Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Chuyện về cậu bé lười cho thấy may mắn, hạnh phúc lại có nguồn gốc từ vất vả, kỷ luật

Thứ Sáu, 08/03/2024 18:00 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Câu chuyện cuộc sống về cậu bé lười cho chúng ta thấy rõ điều nào mới thực sự mang tới tự do, hạnh phúc cho chúng ta mỗi ngày.

1. Cậu chuyện cuộc sống về cậu bé lười


Một cậu bé đi theo cha tới một khu chợ để buôn bán nhưng mặc cho cha mình đánh xe trên con đường gồ ghề sỏi đá thì cậu ngủ say sưa.

Đang trên hành trình của mình, người cha bỗng nhìn thấy trên đường có một chiếc móng sắt bịt chân ngựa bị đánh rơi trên đường nên người cha bảo con trai dậy nhặt chiếc móng kia rồi lát nữa bán. Thế nhưng cậu bé giả vờ như không nghe và ngủ tiếp. 

Người cha lại lay cậu con trai lần nữa, nhớ ra cậu bé rất thích ăn quả anh đào, ông nói:

- Con hãy nhảy xuống nhặt đi rồi tới chợ cha bán nó đi rồi mua quả anh đào cho con ăn.

Nhưng cậu bé vẫn không nhúc nhích, mắt vẫn nhắm nghiền giả vờ ngủ. Vì thấy tiếc nên người cha đành hãm xe ngựa lại và nhảy xuống nhặt chiếc móng sắt lên.

Cau chuyen cuoc song ve cau be luoi
 
 
Đến chợ, sau khi bán hết rau, người cha đến chỗ nhà rèn sắt và bán chiếc móng ngựa được 100 đồng, ông mua một túi quả anh đào và cất đi. Trên đường về nhìn thấy túi quả anh đào ngon lành treo trước xe, mặc dù thèm lắm nhưng cậu bé không dám xin cha vì bạn nãy lười biếng không xuống nhặt móng ngựa.

Người cha muốn dạy cho con trai mình bài học về sự lười biếng nên ngồi im lặng, phớt lờ sự thèm thuồng của cậu con trai, ông giả vờ đánh rơi một quả anh đào xuống đường.
 
Chẳng cần phải để cha thúc giục hay nói gì, cậu bé ngay lập tức nhảy ngay xuống xe, nhặt quả anh đào nhai ngấu nghiến rồi lại đuổi theo xe và nhảy lên.

Cứ thế, cậu bé vừa nhảy lên xe ngồi chưa ấm chỗ, người cha lại giả vờ đánh rơi một quả anh đào, cậu lại nhảy xuống, người cha cũng vẫn đánh xe đi bình thường, không chờ.
 
Và cậu bé lần nào cũng phải đuổi theo xe để nhảy lên. Vừa đúng đến nhà thì hết túi quả anh đào mấy chục quả, cậu đã mặt mũi phờ phạc vì ăn được một quả anh đào lại phải chạy theo xe thở dốc rồi lại nhảy lên, nhảy xuống.
 
Người cha hỏi:

- Con có mệt không?

Cậu bé lúc này mới gật đầu vì đang quá mệt.

- Vậy con thích nhảy xuống một lần rồi nhảy lên ngay hay vài chục lần và chạy đuổi theo xe?

Lúc này cậu bé mới bắt đầu hiểu ra sự việc:

- Dạ con đã hiểu thưa cha, từ giờ con sẽ không để sự lười biếng theo mình nữa ạ.
 
Bài học cuộc sống: Ai chẳng thích sự thoải mái, an nhàn nhưng cần hiểu rằng bản thân chỉ có thể phát triển, cảm thấy có giá trị trải qua một quá trình dài nỗ lực, chăm chỉ. 

Đôi khi chịu khó mệt một chút, vất vả hơn người ta một chút ta càng dễ cảm nhận hơn sự hạnh phúc khi được an nhàn hay sự tự do mang lại ngay sau đó. 
 

2. Càng lười nhác càng vất vả


Nhiều người trong số chúng ta giống hệt đứa trẻ trên, ta cố gắng trốn tránh những việc vất vả nhưng cuối cùng những thứ khó khăn nhất có thể lại ập tới lúc nào không hay.

Chúng ta cứ tưởng sự biếng nhác sẽ mang lại cho họ được sự nhàn rỗi, may mắn hơn những người bình thường khác. Nhưng, thực ra, ta đã phạm sai lầm.

Lười biếng khiến bản thân mình sau đó còn cảm thấy khổ sở hơn, phải chạy tăng tốc hết sức mình, phải cố gắng gấp 5, gấp 10 mới đuổi kịp người khác. Bạn thấy đấy, lười biếng chỉ cho bạn sự sung sướng "ngắn hạn". Muốn thoải mái "dài hạn", hãy bắt tay làm việc, chăm chỉ, nỗ lực không ngừng ngay từ bây giờ.

Trong khi ta lười vì sợ khó, sợ khổ thì người thành công quan niệm rằng: "Áp lực tạo kim cương". Thế nên sự thật là những người thành công là người dám chấp nhận vất vả, họ vượt lười, chọn sự kỷ luật để ép bản thân vào khuôn khổ. Đó là lý do vì sao người giàu đề cao thói quen kỷ luật, họ chấp nhận khổ hơn người khác để có được thành quả hơn người.

Nói đi cũng phải nói lại, chúng ta lười làm việc gì đó thường là vì ta không có động lực hoặc không được làm việc mình thích. Ví dụ cậu bé trên đây lười không nhặt móng ngựa vì chưa thấy được rõ lợi ích của nó. Tuy nhiên, cậu lại sẵn sàng "chăm chỉ" nhặt táo vì hiểu ngay lợi ích của những trái táo mà cậu thích nhất.

Thế nên một khi bản thân bạn đang rơi vào tình trạng uể oải, lười nhác thì có thể bạn đang không ở trong một môi trường phù hợp. Điều này có nghĩa là bạn cần phải tìm cách thay đổi, chọn công việc mới, cần tìm hiểu sâu về bản thân để biết ưu và nhược điểm. Nếu tìm được công việc mà bạn có thể làm say mê quên cả thời gian, được công nhận có nghĩa là chúng phù hợp với bạn.
 

3. Tránh vất vả cuối cùng dễ gặp những mối họa


Trong Phật giáo, với những việc vất vả, không ai dám nhận, nhưng ta lại sẵn sàng đón nhận, sẵn sàng làm, miễn là việc đó tốt cho mọi người thì ta càng nhận được nhiều phước lành. Dù là may mắn đến đâu mà mắc bệnh lười biếng thì vận may ấy sẽ sớm biến mất. Thế nhưng hầu hết chúng ta không được biết điều này nên toàn tìm cách trốn tránh.

Từ quan niệm của người xưa cho tới Phật giáo đều chỉ ra rằng, nếu ta càng tránh vất vả thì lại còn dễ gặp những mối họa khôn lường.

Chuyện kể lại rằng có một người chuyên buôn bán ở những nơi xa xôi nên ông chọn ra 2 con ngựa tốt để giúp mình thực hiện công việc này. Sau đó ông chia đôi lượng hàng mình có và cho mỗi con ngựa chở một nửa.

Thời gian đầu cả hai con đều làm việc chăm chỉ nhưng một thời gian sau, một con thì chăm chỉ và đi nhanh, một con trở nên lười biếng, thậm chí vừa đi vừa gặm cỏ. Người chuyển hàng thấy vậy đã mang toàn bộ số hàng trên lưng con ngựa chậm chạp chất lên lưng con ngựa đi nhanh.
 
Con ngựa lười thấy vậy càng khoái chí và nghĩ mỉa mai con ngựa nhanh:

- Anh thấy chưa, càng nỗ lực, càng siêng năng thì càng cực nhọc, như ta đây có khỏe hơn không?
 
Nhưng thật không may, người vận chuyển thấy một con cũng có thể kham nỗi khối lượng công việc và nghĩ:

- Tại sao mình lại phải nuôi thêm một con lười biếng vô tích sự kia?

 Cuối cùng ông ta quyết định bán con ngựa lười biếng cho người ta giết thịt.
 
Những tưởng lợi dụng mánh khóe, mưu mô sẽ giúp con người ta thành công hơn, nhưng sự lười biếng sẽ gián tiếp nhấn chìm họ vào những cửa ải còn khó khăn, nguy hiểm hơn. Chẳng có con đường nào tắt dành cho những kẻ lười biếng cả. Nếu có chăng thì là đường tắt mãi mãi không có ánh sáng... 
 
 

Tin cùng chuyên mục

X