1. Câu chuyện Liễu Phàm tự mình đổi vận
Thời nhà Minh, có người tên Viên Liễu Phàm ở Ngô Giang, tỉnh Giang Tô, khi mới 15 tuổi gặp một ông lão họ Khổng - đệ tử của Thiệu Khang Tiết, đã tiên tri về cuộc đời của mình.
Theo đó, người này dự đoán Liễu Phàm đứng thứ 14 khi thi huyện, đứng thứ 71 khi thi phủ, đứng thứ 9 khi thi đề học. Một năm sau, những cuộc thi này lần lượt diễn ra và kết quả đúng chính xác theo những gì Khổng tiên đã nói.
Nghe xong những lời này, Liễn Phàm cảm thấy vô cùng tin tưởng, ông còn ghi chép lại cẩn thận. Đúng là sau này mọi thứ lần lượt diễn ra theo những gì Khổng tiên sinh tiên đoán.
Lúc này, Liễu Phàm tự mình khẳng định rằng mỗi người sinh ra đã được ấn định mọi thứ tới cả tận giờ nào mình chết đi, không có cách nào cải biến được.
Thế nhưng, mọi suy nghĩ của ông đã thay đổi sau một lần gặp thiền sư Vân Cốc, Ngài nói: “Một người cực thiện, cho dù vốn trong số mệnh đã định là khổ cực, thế nhưng lại làm việc đại thiện thì chuyển biến khổ cực thành sung sướng, nghèo hèn, đoản mệnh biến thành phú quý, trường thọ.
Còn một người cực ác, cho dù vốn trong số mệnh là hạnh phúc, giàu sang nhưng nếu như anh ta làm việc đại ác thì sẽ biến phúc thành họa, từ chố phú quý, trường thọ biến thành nghèo hèn, đoản mệnh. Cho nên, nếu như làm việc ác thì tự nhiên sẽ giảm phúc, làm việc thiện thì tự nhiên sẽ đắc phúc.”
Những gì được nghe khiến Viên Liễu Phàm tỉnh ngộ, ông quyết tâm thay đổi bản thân. Trước tiên ông đổi tên hiệu của mình từ “Hải Học” sang “Liễu Phàm”.
Trước đây, ông vốn là người tùy tiện nhưng nay ông làm gì cũng cẩn thận, luôn nhắc nhở bản thân không được làm chuyện sai trái, luôn có ông Trời soi xét từng việc mình làm. Gặp người cần giúp, ông hỗ trợ nhiệt tình, gặp người ghét, chửi bới mình ông nhẹ nhàng cho qua.
Một năm sau, ông thi Đình vốn được tiên đoán ông sẽ đỗ xếp thứ hạng 3, thế nhưng không ngờ lại về nhất. Dường như mọi tiên đoán của Khổng tiên sinh bắt đầu sai khác.
Dù được dự đoán ông không thi đỗ cử nhân, cuối cùng ông lại đỗ. Từ đó, Liễu Phàm càng nghiêm túc với bản thân hơn trong việc thực hiện những điều thiện, tránh xa việc ác, làm gì cũng suy xét bản thân.
Quả nhiên, mấy năm sau, ông còn thi đỗ tiến sĩ, được bổ nhiệm làm chức quan huyện lệnh. Đến năm ông 53 tuổi không ốm đau, không bệnh tật như lời Khổng tiên sinh đoán, ông sống khỏe mạnh đến năm 74 tuổi thì qua đời.
Sau này ông cũng đã viết sách kể lại cuộc đời mình và để lại tấm gương cho con cháu noi theo, tin tưởng vào việc chính bản thân mình có thể thay đổi số phận.
2. Học hỏi cách thay đổi vận mệnh của người xưa
2.1 Xác định mục tiêu
Chúng ta thường xem nhẹ việc lập mục tiêu nên sau 5-10 năm nhìn lại không thấy mình có chút thành tựu nào cả. Trong khi đó việc có mục tiêu cực kỳ quan trọng.
Mỗi người có một mục tiêu khác nhau trong việc thay đổi vận mệnh, ví dụ từ câu chuyện Liễu Phàm tự mình đổi vận có thể thấy mục tiêu của ông là đỗ đạt cao hay có con trai nối dõi tông đường. Còn bạn thì sao?
Hãy xác lập mục tiêu, mong muốn rõ ràng thì mới có đủ duyên để nỗ lực của bạn tạo nên một kết quả rõ ràng hơn.
2.2 Quyết tâm đủ lớn
Mọi người hay nói tới cụm từ "số phận an bài" để hàm ý rằng không thay đổi được số mệnh. Thế nhưng thực tế là câu trên vừa đúng vừa sai vì đúng là có những thứ không thể thay đổi được nữa, thế nhưng bên cạnh đó vẫn có những điều có thể thay đổi.
Nếu ta chấp nhận với những gì số phận đã định đoạt thì đúng là "số phận an bài", nhưng nếu chúng ta quyết tâm thay đổi thì ta vẫn có thể làm chủ vận mệnh cuộc đời mình.
Hầu hết chúng ta chỉ mới "thử" tìm cách để thay đổi, khi thấy khó khăn lại vội vàng phủ nhận và triệt tiêu mọi nỗ lực hướng đến sự cải tạo, tiến hóa và phát triển của của chính mình. Thế nên điều quan trọng là chúng ta cần xác định tâm lý từ đầu là việc này không dễ, nhất là ta phải chống lại cái dễ dãi, thoải mái thường nhật của mình.
Thế nên chỉ có những người nỗ lực không ngừng “vượt lên số phận” cho tới khi hoàn thành mục tiêu của mình thì mới mong thành công mà thôi.
2.3 Hành động
Câu nói cửa miệng của người Việt mình là “Đức năng thắng số” là rất đúng vì chỉ khi chúng ta làm đủ những việc tốt, sống đạo đức thì mới có thể thay đổi vận mệnh.
Như lời khuyên mà Liễu Phàm được nhận ở trên đó là: “Một người cực thiện, cho dù vốn trong số mệnh đã định là khổ cực, nhưng anh ta làm việc đại thiện thì sức mạnh của việc thiện này có thể biến khổ hạnh thành sung sướng, nghèo hèn, đoản mệnh biến thành phú quý, trường thọ".
Điều này có nghĩa là chúng ta tập trung làm điều đại thiện thì có thể thay đổi vận mệnh của mình. Tuy nhiên, đại thiện được hình thành từ điều thiện nhỏ, không nên chê việc thiện nhỏ vì thực ra bằng cảm nhận của mỗi người thì chúng ta không biết đâu là nhỏ, là lớn nên có việc gì có thể thực hiện thì nhất định làm.
Một số việc thiện chúng ta có thể thực hành ngay như sau:
Nếu có tiền thì giúp bằng tiền, không có thì góp công, góp sức làm việc thiện đừng nề hà hay nghĩ rằng tôi nghèo không có gì để giúp.
Thậm chí như giúp một người khác nhặt đồ lên, đưa một đứa trẻ sang đường,... cũng là việc ta có thể làm thường xuyên.
Ngoài ra, ta còn có thể khuyến khích mọi người làm việc lành, việc thiện mà không được sinh tâm ganh tỵ đi phá hoại họ.
Không ít người thực hành bố thí nhưng không phải ai cũng hiểu Bố thí ba la mật là gì? Tìm hiểu khái niệm này sẽ mở ra cho bạn một cách nhìn hoàn toàn mới trong
Thương yêu, kính trọng
Không chỉ thể hiện sự kính trọng người lớn tuổi, thành công giỏi giang mà còn phải tôn trọng, yêu thương, hỗ trợ những người nhỏ tuổi, vai vế thấp, nghèo, khổ hơn mình.
Cứu người
Ngày nay chúng ta thường nói đến sự lạnh lẽo của lòng người khi thấy người khác chết mà không cứu vì sợ bị liên lụy.
Thế nhưng nếu giúp được họ thì công đức vô lượng. Tuy nhiên, chớ vì thế mà tự mãn kẻo công đức tiêu tan hết.
Yêu tiếc sinh mệnh chúng sinh
Nếu việc làm là gây hại, vô ích, bạn nên dừng lại. Nếu hữu ích và không gây hại, bạn nên tiếp tục làm.
Nhìn chung, có rất nhiều cách làm việc thiện để tâm ta được luôn luôn nhẹ nhàng, thanh thản. Khi ta làm được điều thiện thì ắt vận mệnh sẽ từ từ biến chuyển, thay đổi, còn số mệnh chỉ để tham khảo mà thôi.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: