1. Câu chuyện Kỷ Sảnh nuôi gà chọi
Trang Tử kể lại một câu chuyện nuôi gà chọi được lưu truyền lại từ nhiều đời như sau:
Kỷ Sảnh nổi tiếng là người luyện gà chọi rất giỏi, Vua Tề Tuyên Vương biết chuyện liền sai Kỷ Sảnh nuôi một con gà, hi vọng ông có thể luyện được một chú gà sớm có thể xưng bá bốn phương, mau chóng xuất trận.
- Con gà của ta đã đem chọi được chưa?
- Chưa được, gà hăng lắm, nghe tiếng gà khác gáy đã muốn chọi rồi.
Nhà vua ngậm ngùi trở về tiếp tục chờ đợi. Sau 10 ngày vua lại hỏi:
- Con gà của ta đã đem chọi được chưa?
Kỷ Sanh đáp:
- Chưa được. Gà còn hăng, mới thấy bóng gà khác đã muốn chọi rồi.
Tề Tuyên Vương lại trở về. Lại qua 10 ngày, đại vương lại hỏi lần thứ ba:
- Gà đã đem chọi được chưa?
Kỷ Thanh Tử vẫn khẳng định:
- Vẫn chưa được vì gà còn hơi hăng, trông thấy gà khác đã muốn xung trận rồi. Nó bây giờ tuy phản ứng đối với những cái bên ngoài đã nhẹ đi rất nhiều, nhưng ánh mắt nó vẫn còn nộ khí, chưa được, cần đợi thêm.
Nhà vua lại thất vọng trở về, thầm nghĩ rằng tên Kỷ Sảnh rõ thực không biết luyện gà. Người bình thường chúng ta cho rằng, lúc này gà chọi đang ở trạng thái tốt nhất nhưng người chuyên huấn luyện gà chọi cho rằng vẫn chưa nên.
- Gà của ta đã đem chọi được chưa?
- Bây giờ cũng tạm được rồi. Những con gà khác kêu lên muốn đánh, nó đã không phản ứng rồi.
Gà bây giờ cứ thản nhiên như không thấy. Dẫu bị khiêu khích cũng không nóng vội. Trông thì tựa như gà gỗ; mà thực thì đủ các ngón hay. Gà khác nhìn thấy cũng đủ sợ, phải lùi chạy không cần phải đánh nữa.
2. Thấu hiểu 4 giai đoạn quan trọng của cuộc đời
Phải hiểu rằng câu chuyện nói về gà chọi - loại gà mạnh mẽ, tinh thần cạnh tranh cao hơn bất cứ con gà nào khác. Điều này có nghĩa là chúng ta đang nói câu chuyện về một người tài năng hơn người (nổi trội như gà chọi) nên họ thường có chút "hăng máu", tưởng mình giỏi mình khôn vì có chút thành tích trong cuộc sống hoặc thường được người đời ca ngợi.
Thế nên sau đây là 4 giai đoạn quan trọng của cuộc đời của một người được xem là thành công, trí tuệ, có sức mạnh hơn những người bình thường khác.
2.1. Giai đoạn 1: Ảo tưởng sức mạnh
Giai đoạn này tương đương với tuổi 15-17, đang ngựa non háu đá, cậy mình có khỏe, hung hăng nhưng không đủ trí tuệ. Trông vậy thôi nhưng làm gì cũng dễ thua với thái độ nóng vội như vậy.
Trên đời những kẻ có khẩu khí lại thường là người nhát sợ mỗi khi đứng vào thế khó. Lấy sự hung dữ mà dọa nạt người khác thực ra lại là kẻ rất yếu đuối ở nội tâm, nếu không muốn nói rằng đó là kẻ bất tài.
2.2 Giai đoạn 2: Có chút kinh nghiệm
Sau đó 10 ngày, con gà đã được tôi luyện thêm một chút bản lĩnh nhưng chỉ mới thấy bóng của con gà khác đã muốn chọi.
Trường hợp này cũng không khá hơn trường hợp thứ nhất là bao nhiêu, mới chỉ thấy bóng thì chắc cũng chỉ biết "một nửa sự thật" mà cứ tưởng rằng ta đã biết mươi mươi. Kẻ này tưởng là trí nhưng thực ra lại khờ dại.
Mới hơn người khác một chút mà đã tự cho rằng mình khí thế mạnh, dễ có xu hướng đi ức hiếp kẻ khác, cứ như con gà mỗi lúc đó lại lông xù, ánh mắt rừng rực, vô cùng kiêu ngạo. Những con gà này trong lòng đầy khí thế nên mới chỉ cần nhìn thấy cái bóng của con gà khác đã háu đá.
Giai đoạn này tương đương với độ tuổi đôi mươi, mới có thành công hoặc tự mình mua nhà, mua xe tưởng rằng mình đã ở đỉnh vinh quang nên xem thường tất cả. Họ thường quá hăng, nóng vội, khinh địch, thiếu cẩn trọng, không lường trước tính sau lại là nguyên nhân của mọi thất bại.
Lúc này có tất cả nhưng cũng dễ mất tất cả bởi bản tính hung năng, nóng vội, không chấp nhận thất bại của mình vì họ quên mất rằng "nửa sự thật không phải là sự thật".
Thế nên đừng như chú gà chọi trên, chớ cậy khỏe mà vội vàng xung trận, nên lượng sức mình trước khi đối đầu với một sức mạnh nào đó để tránh thất bại. Kìm chế được cơn giận mới là kẻ khôn ngoan.
Theo kinh nghiệm hàng trăm năm của người xưa, 3 phòng không nên trống sau đây rất đáng lưu tâm. Nếu còn xem nhẹ thì gia đình rất khó thay đổi vận mệnh của đời
2.3 Giai đoạn 3: Có nhiều kinh nghiệm
Sau 10 ngày nữa, tưởng như chú gà trống đã được tôi luyện đủ thì có thể mang ra chọi nhưng Kỷ Sảnh vẫn khuyên nhà vua là cho thêm thời gian.
Một con gà khi đi chọi thì phải như dũng sỹ ra trận, tưởng rằng khi chúng đang có khí thế cao ngút, dương dương đắc ý, cho ra trận sẽ khỏe mạnh và dễ thắng. Thế nhưng theo một người nuôi gà chọi có kinh nghiệm như Kỷ Sảnh thì nó vẫn cần luyện tập thêm, không nên cố gắng phô ra sự giỏi giang của mình.
Có thể nói, đây là giai đoạn con người khoảng tuổi tầm ngoài 30, khi đã đi qua không ít thăng trầm của cuộc sống và bắt đầu có độ "chín". Người ta cũng khuyên đây là độ tuổi phù hợp để lập nghiệp cũng là vì vậy.
Sau 30 năm, một người từng tức chí làm ăn hồi trẻ thì giai đoạn này họ cũng đã trải qua một quá trình tự khám phá bản thân, dám thử nhiều thứ mới, đủ trải nghiệm thành công và không ít thất bại. Nhiều người cũng vì thế mà đã hình dung ra "hình hài" cuộc sống của mình, đã bớt đi cái sai của thời nông nổi.
Thế nên 30 năm đầu đời không nên sợ sai, điều quan trọng là ta biết cách không lặp lại những sai lầm. Bước tiếp với những lựa chọn đúng đắn với niềm tin hi vọng rằng ngày mai sẽ tốt đẹp hơn.
Lúc này khi có thời gian nhìn lại ta muốn nhắc nhở tuổi đôi mươi của mình rằng nếu có thành công rực rỡ thì chớ tự kiêu, mà lỡ có thất bại thì đó cũng là lẽ thường, ta còn chặng đường dài phía trước.
2.4 Giai đoạn 4: Thực sự chín muồi
Trong câu chuyện trên, dường như nhà vua đã mất kiên nhẫn khi chờ thêm 10 ngày nữa và bắt đầu không còn tin tưởng Kỷ Sảnh, nhưng đây mới là giai đoạn quan trọng nhất mà không phải ai cũng hiểu.
Kỷ Sảnh giải thích rằng gà lúc này “ngây ngô như gà gỗ” vì đức của nó đã đầy đủ rồi, tức là tinh thần tụ vào bên trong, nội lực của nó cực kỳ lớn. Con gà chỉ đứng ở kia, không cần phải làm gì nhưng bất kỳ con gà nào trông thấy nó đều sợ. Thế nên nó có đi tham gia chọi gà thì bách chiến bách thắng, không phải lo sợ điều gì.
Điều này không có nghĩa là nó vô dụng mà nó có sự chín chắn từ bên trong, biết quan sát con gà khác kỹ lưỡng, liếc mắt qua là biết điểm yếu của đối phương, biết cần ra đòn chí mạng nào để dễ dàng thắng cuộc. Lúc này, ta có thể hiểu đó là khi "biết người biết ta, trăm trận trăm thắng".
Ý chí chiến đấu đã được thu vào bên trong, lúc này mới được gọi là toàn đức. Khi đấu chọi thực sự sẽ giành được thắng lợi, không phải thắng bởi dũng mãnh, cũng không phải bởi kỹ xảo mà thắng bởi nội hàm mạng mẽ bên trong.
Khi đó, sự dũng cảm bên trong trở thành nội lực bền bỉ mà không ai có thể hạ gục được họ. Thế mới nói: Người khôn cậy trí, kẻ dại cậy sức.
Đây tương đương giai đoạn qua 40 tuổi của một người tu dưỡng đủ lâu và đủ sâu. Họ vừa có đủ lý thuyết lại vừa có đủ trải nghiệm để gói ghém mọi thứ vào bên trong tạo thành nội lực mạnh mẽ. Đây là giai đoạn khôn ngoan nhất của con người khi đã biết nhẫn và tĩnh.
Thế nên những cao nhân từ xưa tới nay đều thường rất điềm tĩnh. Bề ngoài tuy chậm chạp, tưởng như không phòng bị nhưng lại cực kỳ phòng bị vậy. Khi họ đã chế ngự được tính khí hẳn là đã nắm được phần thắng.
Tuổi còn trẻ mà có chút thành công chớ vội mừng hay khoe ra ngoài kẻo lãnh hậu quả. Thế nên cổ nhân mới bảo chân nhân bất lộ tướng là vậy. Tâm an, khí định tất nảy sinh sự sáng suốt. Sức mạnh cũng từ đó mà ra. Đâu phải khỏe là sẽ thắng, yếu là sẽ bại.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: