Câu chuyện cuộc sống về sự trì hoãn của vị hòa thượng
Có một vị hòa thượng quyết chí đi xa để học tập. Một hôm, vị sư thầy hỏi: “Khi nào con lên đường?”
Chúng ta thường tìm lý do để không phải bắt đầu
Cũng như vị hòa thường trong câu chuyện trên ta luôn tìm cách trì hoãn không bắt đầu vì việc lấy lý do cho những việc liên quan dễ dàng hơn là thực sự hành động, thực hiện quyết tâm của mình. Thế nên hòa thượng trẻ mới đợi người ta tặng giày cỏ, ô hay thuyền rồi mới lên đường đi xa học tập.
Sự trì hoãn có vẻ như có lý để tạo cho chúng ta cảm giác rằng mình chưa đủ điều kiện hoặc chưa đủ "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" để xuất phát. Ví dụ như một người bán hàng cho rằng mình chưa bán được nhiều hàng vì ảnh mình chưa đẹp vì mình không có máy ảnh xịn, đợi khi nào có thì mình mới bắt đầu.
Hay như có người cho rằng mình có nhiều ý tưởng hay ho, táo bạo lắm nhưng vì chưa có tiền, chưa có vốn nên không thể thành công như người ta.
Bên cạnh đó, việc theo đuổi kế hoạch giảm cân hay quyết tâm học thêm ngôn ngữ mới, ôn luyện cho các kỳ thi quan trọng... là điều khó khăn, bởi có nhiều yếu tố tác động khiến ta muốn trì hoãn. Mọi lý do đều đưa ra là vì chưa có cái này, chưa có cái kia nên chưa thể làm được.
Những thứ họ nhắc đến đề nằm ngoài khả năng kiểm soát của bản thân, thế nên không biết họ trì hoãn, chờ đợi đến bao giờ mới được đủ điều kiện hoàn hảo để bắt đầu cơ chứ?
Thậm chí, có những người nhận ra rắc rối của mình khi cứ trì hoãn nhưng để thoát ra khỏi cạm bẫy này không hề là việc dễ dàng. Ví dụ mỗi khi cầm tới sách vở để ôn thi là bạn lại buồn ngủ, muốn bắt đầu giảm cân hôm nay thì có người mời bữa ăn sang chảnh, toàn đồ ăn yêu thích...
Kết quả là cứ thế bạn lãng phí thời gian của bản thân, trong khi đó thời gian lại là phương diện cần keo kiệt vì đó chính là vàng bạc, là thứ quý giá mà mất đi rồi ta không thể có lại được.
Trì hoãn chỉ là trở ngại về tinh thần
Hiện nay "căn bệnh trì hoãn" ngày càng tràn lan, khiến nhiều người khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của mình. Bạn có thể đi ngủ trong lo lắng, đi chơi trong bồn chồn vì mọi việc chưa được làm nhưng vẫn nghĩ rằng mọi việc cứ phải để mai tính!
Nhiệm vụ khó khăn mà ta muốn trốn tránh vẫn nằm yên đó, không hề mất đi cho dù ta có làm vô số việc không liên quan trước đó.
Bạn cần tỉnh táo nhắc nhở mình rằng: Cứ thế sẽ không giải quyết được vấn đề, chỉ đang kéo dài thời gian thêm. Thế nên việc trì hoãn chỉ làm cho mọi thứ trở nên khó khăn hơn bản chất ban đầu của nó mà thôi.
Nỗi lo sợ thất bại chính là nguồn gốc của căn bệnh trì hoãn. Bạn sẽ bị ám ảnh và luôn suy nghĩ tiêu cực rằng mình chưa đủ năng lực. Hậu quả nào nếu bạn thất bại? Mọi người sẽ cười chê, chế nhạo bạn thế nào.
Khi còn trẻ, cứ thử đương đầu với khó khăn, thất bại chính là những bài học đầu đời giúp ta trưởng thành. Sợ hãi khiến mọi thứ chỉ như chưa bắt đầu. Tuy nhiên, làm sao có thể thất bại khi mà bạn chưa hề bắt tay vào làm bất cứ việc gì?
Hãy thử nghĩ mà xem ngày xưa không có các công cụ hỗ trợ như bây giờ người ta vẫn xây dựng được Kim tự tháp Ai Cập, người lính cụ Hồ xưa kia không đủ súng ống, phương tiện vẫn tìm cách chế ra đủ mọi dụng cụ để đánh thắng giặc ngoại xâm,..
Bạn cũng vậy, bạn chẳng cần có đủ các điều kiện vật chất được chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng, thứ bạn cần là một quyết tâm đủ lớn, một tâm lý sẵn sàng để đối mặt với những khó khăn, thử thách. Ngay khi bạn không có đủ những điều kiện vật chất thì cũng đã phải tiến hành về tinh thần.