Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Những câu nói ý nghĩa giúp bạn thay đổi cách suy nghĩ ích kỷ về cuộc đời này: Đọc đến đâu thấm đến đấy!

Thứ Tư, 08/04/2020 09:00 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Những câu nói giúp thay đổi suy nghĩ ích kỷ dưới đây tuy ngắn nhưng chứa đựng bài học ý nghĩa giúp chúng ta hiểu ra rằng sự ích kỷ của bản thân có thể gieo rắc nỗi khổ đau cho người khác và thay đổi điều đó không hề khó.
 
Con người sống trên đời dù là ai cũng đều mong muốn hạnh phúc và luôn cố gắng để đạt được điều đó. 
 
Người giàu cũng như người nghèo, người thông minh cũng như người bình thường, người xấu cũng như người đẹp, ai cũng muốn hạnh phúc và tránh được khổ đau. 
 
Ta có thể tìm kiếm hạnh phúc theo nhiều cách khác nhau, nhưng thực tế, tất cả chúng ta đều muốn được hạnh phúc. Như vậy có nghĩa là tất cả mọi người đều bình đẳng.
 
Thế nhưng mưu cầu hạnh phúc cho bản thân không thể tránh được những giây phút ta để suy nghĩ ích kỷ che lấp tâm trí. Suy cho cùng, ai mà chẳng muốn tốt cho chính bản thân mình.

Cau noi giup thay doi suy nghi ich ky
 
Nhiều người thường chỉ quan tâm đến cảm nhận của mình, không suy xét xem hành động mình làm liệu có gây ra ảnh hưởng gì đến người khác hay không. Cứ như vậy, ích kỷ sinh ra từ đó.
 
Cho nên chúng ta cần lòng từ bi và yêu thương con người không chỉ để tồn tại mà chúng là những nền tảng cơ bản của sự thành công trong cuộc sống. 
 
Suy nghĩ ích kỷ không chỉ hại người khác, mà còn ngăn chúng ta đạt đến hạnh phúc thực sự.
 
Con người cứ giữ mãi tâm sân hận, ích kỷ sẽ dễ dàng đi đến hận thù và có thể giết hại cả những người đã từng tử tế và giúp đỡ chúng ta, hoặc chúng ta có thể gây nên những điều độc ác làm hại đến người khác. 
 
Chính sân hận, ích kỷ là một loại kẻ thù vô cùng độc hại của tâm và chúng ta cần quán chiếu để tránh xa nó.
 
Những câu nói giúp thay đổi suy nghĩ ích kỷ dưới đây hy vọng sẽ phần nào giúp bạn từ bỏ cái tâm sân hận để tìm được hạnh phúc thật sự thuộc về mình.
 
1. Khi ta đem hoa tặng cho người khác thì người ngửi được hương thơm ấy trước hết chính là bản thân ta; còn khi ta cầm nắm bùn ném vào người khác, tay ta đã bị lấm lem trước cả người.
 
2. Người thường xuyên nhìn lên thì tự nhiên sẽ ngày càng cao lớn; còn người cứ mãi cúi đầu toan tính thì lưng tự khắc sẽ gù.
 
3. Chỉ cần bàn chân còn trên mặt đất, đừng tự coi thường bản thân; chỉ cần còn sống trên thế gian này, đừng coi mình là nhất.
 
4. Khi chúng ta dùng một ngón tay chỉ thẳng vào người khác, đừng quên có 3 ngón tay còn lại đang chỉ thẳng vào bản thân mình.
 
5. Dừng chân nghỉ ngơi là để chuẩn bị đi được quãng đường dài hơn. Phải có hy sinh mới gặt hái được thành quả xứng đáng, chỉ có buông bỏ mới thoát khỏi phiền não, chỉ có lãng quên mới khiến lòng thanh thản, chỉ có khoan dung mới nhận được sự trân trọng từ mọi người.
 
6. Bạn đối đãi với người khác ra sao, người ta sẽ đối đãi lại với bạn như thế ấy, đây chính là "nguyên tắc vàng" trong đối nhân xử thế. Người ta đối xử với bạn như nào, bạn nhất định phải hoàn trả lại y hệt, đây gọi là "chuẩn mực bạc".
 
7. Tất cả những việc bạn đã làm, kết quả ngày hôm nay chính là lời hồi đáp của trời xanh. Gieo nhân nào gặt quả nấy!
 
8. Hãy cảm ơn người đã giúp đỡ bạn, bởi họ dạy bạn cách cảm nhận được tình yêu thương và sự tin tưởng.
 
Hãy cảm ơn người đã làm tổn thương bạn, bởi không có họ bạn đã không thể trưởng thành và cũng không học được cách phân biệt lòng người.
 
Và hãy đặt bản thân vào vị trí của người khác, so lòng với lòng. Bạn sẽ tìm được sự cân bằng trong trái tim của mình.
 
9. Làm bất cứ việc gì cũng phải bắt đầu từ điều nhỏ nhất, tỉ mỉ từ từng chi tiết. Có những lúc, tiểu tiết lại quyết định sự thắng hay bại.
 
Có rất nhiều ví dụ trên đời này về việc chỉ vì bỏ qua tiểu tiết mà dẫn đến hỏng chuyện. Người mà ngay cả việc nhỏ cũng làm không xong, vậy thì sao có thể là người làm nên chuyện lớn?

Cau noi giup thay doi suy nghi ich ky 2
 
10. Học lực là một tấm huy chương đồng, năng lực là tấm huy chương bạc, nhân duyên, các mối quan hệ xã hội của con người là huy chương vàng và tư duy đứng trên tất cả những tấm huy chương nói trên.
 
11. Bộc lộ sự nóng nảy ra ngoài, đó gọi là bản năng. Kìm nén sự nóng nảy vào bên trong, đó gọi là bản lĩnh.
 
12. Làm việc gì cũng phải có khái niệm về thời gian. Không giữ đúng hẹn, đến trễ giờ là thói quen xấu nhất.
 
Người không có khái niệm về thời gian, không chỉ lãng phí những giây phút quý báu của mình, mà còn lãng phí cả của người khác.
 
Trong thời đại kinh tế tri thức hiện nay, thời gian là vàng là bạc, không biết trân trọng thì chẳng khác nào tự tay hủy diệt chính mình.
 
13. Làm người nhất định phải sống có trách nhiệm. 
 
Một người mang suy nghĩ có trách nhiệm thì mới dám chịu trách nhiệm, mới nhận được sự công nhận của người khác.
 
Nếu như gặp chuyện gì cũng chối bỏ trách nhiệm, đùn đẩy khó khăn cho người khác, thành tích lại cướp về mình, chỉ thích thể hiện trước mặt người khác, người như vậy chắc chắn sẽ chẳng ai muốn thân cận.
 
14. Phải biết cách đặt bản thân vào vị trí của người khác để suy nghĩ.
 
Nếu như bạn là ông chủ, là lãnh đạo của đơn vị, bạn phải học cách thay đổi góc độ suy nghĩ vấn đề. Phải đặt mình vào hoàn cảnh người khác và nghĩ xem, nếu như mình là nhân viên bình thường thì mình phải làm gì.
 
Khổng Tử có câu "Kỷ sở bất dục, vật thi vu nhân", nghĩa là điều mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác.
 
Đừng chỉ nghĩ đến việc bạn nhận được bao nhiêu tiền, trước hết hãy cân nhắc xem bạn đã cống hiến được bao nhiêu.
 
Người học được cách thay đổi góc độ để suy nghĩ, tâm thái sẽ luôn vui vẻ và tích cực.
 
Một người làm lãnh đạo, cho dù chưa làm tốt công việc cũng sẽ không than trách giận lây sang người khác, thay vào đó là đoàn kết cùng với mọi người, tiếp thu những ý kiến hữu ích, cùng cố gắng để hoàn thiện việc còn dang dở. Người như vậy mới là một vị lãnh đạo xuất sắc.

Đọc ngay: Lời dạy của Khổng Tử chỉ 9 chữ nhưng là kim chỉ nam cho người làm lãnh đạo.
 
15. Không hiểu thì đừng có giả bộ đã hiểu, đừng bao giờ giấu dốt.
 
Phải khiêm tốn chân thành, phải tích cực học hỏi, chớ nên kiêu căng nóng nảy, thay vào đó là khiêm tốn lắng nghe ý kiến đóng góp của người khác. Khám phá thêm: Lời Phật dạy về khiêm tốn
 
Khi gặp phải vấn đề khó khăn, ngồi xuống thương lượng cùng mọi người là điều rất quan trọng.
 
Nếu muốn đề cao bản thân, hãy cố gắng tích lũy kinh nghiệm từ mọi người, trau dồi kiến thức qua sách vở, mỗi ngày đều "sạc pin" cho bản thân.
 
Nếu chỉ biết độc đoán chuyên quyền, bỏ ngoài tai mọi lời góp ý của người khác, người như vậy đa số đều sẽ chẳng làm nên trò trống gì. 
 
Một người không đọc sách, không tiếp thu trau dồi kiến thức, lúc nào cũng hống hách gây sự với người khác, sống ngày nào hay ngày ấy, vậy thì chỉ là một người vô tích sự.

Cau noi giup thay doi suy nghi ich ky 1
 
16. Phải có lòng bao dung. Người biết dùng tấm lòng bao dung đối đãi với tất cả mọi người, cũng sẽ tạo ra hoàn cảnh rộng lượng bên cạnh mình.
 
Đối xử tử tế với người sẽ đổi lấy được người thiện đãi. 
 
Người biết dùng tấm lòng thiện lương, bao dung đối đãi với bạn bè, đồng nghiệp, thân nhân thì hạnh phúc luôn đong đầy trong cuộc sống.
 
Bao dung với người khác, nghiêm khắc với bản thân, sự nghiệp của bạn chắc chắn sẽ được đặt sẵn những nấc thang dẫn đến thành công. Hơn nữa, khoan dung độ lượng mang lại phúc báo suốt đời.
 
17. Phải làm một người có phẩm giá.
 
Bất cứ ai cũng phải có "tam quan" rõ ràng.
 
Tam quan gồm thế giới quan, giá trị quan và nhân sinh quan, đây là ba quan niệm lớn mà đa số chúng ta đều nhận thức được. 
 
Thế giới quan chính là cách bạn đối đãi với thế giới này như thế nào. Nhân sinh quan chính là bạn cảm thấy cuộc sống này ra sao. Còn giá trị quan tức là điều gì quan trọng đối với bạn.
 
Sống trên đời không thể chỉ cắm đầu vì đồng tiền, còn có thứ quan trọng hơn tiền bạc, ấy chính là phẩm giá của bạn.
 
Làm người phải có phẩm giá, phải có thái độ cao thượng, khoan dung độ lượng, đừng chỉ biết so đo tính toán.
 
Phải biết giúp đỡ người bên cạnh, đừng gắp lửa bỏ tay người. Người biết đối xử tử tế với những người xung quanh mình, biết đoàn kết mọi người đồng lòng chung sức làm việc thì mới có năng lực cảm hóa người khác, khiến mọi người nghe theo.
 
18. Làm người phải dày công tu dưỡng, phải có hàm dưỡng để nhìn đời bình thản.
 
Khi tiếp xúc với người khác, ấn tượng đầu tiên rất quan trọng. Cho nên cần phải tự nhiên thoải mái, lời nói cử chỉ phải khéo léo, giữ thái độ đúng mực.
 
Phải tôn trọng đối phương, chân thành lắng nghe người ấy nói chuyện, không cắt ngang lời đối phương.
 
Trong lúc trò chuyện, ánh mắt phải nhìn thẳng, đừng liên tục đánh mắt sang chỗ khác bởi điều đó là biểu hiện của sự không an tâm, thiếu chân thành.
 
Điều quan trọng nhất trên đời là học cách tu dưỡng chính mình. Một người có tu dưỡng cao sẽ lưu lại ấn tượng đầu tiên rất tốt trong lòng người khác. Sự nghiệp của người đó tự nhiên đã thành công một nửa.
 
19. Làm việc gì cũng phải có mục tiêu rõ ràng.
 
Một người, phải có cái nhìn xa trông rộng, có như vậy mới có thể tiến được xa.
 
Nhưng lợi ích của bạn cũng phải phù hợp với thời cuộc, phù hợp với mục tiêu chung.
 
Còn nếu như đi nơi nào cũng toan tính cho riêng mình, bị lòng tham che mờ mắt, chỉ biết ích kỷ nghĩ cho bản thân, vậy thì thành công ở rất xa tầm với.
 
Người không biết nhìn xa trông rộng, sẽ không biết cách làm người, càng không làm nên chuyện.
 
Còn người không có mục tiêu, sống ngày nào hay ngày đấy, không có bất cứ thứ gì trong tay, kiểu người như vậy sẽ không thể đảm đương được bất cứ trọng trách nào.
 
20. Mỗi buổi sớm mai, thái dương lại mọc lên, hãy dùng một nụ cười nhẹ nhàng đón lấy ánh bình minh.
 
Dùng tâm thái nhẹ nhàng đối xử với mỗi người bên cạnh, dùng tâm thái an yên làm bất cứ việc gì.
 
Dùng thái độ lạc quan đón ngày mới lên, vậy thì mỗi ngày của bạn sẽ trôi qua trong vui vẻ và hạnh phúc.
 
Tóm lại, trên đời này có hai việc quan trọng nhất: học cách làm người và học cách làm việc. Làm người trước, làm việc sau.
 
Học xong cách làm người rồi mới có thể làm tốt được việc. Làm xong việc, cũng làm người tốt rồi mới coi như có chút cống hiến cho xã hội, để xã hội thêm hài hòa và tốt đẹp.
 
 
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X