(Lichngaytot.com) Con người tính toán, vun vén mọi thứ về mình là cũng chỉ để được ấm no, hạnh phúc nhưng thực tế càng suy nhiều càng không thể hạnh phúc. Bạn phải hiểu cái chân thực nhất về cuộc sống mới tự tìm ra được câu trả lời cho mình.
Càng suy nghĩ nhiều càng không hạnh phúc
Mục tiêu của mọi điều ta làm đều là để được HẠNH PHÚC nhưng dường như càng tìm kiếm nó ta càng cảm thấy thất vọng với những lo toan đời thường.
Con người luôn thường trực những nỗi lo lắng hữu hình lẫn vô hình. Nghèo thì sợ không ai thương mình, giàu lại sợ người ta đến vì muộn lợi dụng mình, giỏi thì người đời ghen tị, yếu kém thì người ta lại chê cười...
Vô lo vô nghĩ không hẳn là điều tốt vì thực tế có những nỗi lo sợ là để nhắc nhở cho ta về một chướng ngại nào đó, ta cần tìm cách để phòng tránh chứ không phải ngó lơ.Tạo hóa cho con người biết sợ, ấy là một bản năng giúp con người tự bảo vệ mình để duy trì giống nòi, không mù quáng mà tự dấn thân vào những tình huống nguy hiểm.
Nhưng ngược lại, không nên vì lo lắng quá rồi nghĩ ngợi quá nhiều sinh ra bệnh tật vì không thể ngủ ngon vì những suy nghĩ miên man khiến họ thức giấc.
Vì lo lắng cho ngày mai mà họ đánh mất luôn hạnh phúc ngay ở hiện tại mà mình đang nắm giữ. Đó cũng là thái độ cho thấy họ không trân trọng những gì mình có.
Suy nghĩ quá mức có thể dễ dàng làm mất đi cảm giác kiểm soát cuộc sống, hay hoang mang rằng mình đang làm gì ở đây, nên làm gì tiếp theo. Nó cướp đi sự tham gia tích cực của chúng ta vào mọi thứ xung quanh. bạn sẽ chẳng thể cảm nhận được hạnh phúc đang hiện hữu, hầu hết cảm xúc phổ biến nhất là vô cùng buồn bã.
Điều này một phần xuất phát từ việc làm việc thiếu kế hoạch vì chỉ khi biết được ngày hôm nay nên thực hiện việc gì để bạn có thể hoàn toàn tập trung vào đó, không có nhiều thời gian lãng phí cho những việc không liên quan, chẳng mang lại hiệu quả cho cuộc sống của bạn.
Nhầm lẫn giữa suy nghĩ nhiều và giải quyết vấn đề
Suy nghĩ quá nhiều thường là suy diễn cả những điều chẳng thể xảy ra, thậm chí là những thứ bạn đang tự làm quá lên rồi tự mình chìm vào trong mớ bòng bong đó.
Ngược lại, suy tính để giải quyết vấn đề lại cần sự rõ ràng, rành mạch trong từng sự việc. Nếu không một lúc sau bạn sẽ lạc lối trong việc cố gắng suy nghĩ để giải quyết vấn đề nhưng không được và mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn của tâm trí.
Bạn nghĩ Đức Phật có sợ mình thất bại? Ngài cũng từng trải qua cảm giác rất con người này như chúng ta mà thôi. Theo Đạo Phật, căn nguyên của mọi nỗi khổ trên đời là do ham muốn của con người. Tâm sinh ham muốn quá nhiều mà không đạt được, ấy là khổ đau.
Ngược lại, suy tính để giải quyết vấn đề lại cần sự rõ ràng, rành mạch trong từng sự việc. Nếu không một lúc sau bạn sẽ lạc lối trong việc cố gắng suy nghĩ để giải quyết vấn đề nhưng không được và mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn của tâm trí.
Bạn nghĩ Đức Phật có sợ mình thất bại? Ngài cũng từng trải qua cảm giác rất con người này như chúng ta mà thôi. Theo Đạo Phật, căn nguyên của mọi nỗi khổ trên đời là do ham muốn của con người. Tâm sinh ham muốn quá nhiều mà không đạt được, ấy là khổ đau.
