căng thẳng, những ông bố, bà mẹ này thường hay phản ứng dữ dội trước những việc không hài lòng, họ luôn cảm thấy con cái của mình không hiểu chuyện, không biết ơn cha mẹ.
Những cha mẹ này sẽ chẳng tôn trọng cuộc sống và quyết định cá nhân của con cái bất kỳ lúc nào. Họ muốn áp đặt những suy nghĩ của mình lên cách sống của con, muốn cuộc sống của con phải ở trong tầm kiểm soát của họ. Xem thêm: Lời Phật dạy về cha mẹ và con cái: Bỏ qua là tự rước họa vào thân
1. 2. Ép con gánh trách nhiệm của con là phải chăm sóc cha mẹ
Có một số cách dạy con rất độc hại và tiêu cực đã để lại di chứng lâu dài lên đứa trẻ, và gây khó khăn cho những mối quan hệ trong tương lai của trẻ.
Ví dụ một người mẹ hay đổ lỗi rằng vì con sinh ra nên bố mẹ không còn hạnh phúc hoặc thường xuyên đẩy chúng phải lựa chọn khi mâu thuẫn của cha mẹ nổ ra, buộc phải nghe những lời phàn nàn từ cha mẹ về người kia, nghe theo một chiều hướng rất tiêu cực.
Ví dụ một người mẹ hay đổ lỗi rằng vì con sinh ra nên bố mẹ không còn hạnh phúc hoặc thường xuyên đẩy chúng phải lựa chọn khi mâu thuẫn của cha mẹ nổ ra, buộc phải nghe những lời phàn nàn từ cha mẹ về người kia, nghe theo một chiều hướng rất tiêu cực.
Bị buộc phải đặt mình vào vị trí người nghe, người giúp đỡ, khuyên giải và chịu đựng nhưng thật sự thì con cái không có quyền bày tỏ ý kiến của bản thân trong những trường hợp như thế. Điều này chỉ càng mang đến áp lực tâm lý cho con cái mà không thể giải quyết được mâu thuẫn của người lớn.
Chẳng đứa trẻ nào không hiểu về việc bố mẹ là đấng sinh thành của chúng nhưng sẽ không có một kết cục tốt đẹp nếu bố mẹ sẽ luôn luôn nhắc con cái những “ân huệ” mà họ đã làm cho con.
Họ đã tạo ra gánh nặng của con, vì thế họ không được sống theo những gì mình muốn mà chỉ muốn làm việc gì đó để trả ơn ngay lập tức. Trong thực tế, tất cả chúng ta đều có trách nhiệm với hạnh phúc của riêng mình.
Họ đã tạo ra gánh nặng của con, vì thế họ không được sống theo những gì mình muốn mà chỉ muốn làm việc gì đó để trả ơn ngay lập tức. Trong thực tế, tất cả chúng ta đều có trách nhiệm với hạnh phúc của riêng mình.
1.3. Hay mỉa mai, chê bai con mình kém cỏi
Ông bố bà mẹ biết quan tâm đúng mực tới con cái họ sẽ cho con một mái nhà an toàn, vừa kỷ luật nhưng vẫn đủ không gian riêng để con cái trưởng thành. Họ có thể trò chuyện với con về những chuyện quan trọng và cảm nhận của con để hiểu tâm tư của chúng chứ không vì mục đích khống chế con. Họ chấp nhận việc để con gây ra sai lầm và cho con biết rằng có bạn luôn ở bên hỗ trợ con sửa đổi.
Thế nhưng cha mẹ độc hại hoặc xem thường, cho rằng con kém cỏi hoặc ngược lại, họ kỳ vọng vào con mình ở mức cao nhất, nhưng khi con đạt được những thành tựu thì họ lại cho rằng đây là công sức của bố mẹ. Họ muốn con mình thành công chỉ để thỏa mãn hư vinh của bản thân, để người khác phải ganh tị với họ, con họ thành công thì sẽ mang đến cho họ một cuộc sống thoải mái hơn.
Thế nhưng cha mẹ độc hại hoặc xem thường, cho rằng con kém cỏi hoặc ngược lại, họ kỳ vọng vào con mình ở mức cao nhất, nhưng khi con đạt được những thành tựu thì họ lại cho rằng đây là công sức của bố mẹ. Họ muốn con mình thành công chỉ để thỏa mãn hư vinh của bản thân, để người khác phải ganh tị với họ, con họ thành công thì sẽ mang đến cho họ một cuộc sống thoải mái hơn.
Cả hai phong cách này cùng những nhận xét sai lệch có thể hoàn toàn làm hỏng cuộc đời của con cái, bởi vì cảm giác thất bại trong con tích tụ theo thời gian do những nhận xét tiêu cực mà cha mẹ gieo vào tâm trí con cái.
Điều này chỉ phản ánh về tâm lý không ổn định của bố mẹ, họ cố làm giảm lòng tự trọng của con cái xuống để có thể dễ dàng kiểm soát hơn. Cha mẹ kiểu này thường xuyên chỉ nói về những thất bại và sai sót của con, họ có những nhận xét gây tổn thương cho con.
Cha mẹ kiểu này lúc nào cũng làm cho con họ ở trong một trạng thái tồi tệ, luôn có cảm giác thấp kém. Họ không muốn thấy con thử những điều mới, không muốn con họ thể hiện ý chí mạnh mẽ. Với họ, những đứa con có chủ kiến có ý chí chính là những đứa “phản nghịch” không biết nghe lời cha mẹ.
