Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Câu chuyện chỉ vì lỡ lời khiến hai người mất mạng cảnh tỉnh chúng ta nên biết NHẪN đúng lúc

Thứ Năm, 12/10/2023 17:27 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Câu chuyện lỡ lời khiến hai người mất mạng sau đây sẽ khiến chúng ta cần nhìn lại mình, tránh nói những lời gây hại tới người khác trong lúc nóng giận kẻo gieo nghiệp nặng, rước họa vào thân.


1. Chuyện ông bố vì lỡ lời mà khiến vợ con mất mạng 


Một người tên Thiệu Tiểu có lần đảm nhận nhiệm vụ đi đến Nam Can Đường để thúc đẩy việc thu thuế đất đai. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, ông đi cùng với hai cha con Cục trưởng họ Trần và trở về quê để thăm gia đình.

Dừng chân ở một quán rượu tại Nam Đài, một thuật sĩ họ Trịnh mời mọi người xem bói.
 
Sau khi xem xét tướng mạo cho cha con nhà họ Trần, thuật sĩ họ Trịnh nói:

- Trông dáng vẻ của ngài đây chắc chắn phúc khí lớn, chỉ hai năm tới thôi sẽ có thể cai trị thiên hạ. Còn tương lai của vị công tử đây cũng rất rực rỡ.

Từng đỗ cử nhân nhưng không được làm quan huyện nên Cục trưởng họ Trần luôn canh cánh trong lòng sự tiếc nuối, nay nghe thuật sĩ nói như vậy, ông như mở cờ trong bụng. 
 
Cau chuyen lo loi khien hai nguoi mat mang
 
Một năm sau đó, cũng trong một chuyến hồi hương tương tự, Thiệu Tiểu lại cùng với cha con nhà họ Trần ăn uống tại quán rượu này. Họ nhìn thấy bóng thuật sĩ họ Trịnh từ phía xa và mời ông vào và hỏi về những lời trước đây.
 
Thế nhưng ánh mắt của thuật sĩ có vẻ thất thần khi nhìn thấy khuôn mặt cha con nhà họ Trần và nói:

- Gần đây ngài có liên quan gì đến việc hai mẹ con trong gia đình bị mất mạng không? Tại sao cả hai khuôn mặt của ngài và công tử đều xuất hiện âm khí của vong hồn chết đuối.
 
Ông Trần cố gắng phủ định phán đoán này cho đến sau một hồi chất vấn, ông Trần mới trả lời:

- Thật sự trong lúc kiểm tra muối không thể gây hại cho ai nhưng trong nhà tôi có hai người qua đời, tất cả chỉ vì một câu nói của tôi. Nhưng liệu tôi có phải chịu quả báo đáng sợ như thế không cơ chứ?

Sau đó, ông Trần kể lại toàn bộ sự việc.
 
- Tôi người quê ở Trường Lạc, từng làm quan nên được người dân trong làng tôn trọng. Nhưng tôi có người con hay ăn trộm, gần đây còn ăn cắp tài sản của tôi. Con trai thứ hai cho tôi biết sự việc và con trai cả đã kêu gọi người trong làng bắt bằng được cậu ta.
 
Quá tức giận, tôi đã mắng nó: "Tài sản trong nhà còn bị mất dưới tay ngươi huống gì là của người khác. Nó mà không chết thì không biết còn có những tai họa nào nữa đây".
 
Chỉ lời nói đó mà dân làng đã móc mắt nó - một hình thức tra tấn phổ biến ở làng chúng tôi dành cho kẻ ác. Không chịu được sự đau đớn, con trai tôi qua đời, vợ tôi vì quá thương con mà tự vẫn.

Do tức giận tôi mới nguyền rủa con nhưng không có ý định giết nó. Khi tôi hối hận thì đã quá muộn nhưng tôi nghĩ mình không có lỗi trong việc này, lại còn ảnh hưởng đến con trai cả của tôi!.
 