Khi đức Phật còn tại thế, Ngài có đặt một câu hỏi cho một vị Sa môn là: "Tuổi thọ của con người thường kéo dài trong bao lâu?"
Sau đó, một vị Sa môn đã trả lời là: "Chỉ dài bằng một hơi thở". Đức Phật nói: "Đúng vậy. Ông là người hiểu đạo" (trích trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương)
Hơi thở có phải là hơi tức điều hòa khí tiết, giống như khi con người ta gặp chuyện phiền muộn thường thở một hơi dài, như vậy có thể phần nào giải phóng năng lượng tiêu cực.
Hoặc ngược lại cũng có thể hiểu, thở một hơi xua tan muộn phiền, không nghĩ tới nữa, không màng thế sự thường tình, vĩnh viễn bao bọc thân tâm trong an lành.
Hoặc ngược lại cũng có thể hiểu, thở một hơi xua tan muộn phiền, không nghĩ tới nữa, không màng thế sự thường tình, vĩnh viễn bao bọc thân tâm trong an lành.
Học cách kiểm soát bản thân
Bạn không thể kiểm soát hành động của người khác, và cũng không nên cố gắng. Nhưng bạn có thể kiểm soát không chỉ hành động của bạn, mà còn ý nghĩ của bạn.
Suy nghĩ tiêu cực như thuốc độc đang ăn mòn chúng ta mỗi ngày mà ta chẳng hề hay biết. Nhưng không có nghĩa là ta không thể "chiến thắng" chúng. Bạn có thể chuyển hóa và thay đổi chúng bằng việc ý thực được mình đang làm gì, đang suy nghĩ gì.
Suy nghĩ tiêu cực như thuốc độc đang ăn mòn chúng ta mỗi ngày mà ta chẳng hề hay biết. Nhưng không có nghĩa là ta không thể "chiến thắng" chúng. Bạn có thể chuyển hóa và thay đổi chúng bằng việc ý thực được mình đang làm gì, đang suy nghĩ gì.
Bạn không thể kiểm soát hành động của người khác, và cũng không nên cố gắng vì điều đó quá khó. Nhưng bạn có thể kiểm soát được chính mình. Ví dụ, thay vì tự nhủ: “Mình cảm thấy bế tắc, không chịu được anh ta nữa rồi” thì hãy nghĩ: “Mình muốn tìm ra cách để dung hòa với sự khác biệt trong tính cách của anh ta". Hay "Mình muốn ly hôn" bằng việc nghĩ "Còn cách nào để hai vợ chồng cải thiện tình cảm hiện tại?".
Mọi việc xảy ra đều theo cách bạn tư duy vì thế, tại sao hướng mọi thứ sang những điều tích cực, tốt đẹp hơn nhỉ?
Mọi việc xảy ra đều theo cách bạn tư duy vì thế, tại sao hướng mọi thứ sang những điều tích cực, tốt đẹp hơn nhỉ?
Hiểu được quy luật của cuộc sống
Có rất nhiều thứ trong cuộc sống này bạn chẳng thế nào thay đổi vì chúng tồn tại khách quan, hãy tìm hiểu các định luật về cuộc sống đó để bạn có thể suy nghĩ nhẹ nhàng, đơn giản hơn về những điều xảy ra trong cuộc sống của chúng ta.
Hiểu các quy luật đó để chấp nhận một số sự thật hiển nhiên, tránh tức giận, chống đối, phản kháng một cách vô ích, từ đó luôn giữ được sự lạc quan, bình tâm với đời. Nếu nổi nóng vô cớ ta còn có thể gây ra một số hậu quả đáng tiếc khác.
Mỗi sáng ngủ dậy chào đón bằng một nụ cười rạng rỡ dù ngày hôm ấy có mưa có bão bùng nhưng trong lòng bạn vẫn có nắng ấm là được.
Mỗi sáng ngủ dậy chào đón bằng một nụ cười rạng rỡ dù ngày hôm ấy có mưa có bão bùng nhưng trong lòng bạn vẫn có nắng ấm là được.