Chỉ dừng lại ở việc sống tốt, đạo đức thôi chưa đủ, nếu không biết giữ mồm giữ miệng thì tai họa ập đến lúc nào không hay. Câu chuyện về cha con họ Hạ thân bại danh liệt cũng vì vạ miệng sau đây sẽ nhắc nhở chúng ta thận trọng hơn trong cách nói năng của mình.
1. Cha con họ Hạ thân bại danh liệt cũng vì vạ miệng
Một trong những đại tướng tên Hạ Nhược Đôn nổi tiếng là cực kỳ thiện chiến, lập nhiều công lớn trong trận chiến bình định Tương Châu. Thế nhưng không những không được tưởng thưởng lại bị vu khống, thế nên bị giáng chức.
Ông vô cùng tức giận vì không được ghi nhận nỗ lực của mình mà còn bị mang tiếng xấu. Quá bất bình và tức giận, ông oán trách triều đình trước mặt sứ giả.
Thời điểm đó, quyền thần Bắc Chu là Vũ Văn Hộ từ lâu đã ganh ghét, nuôi lòng thù hận với ông nên khi nghe những gì sứ giả kể lại, lập tức điều Hạ Nhược Đôn về và ép ông phải tự sát.
- Ta không thể nào hoàn thành tâm nguyện muốn bình định Giang Nam của mình. Mong con sớm hoàn thành chí hướng của ta. Hơn nữa, vì cái miệng làm hại cái thân mà ta phải nhận cái chết này, con nhất định phải cẩn thận.
Ghi nhớ di nguyện của cha, Hạ Nhược Bật sau vài chục năm đã trở thành đại tướng quân thống lĩnh Hữu lĩnh quân của triều Tùy. Ông được chú ý khi giữ chức Tổng quản quân, ghi công lớn trong trận chiến tiêu diệt quân Trần.
Trong bất cứ các cuộc tụ họp nào, ông cũng buông lời nhiếc móc, thể hiện thái độ bất mãn, khó chịu. Rồi một ngày những lời này cũng đến tai Tùy Văn Đế Dương Kiên. Vua liền bắt ông vào ngục để răn đe.
Thế nhưng vì nghĩ rằng Hạ Nhược Bật từng lập công lớn nên liền thả ra sau đó. Đã vậy, ông còn không biết điều, đi khoe khoang ông và thái tử Dương Dũng có mối quan hệ mật thiết. Không may sau này Dương Dũng bị thất sủng và bị phế truất, ông đi đòi công bằng cho Dương Dũng.
- Ta để Cao Dĩnh, Dương Tố làm Tể tướng thế mà ông chê bai rằng bọn họ không xứng, chỉ là lũ bất tài, chỉ biết ăn cơm? Vậy ý ngươi là ta cũng bất tài, cũng chỉ là phế vật đúng không?
Nhưng vì nể tình nên một năm sau phục lại chức quan, nhưng ông cũng không được trọng dụng như xưa.
Sau đó không lâuu, Tùy Dương Đế kế vị, vẫn thói nào tật đấy, cái miệng làm hại cái thân, ông chê Dương Đế quá xa xỉ trước mặt đông người nên cuối cùng bị Tùy Dương Đế giết chết.
2. Nói lắm cũng thành nói dại
Trong cuộc sống có vô số điều khiến ta bất bình nhưng không phải là chuyện gì cũng có thể nói thẳng nói thật.
Vậy nên, việc khi nào nên nói, khi nào không nên không phải là việc dễ dàng, chúng ta đều phải học. Bằng chứng là những người giỏi giang, tinh anh cũng phạm sai lầm lớn, thậm chí thiệt mạng vì cái miệng của mình thì việc người bình thường như chúng ta rơi vào tình huống tương tự hoàn toàn có thể xảy ra.
Trong “Hồng lâu mộng” có khắc họa hình ảnh Tiêu Đại vào sinh ra tử cùng Ninh quốc công. Ông còn cứu mạng chủ nhân trong đống người chết, có thể nói ơn cứu mạng không để đâu cho hết.
Thậm chí, khi đói ông cũng đi trộm đồ ăn cho chủ nhân ăn, bản thân vẫn không có gì trong bụng. Khi không có nước uống, ông uống nước đái ngựa, nhường nửa bát nước xin được cho chủ nhân uống. Chủ nhân Ninh phủ rất coi trọng, luôn tạo điều kiện tốt cho ông.
Thế nhưng, Tiêu Đại lại vô cùng căm ghét cuộc sống thối nát của con cháu đời sau nhà Ninh quốc phủ, ỷ vào ưu thế của bản thân mà tác oai tác quái. Nhưng vì không biết giữ mồm miệng, lúc nửa tỉnh nửa say chê bai đầy đủ từng người trong nhà chủ. Kết cục lại bị nhốt lại, nhét đất và phân ngựa vào mồm.
Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm là vậy, càng nói nhiều thì lời nói càng mất trọng lượng. Thế nên chúng ta cũng cần có thêm một loại năng lực đó là quản cái miệng của mình thật tốt.
Người có đạo đức cao sang, tự biết chỉ làm việc thiện thôi là chưa đủ, mà biết là chỉ lúc bất đắc dĩ mới nên mở miệng; người vội vàng hấp tấp, nóng vội thể hiện mình, phơi bày hết sự bực tức trong lòng, cuối cùng dẫn tới thất bại.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: