(Lichngaytot.com) Câu chuyện về Thiên đường và Địa ngục cho chúng ta cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc đời, từ đó ngẫm lại cách hành xử của chúng ta với mọi người xung quanh mình.
1. Câu chuyện về Thiên đường và Địa ngục
Chuyện kể về một người đàn ông tốt bụng, cả cuộc đời ông tích đức, hành thiện nên khi qua đời ở tuổi 100, có một Thiên sứ đã đến đón ông lên Thiên đường.
Thiên sứ nói:
- Ông là người tốt bụng, khi còn sống ông làm quá nhiều việc thiện nên tích được công đức rất lớn. Trước khi rời khỏi thế gian này, ông có nguyện vọng nào muốn ta đáp ứng hay không?.
- Ông là người tốt bụng, khi còn sống ông làm quá nhiều việc thiện nên tích được công đức rất lớn. Trước khi rời khỏi thế gian này, ông có nguyện vọng nào muốn ta đáp ứng hay không?.
Người đàn ông lương thiện trả lời:
- Thưa Thiên sứ, tôi sống cả đời này có nghe tới Địa ngục mà chưa biết nó trông như thế nào. Ngài có thể đưa tôi đi tham quan một chút được không?
- Thưa Thiên sứ, tôi sống cả đời này có nghe tới Địa ngục mà chưa biết nó trông như thế nào. Ngài có thể đưa tôi đi tham quan một chút được không?
Thiên sứ đáp:
- Được thôi, tôi sẽ đáp ứng mong muốn của ông, vì ông sẽ lên Thiên đường nên ta đưa ông xuống Địa ngục trước để tham quan.
Nói rồi ông đi theo Thiên sứ xuống Địa ngục, đến một nơi có hoa thơm cỏ lạ, cây trái xum xuê, quả ngọt trĩu cành.
Đi thêm một đoạn, trước mặt họ có một bàn ăn lớn, trên bàn bày đầy những đĩa đầy thức ăn nóng hổi, thơm ngon. Lúc này người đàn ông mới thốt lên rằng:
- Được thôi, tôi sẽ đáp ứng mong muốn của ông, vì ông sẽ lên Thiên đường nên ta đưa ông xuống Địa ngục trước để tham quan.
Nói rồi ông đi theo Thiên sứ xuống Địa ngục, đến một nơi có hoa thơm cỏ lạ, cây trái xum xuê, quả ngọt trĩu cành.
Đi thêm một đoạn, trước mặt họ có một bàn ăn lớn, trên bàn bày đầy những đĩa đầy thức ăn nóng hổi, thơm ngon. Lúc này người đàn ông mới thốt lên rằng:
- Địa ngục sung sướng như thế này mà người ta lại sợ nó. Chẳng ngờ cuộc sống dưới Địa ngục cũng không tệ chút nào, không bi thảm như trong tưởng tượng của tôi!
Thế nhưng Thiên sứ chỉ mỉm cười:
- Đừng vội, ông cứ xem tiếp sẽ rõ.
Một lát sau cửa phòng mở ra, vô số quỷ đói chạy ra và tranh nhau ngồi vào bàn. Mỗi người cầm trên tay một đôi đũa dài đến cả chục mét, họ cố hết sức gắp đồ ăn cho vào miệng mình. Thế nhưng đũa dài quá nên không thể ăn nổi, cuối cùng là lại càng đói. Lúc này người đàn ông mới nói:
- Thực là quá bi thương! Họ muốn ăn mà không thể ăn, thực phẩm ê hề mà vẫn phải chịu đói…
Thiên sứ lúc này mới đáp lời:
- Ông thấy như vậy rất tàn nhẫn, phải không? Vậy ta sẽ đưa ông đến Thiên đường.
Thiên sứ lúc này mới đáp lời:
- Ông thấy như vậy rất tàn nhẫn, phải không? Vậy ta sẽ đưa ông đến Thiên đường.
