Giữa cuộc sống bận rộn, náo nhiệt như hiện tại, mấy ai biết tới những cảnh giới cao nhất của đời người. Cho dù cổ nhân xưa đã chỉ ra, vậy nhưng người hiện đại chẳng mấy ai thực lòng quan tâm tới, kết quả là luôn phải vùng vẫy trong khổ đau, muộn phiên.
Thực ra, chỉ khi chứng ngộ những điều này chúng ta mới có thể tĩnh lặng lắng nghe tiếng gọi nội tâm của chính mình, tìm được sự an yên đích thực để làm bất cứ việc gì vẫn giữ được tâm thế bình an, dù bệnh tật nhưng chẳng còn thấy đau đớn, dù kiếm tiền nhưng vẫn có được sự thanh tịnh...
1. Cảnh giới cao nhất sinh mệnh là mỉm cười đối mặt
Ngay cả việc thất bại, bất lực, đau lòng, chịu những lời giễu cợt, dè bỉu từ những người xung quanh, một nụ cười sẽ dễ dàng hơn là đi giải thích với toàn thế giới.
2. Cảnh giới cao trong cuộc đời là đau mà không than
Tuy nhiên, điều này đã được cổ nhân nhận định từ sớm, họ hiểu rằng đau khổ giữa đời là lẽ thường, là một phần trong cuộc sống, ai mà chẳng trải qua, kể lể hay kêu ca cho ai đó chẳng ích gì. Thế nên tốt hơn hết là khổ mà không than, âm thầm mà lột xác, đợi đến thời vận xuất hiện thì giương cánh bay cao.
Hiểu được những điều này thực sự phải là người có kinh nghiệm cuộc sống đáng nể. Họ đủ kinh qua những thăng trầm trong cuộc sống để biết rằng người khác có cố tỏ ra thông cảm cũng chẳng giúp được gì mình trong những lúc mình đang đau đớn. Cuối cùng ta vẫn là người tự mình chống chọi với nỗi đau này.
“Đau mà không than” không có nghĩa là chúng ta trốn tránh, mà là chúng ta quan sát nó, dám dũng cảm đối mặt với nỗi đau đó, dùng sức mạnh nội tâm để vượt qua.
Sự cảm thông nào cũng có giới hạn, và chúng ta chỉ dành cho những người thân thương nhất xung quanh. Chẳng ai đủ thời gian để suốt ngày đặt bản thân vào vị trí của bạn, lo lắng hay nghĩ ngợi cho lợi ích của bạn, ngoại trừ chính bạn mà thôi.
Thực tế hầu hết trong chúng ta không đủ dũng cảm đối mặt với những tổn thương, đau đớn trong cuộc đời. Thực ra chủ yếu là nỗi sợ lấn át tâm trí nên mới hay kêu ca, còn thực tế nỗi đau không lớn như cách chúng ta than vãn.
Vậy nên một người đau mà không than thực sự là người bản lĩnh, có nột tâm sâu sắc, mạnh mẽ từ trong ý chí chứ không đơn giản là cố tỏ ra mình ổn.
3. Cảnh giới cao trong vận mệnh gặp chuyện lớn mà không loạn
Hoảng loạn là tâm lý chung của chúng ta khi sóng gió ập tới, thế nhưng vẫn có những người đủ bản lĩnh, giữ được bình tĩnh, an yên. Họ thực sự là hiếm có, khó tìm. Đây cũng là một cảnh giới cao mà mỗi người cần phải rèn luyện để có được.
Một người nếu lúc nào nóng tính, mất kiểm soát lúc hoạn nạn thường ăn nói sẽ không suy nghĩ. Mà sự tức giận sẽ làm hại đến những cơ hội của bạn ở trong tương lai. Càng mềm mại thì bạn mới càng có được sự vui vẻ, an yên.
Thực tế là những người càng thành công là những người giữ được tâm lý bình ổn trong mọi hoàn cảnh. Hoảng mà không loạn mới là người có đủ năng lực để đảm nhận trọng trách, làm nên những việc đại sự cho gia đình và xã hội.
Chỉ ra rõ ràng kiểu người này nhất định không nên giúp đỡ cũng là để cho chúng ta cảm thấy đỡ phân vân khi lựa chọn trong quyết định muốn hỗ trợ ai đó khi
4. Cảnh giới cao nhất trong đối xử biết nắm, biết buông
Có những thứ dù yêu đến mấy cũng phải buông, bạn là duy nhất ở trên đời này, thế nên hãy buông nhẹ để tâm được bình an.
5. Trí tuệ lớn nhất của sinh mệnh đó là dám nhận sai
Nhiều người làm sai nhưng cực kỳ sợ việc nhận lỗi, họ sợ cảm giác bản thân mình yếu kém. Thế nhưng thực tế nếu bản thân làm sai mà dám nhận, không đổ lên vai người khác đó mới là người được người khác kính nể.
Vậy nên một người dám đối diện với sai lầm của mình thực sự là người mạnh mẽ. Hơn ai hết họ hiểu rằng cuộc sống không hoàn hảo và chúng ta cũng vậy, vậy nên có những sai lầm, yếu kém trong một vấn đề nào đó cũng là điều tất nhiên, chẳng có gì đáng sợ mà phải che giấu.
6. Cảnh giới cao trong sinh hoạt là lạc quan
Ai cũng nói tới lạc quan nhưng cụ thể phải như thế nào cho đúng thì không phải ai cũng hiểu, nếu không nó sẽ diễn ra theo tình huống tiêu cực. Vậy nên ngay cả việc cần lạc quan như thế nào cũng phải có trí tuệ trong đó.
Những người lạc quan thực sự lại là những người hiểu rõ về nhân sinh, hiểu nhân tình thế thái, có tầm nhìn xa trông rộng để biết rằng khó khăn là tạm thời, bệnh tật không có gì đáng sợ, chết không phải là hết,... vì thế họ luôn an nhiên đón nhận mọi sự trên đời.
Họ lạc quan không phải vì họ cố gắng lờ mọi chuyện mà là họ biết tỏ tường, rõ ràng, biết rằng Nhân - Quả luôn hiện hữu, làm sai ắt phải chịu tội, làm đúng thì chắc chắn được hạnh phúc.
Cuộc sống cứ thế mà vận hành, buồn vui xen lẫn và chẳng có gì tồn tại mãi mãi, qua đi những ngày muộn phiền sẽ là những ngày vui.
7. Cảnh giới cao của giao lưu bạn bè là không làm phiền
Vậy nên tôn trọng không gian sống riêng của mỗi người, không làm phiền cũng là cách thể hiện thái độ của một người hiểu biết. Không nên đòi hỏi rằng mỗi lần ta cần họ phải xuất hiện ngay lập tức mới là bạn thân.
Đã là bạn bè càng phải thông cảm, hiểu cho hoàn cảnh của nhau. Đừng chỉ vì họ không xuất hiện trong những sự kiện quan trọng của mình, ngay liền giận dỗi.