2. Làm cách nào để chung sống với cha mẹ độc hại
Nếu bạn từng nghe những câu chuyện về những người nổi tiếng từng từ mặt cha mẹ trước đây chúng ta có thể tức giận vì cho rằng họ "bất hiếu". Nhưng chỉ khi nghe từng hoàn cảnh cụ thể hơn ta mới có thể hiểu cho họ - người rơi vào tình huống mà chẳng ai mong muốn.
Chúng ta thường nói "Hổ dữ không ăn thịt con", nhưng thực tế hoàn toàn không phải như vậy. Trước tiên bạn phải nhận diện ra là họ có thực sự là cha mẹ độc hại hay không vì nhiều người tuy đang chịu nhiều áp lực từ bố mẹ nhưng ngụy biện rằng họ đang làm thế cũng chỉ vì muốn yêu thương bạn mà thôi. Hoặc ngược lại, có người lại có phản ứng tiêu cực và dữ dội khi chửi bới, chống đối, đuổi đánh cả bố mẹ khi không được làm điều mình muốn.
Thật khó để hoàn toàn thoát khỏi bầu không khí gia đình độc hại và chúng ta không thể thay đổi quá khứ, không thể chọn nơi mình sinh ra vì thế bạn đành phải chọn lựa. Nếu bạn đang đi học, đang phụ thuộc hoàn toàn vào họ thì nên hiểu rằng: "Ở trong nhà của bố mẹ thì tuân theo luật lệ của bố mẹ". Đó là biện pháp tạm thời để đừng gây ra thêm những rắc rối cho mình.
Chúng ta thường nói "Hổ dữ không ăn thịt con", nhưng thực tế hoàn toàn không phải như vậy. Trước tiên bạn phải nhận diện ra là họ có thực sự là cha mẹ độc hại hay không vì nhiều người tuy đang chịu nhiều áp lực từ bố mẹ nhưng ngụy biện rằng họ đang làm thế cũng chỉ vì muốn yêu thương bạn mà thôi. Hoặc ngược lại, có người lại có phản ứng tiêu cực và dữ dội khi chửi bới, chống đối, đuổi đánh cả bố mẹ khi không được làm điều mình muốn.
Thật khó để hoàn toàn thoát khỏi bầu không khí gia đình độc hại và chúng ta không thể thay đổi quá khứ, không thể chọn nơi mình sinh ra vì thế bạn đành phải chọn lựa. Nếu bạn đang đi học, đang phụ thuộc hoàn toàn vào họ thì nên hiểu rằng: "Ở trong nhà của bố mẹ thì tuân theo luật lệ của bố mẹ". Đó là biện pháp tạm thời để đừng gây ra thêm những rắc rối cho mình.
Mối quan hệ giữa cha mẹ độc hại và con cái giống như một căn bệnh mãn tính không thể chữa lành, nhưng hãy cố gắng đừng để phát sinh biến chứng. Nếu không hậu quả sẽ khôn lường hơn. Khi bạn vẫn đang sống phụ thuộc vào tiền bạc, và ăn ở trong nhà của bố mẹ thì đừng nên tỏ ra chống đối.
Nhưng nếu bạn đã đủ trưởng thành thì tại sao không đi tìm con đường tự do cho mình bằng việc kiếm tiền và ra ở riêng? Cuộc sống tuy khó khăn nhưng một khi bạn có tiêu tiền của mình, có cuộc sống độc lập thì chẳng có ai điều khiển được bạn cả. Bố mẹ tuy không xa lạ nhưng họ cũng là một cá thể độc lập như bạn mà thôi, mỗi người đều mưu cầu cuộc sống riêng, nếu không có chung tiếng nói thì nên tách biệt càng sớm càng tốt.
Khi bạn ở trong ngôi nhà riêng của mình, bạn hoàn toàn có thể có những quy tắc riêng của bản thân mình, được thuận theo sở thích của cá nhân bạn chớ không phải của cha mẹ bạn hay bất cứ ai khác.
Nhưng nếu bạn đã đủ trưởng thành thì tại sao không đi tìm con đường tự do cho mình bằng việc kiếm tiền và ra ở riêng? Cuộc sống tuy khó khăn nhưng một khi bạn có tiêu tiền của mình, có cuộc sống độc lập thì chẳng có ai điều khiển được bạn cả. Bố mẹ tuy không xa lạ nhưng họ cũng là một cá thể độc lập như bạn mà thôi, mỗi người đều mưu cầu cuộc sống riêng, nếu không có chung tiếng nói thì nên tách biệt càng sớm càng tốt.
Khi bạn ở trong ngôi nhà riêng của mình, bạn hoàn toàn có thể có những quy tắc riêng của bản thân mình, được thuận theo sở thích của cá nhân bạn chớ không phải của cha mẹ bạn hay bất cứ ai khác.
Nếu có thể, thi thoảng về thăm, chơi nhà bạn lại sớm nhận ra: "Xa thơm, gần thối" ngay mà thôi.
Thế nhưng, thực tế cho thấy có một số ít cha mẹ vô cùng độc hại, chỉ cần có cơ hội gần con là họ đã có dã tâm làm hại hoặc muốn con phải chịu trách nhiệm cuộc sống của họ cả đời, hoặc tìm cách tra tấn tinh thần và thể chất của con...
Những trường hợp đặc biệt như thế này dù bạn muốn hiếu thảo với cha mẹ nhưng bạn chẳng có lựa chọn nào khác đó là tránh xa. Vì thực tế bạn có bao dung bằng lòng tốt của mình cũng không thể thay đổi được họ, trong khi ở gần họ bạn chỉ thấy cuộc sống tồi tệ hơn mà thôi.