Khi hai người vừa đặt chân tới Thiên đường họ cũng nhìn thấy cảnh tượng tương tự, quang cảnh cũng như bên Địa ngục. Nghĩa là cũng có hoa thơm, trái ngọt, bên dưới cũng có những chiếc bàn dài với đầy thức ăn ngon và đẹp mắt.
Mọi người cũng đang ngồi quây quần bên một chiếc bàn đầy ắp thức ăn và những đôi đũa dài cả chục mét. Nhưng điều khác biệt là, ở đây, mọi người thân thể khoẻ khoắn, đầy đặn, họ cười nói vui vẻ.
Mọi người cũng đang ngồi quây quần bên một chiếc bàn đầy ắp thức ăn và những đôi đũa dài cả chục mét. Nhưng điều khác biệt là, ở đây, mọi người thân thể khoẻ khoắn, đầy đặn, họ cười nói vui vẻ.
Trái ngược với những cô hồn dã quỷ dưới Địa ngục, ở Thiên đường, người ngồi đối diện gắp đồ ăn cho nhau bằng chiếc đũa dài. Như thế là ai cũng được thưởng thức đồ ăn một cách vui vẻ, ung dung, không ai tranh phần ai.
Bài học: Từ câu chuyện về Thiên đường và Địa ngục ở trên chúng ta có thể thấy hai nơi này không có khác nhau là bao từ cảnh sắc cho tới điều kiện vật chất. Thế nhưng người ở Địa ngục khổ vì họ tranh giành nhau miếng ăn, họ cũng không có suy nghĩ là phải giúp nhau, thế nên ai cũng đói khổ.
Ngược lại ở Thiên đường người ta giúp nhau ăn uống, cuộc sống nhờ thế mà no đủ, thanh nhàn. Vậy nên Thiên đường đơn giản cũng chỉ là nơi con người đối đãi bằng thiện tâm, biết giúp đỡ người khác, cuối cùng giúp đỡ người khác chính là giúp mình.
Ngược lại ở Thiên đường người ta giúp nhau ăn uống, cuộc sống nhờ thế mà no đủ, thanh nhàn. Vậy nên Thiên đường đơn giản cũng chỉ là nơi con người đối đãi bằng thiện tâm, biết giúp đỡ người khác, cuối cùng giúp đỡ người khác chính là giúp mình.
2. Với thiện tâm, nơi đâu cũng là Thiên đường
Trong cuộc sống, khi cùng rơi vào cùng hoàn cảnh, có người biến đổi nó thành cơ hội, có người khiến nó thành thảm họa. Thiên đường hay Địa ngục cũng là do lòng người mà ra, hay có thể nói nguyên nhân chủ yếu là do tư tưởng, mục tiêu, cách sống của họ quyết định điều này.
Thế nên chính cái tâm con người khác nhau khiến họ ra quyết định hoàn toàn khác biệt và dẫn cuộc đời của họ có một kết cục khác. Cuối cùng họ rơi vào Địa ngục hay xuống Thiên đường cũng là do cái tâm của chính họ mà ra.
Thế nên chính cái tâm con người khác nhau khiến họ ra quyết định hoàn toàn khác biệt và dẫn cuộc đời của họ có một kết cục khác. Cuối cùng họ rơi vào Địa ngục hay xuống Thiên đường cũng là do cái tâm của chính họ mà ra.
Theo tư duy lối mòn, nhiều người cho rằng phải tranh giành, vun vén mọi thứ về mình mới là khôn ngoan. Thế nhưng, chỉ bằng cách dung hòa lợi ích giữa mọi người, dám vì người thì sẽ có người vì mình, như thế mới có thể giải quyết được rất nhiều vấn đề tưởng chừng như không thể.
Chẳng cần đợi khi qua đời mới được đến Thiên đường, ngay trong đời hiện tại nay, ta vẫn có cách để biến ngay nơi mình sống thành Thiên đường bằng cách thể hiện thiện tâm với mọi người. Ta có thể xem như mình là một người đang sống ở đó, trở thành người thiện lương, đối tốt với mọi người xung quanh như với chính mình ngay từ bây giờ.
Nếu có thể làm được như vậy thì có phải chúng ta cũng đang sống trên Thiên đường rồi.