Nghe xong, thuật sĩ không khỏi thở dài và an ủi để ông được nguôi ngoai. Vài ngày sau đó, cha con nhà họ Trần đều bị chết đuối.

Câu chuyện quả báo của kẻ ép người, mua nhà giá thấp khiến ta thức tỉnh
Quả báo chiếm dụng tài sản của người khác rất khó lường vì con người gieo nhân nào sẽ gặt quả đó. Do đó đừng vì lòng tham dẫn dụ cuối cùng lại làm tổn hại

2. Học cách nhẫn nhịn để không bị mất phước

 
Nhan mot chut cho troi yen be lang
 
Nhẫn nhịn không phải là bị thiệt mà còn mang lại rất nhiều lợi ích, điển hình như câu chuyện lỡ lời khiến hai người mất mạng ở trên có thể thấy nếu ông bố không vội buông lời trong lúc nóng giận thì hai người trong gia đình ông giữ được mạng sống.

Có thể, nếu câu chuyện để sang ngày hôm sau, khi ông đã tỉnh táo sẽ biết xử lý mọi sự có tình có lý hơn.

Nhẫn nhịn một chút nóng giận thì sẽ chẳng có chuyện gì gây ra sự hối tiếc, thế nhưng con người ít ai muốn nhẫn. Trong cuộc sống hàng ngày, hai người chỉ vì một chút việc nhỏ hoặc một câu nói mà có thể đánh nhau, thậm chí là gây ra cái chết cho nhau. Những chuyện thế này càng ngày càng xảy ra nhiều hơn nữa.

Thế nên mới có câu "Một điều nhịn, chín điều lành" vì chỉ cần nhẫn nhịn ngay thời điểm có thể bùng phát cơn giận thì mối họa cũng sẽ qua đi, gia đình, tình cảm anh em, bạn bè lại êm ấm trở lại. Thế nên đừng buông lời chỉ trích và trao những lời yêu thương cho nhau.

Không những thế lời nói trong lúc tức giận còn khiến chúng ta phạm thêm lỗi khẩu nghiệp, làm tổn hại không ít phước đức của mình. Thế nên rất xứng đáng để ta nhẫn nhịn, cho qua, hạn chế mất phước.
 

Tránh nói lời tổn thương, gây hấn

 
Chẳng ai tự nhiên mà nói lời tổn thương, thường là trong những lúc tức giận, chúng ta thường dùng những từ thật độc ác để chì chiết đối phương để hạ cơn giận. Sau đó ta cho rằng việc giận giữ này là đương nhiên, không có gì phải để ý.

Thực ra, trong lối sống hiện đại với tốc độ dồn dập của các áp lực xuất hiện như nay, càng gia tăng số người có tính cách nóng nảy, động một chút là quát tháo ầm ĩ, bất chấp hậu quả.

Thường điều này lại gây ra những hậu quá xấu khó lường. Ví dụ như có người nhân viên bị sếp đuổi việc liên quay lại hại sếp, vợ chồng tức giận mà đánh nhau như kẻ thù,...

Thế nên đừng nên dung dưỡng cảm xúc xấu xí hay tìm cách bào chữa cho tội lỗi của mình, chính bản thân ta phải tự tìm cách để điều hướng cơn giận dữ đang kéo đến chứ không nên bộc phát bằng lời nói gây tổn thương kẻo hối hận không kịp như câu chuyện trên đây.

Trong cuộc sống, đừng bao giờ dùng những lời nhẫn tâm làm tổn thương người yêu thương bạn, kể cả lúc tâm trạng của bạn đau khổ nhất.

Nên nhớ rằng, có những lúc không còn có lần sau, không có cơ hội lần nữa và không thể dừng lại. Nên biết quý những gì bạn đang có được và luôn tự nhủ rằng, đánh mất cơ hội lần này thì mãi mãi không còn cơ hội nữa.

Hãy cố gắng học cách rèn luyện bản thân để trở thành người hiền lành chất phát, nhẫn nhục hiền lương, dùng thái độ ôn hòa để đối xử với người khác. 

Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục:

Tin cùng chuyên mục

X