Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Câu chuyện về cách cho đi quá hay của đứa trẻ mà triệu phú cũng phải học hỏi

Thứ Năm, 18/05/2023 17:45 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Câu chuyện cuộc sống về cách cho đi sau đây khiến chúng ta cẩn trọng và thấu hiểu hơn trong việc muốn giúp đỡ ai đó, từ đó tạo ra những giá trị vô cùng tốt đẹp cho bản thân và người khác.

1. Câu chuyện cuộc sống về cách cho đi của một đứa trẻ


Triệu phú Daniel - chủ của một chuỗi siêu thị lớn ở Texas, Mỹ, trong một lần đi dạo gặp cậu bé đang ngồi bên vệ đường chăm chú làm gì đó. Ông tò mò cúi xuống hỏi xem đứa trẻ đang làm gì, cậu bé đáp:

- Cháu đang dẫn đường cho một con kiến.
 
Triệu phú Daniel mỉm cười:

- Sao lũ kiến lại cần người dẫn đường nhỉ?
 
Cậu bé cho biết:

- Cháu thấy một chú kiến vô cùng hoảng sợ khi tách khỏi đàn. Cháu muốn dẫn con kiến vào đàn của nó thì nó mới có thể sống sót. 
 
Cậu vừa nói vừa dùng một cọng cỏ để từ từ dẫn chú kiến ​​bị lạc đi trở lại vào đàn. Cuối cùng cậu bé cũng đã hoàn thành nhiệm vụ, chú kiến ​​đi lạc ngay lập tức vui mừng chạm râu vào đồng bọn.
 
Daniel không khỏi khâm phục hành động tốt bụng của cậu bé. Ông đã nói cảm ơn cậu bé vì đã giúp chú kiến đi lạc tìm được đàn, và có được cơ hội sống sót.

Xong việc cậu mới đứng lên và nhìn vào mặt vị triệu phú nọ, lúc này ông chào tạm biệt và trong lòng có chút xúc động.

Daniel cảm thấy việc dẫn đường cho một con kiến thực sự rất thú vị và sáng tạo.

cau chuyen cuoc song ve cach cho di

Câu chuyện cuộc sống về cách cho đi rất đáng học hỏi

 
Ông Daniel thường xuyên làm từ thiện để giúp đỡ người nghèo, người gặp khó khăn và ông suy nghĩ mãi về cách dẫn đường giúp kiến của cậu bé nọ.

Có lần khi ông vừa tới công ty của mình, có bà mẹ dẫn theo con gái khoảng 7-8 tuổi, khóc lóc kể lể rằng chồng mới mất vì bệnh hiểm nghèo, mong được ông giúp đỡ. Thương cảm trước cảnh đời người phụ nữ, nếu như trước đây ông sẽ đưa tiền ngay nhưng lần này ông hỏi người phụ nữ đã từng làm công việc gì.
 
Sau khi biết bà từng làm trong lĩnh vực tài chính liền hứa rằng sẽ sắp xếp để bộ phận nhân sự đánh giá năng lực của bà và nếu phù hợp sẽ nhận làm ở bộ phận tài chính của siêu thị này và được tạm ứng trước 3 tháng lương.
 
Một năm sau, bà mẹ ngày nào trở thành giám đốc tài chính của siêu thị và trong tiệc Giáng sinh của công ty, bà xúc động cảm ơn ông Daniel đã dẫn dắt để bà có được ngày hôm nay. Daniel mỉm cười và nói: “Cô Susan thân mến, đừng cảm ơn tôi, đó là tài năng và sự chăm chỉ của cô đã được đền đáp”.

Một lần khác, một người tên Jacob vừa trúng tuyển vào Học viện Công nghệ Massachusetts nhưng gặp khó khăn tài chính do bố mẹ mất sớm nên đã viết thư bày tỏ mong muốn Daniel có thể giúp đỡ mình.

Daniel liền gửi thư hồi đáp với nội dung nếu anh tốt nghiệp xong Đại học, có thể làm việc trong chi nhánh chuỗi siêu thị của công ty bên ngoài khuôn viên trường đại học Massachusetts. Ông cũng sẽ trả trước cho anh một năm tiền lương. 

Vài năm sau, Jacob thành công và đã là chủ của một công ty phát triển phần mềm và không ngừng cảm ơn sự hỗ trợ của ông Daniel.

Bài học: Câu chuyện cuộc sống về cách cho đi của triệu phú Daniel học từ cậu nhóc vô tình gặp trên đường khiến chúng ta phải suy ngẫm rất nhiều.

Nếu Daniel vẫn làm theo cách cũ là đưa tiền để hỗ trợ cho những ai tìm đến ông cầu cứu thì chỉ xử lý phần ngọn - tức là sẽ chỉ giải quyết được vấn đề cấp bách nhất thời, thậm chí còn nuôi dưỡng sự lười biếng của những người nghèo.

Thế nhưng nhờ học hỏi từ cách chú bé dẫn đường cho chú kiến mà ông có được cách cho đi khôn ngoan. Có thể nói, việc hành thiện của ông ấy là đầy trí tuệ và tầm nhìn xa, vì vậy mà những người được giúp đỡ đã có được nhân cách tự tôn và được tiếp thêm sức mạnh. 
Vì sao người xưa dặn: Cho vay gạo không cho vay củi, cho mượn áo chứ không cho mượn giày
Câu nói: Cho vay gạo không cho vay củi đúng với hoàn cảnh hầu hết chúng ta hiện này, nhất là khi ta muốn giúp người nhưng luôn cảm thấy hoang mang không biết

2. Xuất phát điểm của tình yêu là dẫn đường


Mục đích căn bản của tình yêu là tìm ra con đường tươi sáng và huy hoàng cho người được yêu, đồng thời cũng mang lại cho họ phẩm giá con người. Thế nên việc dẫn đường cực kỳ quan trọng.

2.1 Đừng chỉ nghĩ đến tiền khi giúp đỡ người khác


Hầu hết, trong suy nghĩ của chúng ta khi muốn giúp ai đó là lấy tiền trong túi mình ra, thế nhưng chỉ dùng tiền thôi chưa đủ.

Trong cuộc sống này có rất nhiều người đang cần sự giúp đỡ, nếu không có quy tắc riêng trong việc cứu người thì ta sẽ dễ bị quá sức hoặc nhận lại tác dụng ngược.

Đúng là giúp đỡ người khác là giúp đỡ chính mình, thế nhưng cách giúp cũng vô cùng quan trọng. Ví dụ như có thể giúp người học điều hay lẽ phải, sống tốt không gây hại và biết giúp lại người khác.

Tuy nhiên, đây là cách giúp khó vì đòi hỏi chính mình phải tự thực hành trước đã, và dạy người cũng mất vài năm chứ không ngay lập tức nhưng hiệu quả thì lâu dài.

Sự hỗ trợ và giúp đỡ mọi người như thế nào mới là đúng trong từng trường hợp cụ thể cần cân nhắc kỹ càng. Phải làm sao để cho người được giúp đỡ có cơ hội làm mới lại chính mình và sống tốt hơn.

Chúng ta không thể cứ lấy tiền ra là có thể bù đắp những tổn thương về mặt thể xác cũng như tinh thần, mà không quan tâm đến việc giáo dục, tạo công ăn việc làm, khuyên họ tin sâu nhân quả mà biết cách vượt qua nghèo khó.

Cách bố thí của ông trùm thép Andrew Carnegie rất đáng học hỏi, ông từ thiện cho đời sau hàng ngàn cuốn sách tại thư viện, trường đại học và những học bổng danh giá. Carnegie tin tưởng vào việc nuôi dưỡng tâm hồn.

Ông đã dành phần lớn của cải để xây dựng các không gian dành cho âm nhạc, văn hóa. Ông cho rằng xã hội này cần đóng góp cả khía cạnh tâm trí, cơ thể và linh hồn. 

Những người như ông có đủ tầm nhìn để hiểu rằng nhân loại không chỉ phát triển dựa trên việc tìm kiếm cái ăn qua ngày, mà họ phát triển nhờ tâm trí và linh hồn được nuôi dưỡng đúng cách. 
 

2.2 Có nhiều cách giúp đỡ khác ngoài tiền


Trong cuộc sống này có rất nhiều người đang cần sự giúp đỡ, nếu không có quy tắc riêng trong việc cứu người thì ta sẽ dễ bị quá sức hoặc nhận lại tác dụng ngược.

Một cách tuyệt vời để cho đi chỉ đơn giản là lắng nghe người khác. Không phải cứ người ta gặp rắc rối là giúp đỡ bằng tiền sẽ xử lý được ngọn ngành vấn đề. Khi lắng nghe tốt bạn hoàn toàn có thể nắm bắt những gì họ đang nói với bạn, và đáp ứng với sự đồng cảm và hiểu biết.

Chính cái sự giúp đỡ không đúng cách mới gây ra nhiều hệ lụy. Thế nên, thay vào đó các tổ chức, cơ quan chức năng nên có những chính sách hỗ trợ lâu dài như giúp người bất hạnh được học nghề và động viên khuyên nhủ họ tin sâu nhân quả, siêng năng làm việc là cách thức vượt thoát nghèo cùng khốn khổ nhanh nhất.

Muốn giúp người vượt qua bế tắc trong lâu dài, chúng ta cần cho họ một cái “cần câu” và hướng dẫn cách sử dụng cái “cần câu” để làm sao câu được nhiều con cá.

Giúp người mà thể hiện mong muốn của bản thân, không phải là trách nhiệm thế nên trong mọi trường hợp chỉ nên vừa sức. Còn nếu ngoài khả năng và không thể giúp thì chỉ có thể chúc cho người khó khăn sớm vượt qua mà thôi.
 

2.3 Thái độ người cho và người nhận cũng rất quan trọng


Bạn đã bao giờ gặp trường hợp muốn chia sẻ với ai đó chuyện buồn của họ thì bị xua đuổi đi, muốn cho người ta chút tiền thì họ cũng không nhận? Không ít người lúc này tỏ ra bực tức vì lòng tốt của mình bị từ chối.

Thế nhưng cách cho ai đó cũng quan trọng, nếu cho với thái độ ban ơn, bề trên thì khiến người ta khó chịu. Dù họ là ai thì họ cũng đáng được tôn trọng.

Ngoài ra, không nên cung cấp lời khuyên khi mọi người chưa sẵn sàng tiếp nhận nó. Rất có thể vào một ngày nào đó, họ sẽ trở nên cáu kỉnh và đổ lỗi ngược lại cho bạn chỉ vì công việc của họ không đạt được kết quả như mong đợi.

Hơn nữa, sự thấu hiểu rất quan trọng vì những người đang yếu thế cũng rất nhạy cảm. Ví dụ khi người ta cần yên tĩnh, để người ta được ngồi một mình cũng là giúp đỡ họ rồi đấy.
 

Tin cùng chuyên mục

X