2.1 Thế nào là lòng tốt đúng nghĩa?
Nếu bạn đối xử tốt với một ai đó với tâm ý là để được khen, được tán thưởng thì lòng tốt chỉ có hình thức bên ngoài là từ bi, còn thẳm sâu bên trong lại không thật tâm vì chúng xuất phát từ động cơ ngầm nào đó.
Lòng tốt thực sự phải luôn đi cùng với sự thấu cảm và hiểu biết. Theo đó, ta không chỉ giúp đơn thuần mà cần có thêm hiểu và tôn trọng người đối diện.
Điều đó giúp ta nhìn thấy được cái sâu lắng nhất bên trong họ, đó chính là tâm hồn của họ. Và khi hai tâm hồn đó đã gặp được nhau thì cả hai sẽ trở thành một. Từ bi chính là dạng thức cao nhất của tình thương đó.
Điều đó giúp ta nhìn thấy được cái sâu lắng nhất bên trong họ, đó chính là tâm hồn của họ. Và khi hai tâm hồn đó đã gặp được nhau thì cả hai sẽ trở thành một. Từ bi chính là dạng thức cao nhất của tình thương đó.
2.2 Bạn chỉ cho đi được thứ mình có
Nhưng trước khi yêu thương người khác ta cũng phải biết yêu thương mình trước tiên. Ta không thể yêu thương ai đó nếu không biết cách yêu thương bản thân.
Theo Osho - bậc thầy tâm linh Ấn Độ từng kể lại một câu chuyện ông chứng kiến như sau, có lần ông nhìn thấy một bà mẹ dạy cậu con trai của mình:
- Con nhớ rằng phải luôn có ý thức giúp đỡ mọi người.
Theo Osho - bậc thầy tâm linh Ấn Độ từng kể lại một câu chuyện ông chứng kiến như sau, có lần ông nhìn thấy một bà mẹ dạy cậu con trai của mình:
- Con nhớ rằng phải luôn có ý thức giúp đỡ mọi người.
Đứa trẻ đáp lời:
- Thế còn mọi người thì sao ạ?
- Thì họ sẽ giúp những người khác - người mẹ ôn tồn đáp.
Đứa trẻ nghe thế liền thắc mắc:
- Sao lại như thế hả mẹ? Tại sao mình không tự giúp bản thân trước, thay vì luôn nghĩ đến việc phải luôn giúp đỡ mọi người và làm cho mọi thứ trở nên phức tạp một cách không cần thiết ạ?
- Sao lại như thế hả mẹ? Tại sao mình không tự giúp bản thân trước, thay vì luôn nghĩ đến việc phải luôn giúp đỡ mọi người và làm cho mọi thứ trở nên phức tạp một cách không cần thiết ạ?
Trong cuộc sống, chúng ta luôn được khuyên là phải đối xử tốt với mọi người, thế nhưng ta chẳng thể cho thứ mà mình không có. Nếu ta đang không vui, không hạnh phúc thì làm sao có thể giúp được người khác có điều tương tự.
Thế nên, trước khi muốn truyền cảm hứng cho người khác thay đổi để trở nên tốt đẹp như bạn thì chính bạn phải thay đổi để có cuộc sống tốt hơn.
Theo Osho mỗi người nên sống một cuộc đời an nhiên, hạnh phúc và phong phú hết mực, từ đó mới có thể cảm nhận những điều tích cực trong cuộc sống. Khi ấy, tự khắc chúng ta sẽ có thể truyền cảm hứng cho những người xung quanh thay đổi.
Thế nên, trước khi muốn truyền cảm hứng cho người khác thay đổi để trở nên tốt đẹp như bạn thì chính bạn phải thay đổi để có cuộc sống tốt hơn.
Theo Osho mỗi người nên sống một cuộc đời an nhiên, hạnh phúc và phong phú hết mực, từ đó mới có thể cảm nhận những điều tích cực trong cuộc sống. Khi ấy, tự khắc chúng ta sẽ có thể truyền cảm hứng cho những người xung quanh thay đổi.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: