Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Những cấm kỵ trong ăn uống của Khổng Tử không phải ai cũng biết và làm theo

Thứ Sáu, 03/05/2024 17:02 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Những cấm kỵ trong ăn uống của Khổng Tử chỉ ra sau đây vô cùng thiết thực và rất khoa học, chúng ta nên tìm hiểu và sớm áp dụng vào cuộc sống của mình.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
 

1. Những cấm kỵ trong ăn uống của Khổng Tử 

 
cam ky trong an uong cua Khong Tu
 
Khổng Tử là nhà tư tưởng vĩ đại sống vào thời Xuân Thu. Những kiến thức của Khổng Tử có thể nói là sống mãi với thời gian, ngay cả những lời dạy của ông về ẩm thực cũng được lưu truyền cho tới ngày nay và chúng ta hoàn toàn có thể linh hoạt áp dụng.

Ông rất coi trọng lương thực và ẩm thực cũng là một trong những nội dung quan trọng của việc tu thân. Ông cũng đã ghi lại quan điểm ăn uống của ông trong cuốn sách Luận Ngữ, theo ông có 8 thứ con người không nên ăn (bát bất thực - 8 nguyên tắc cấm trong thức ăn): “Cơm càng trắng tinh càng tốt, thịt phải thái mỏng. Cơm hẩm và thiu, cá ươn mà thịt đã nhão, không ăn. Thức ăn đã biến sắc, hư rồi, không ăn. Thức ăn có mùi hôi, không ăn.

Rau quả ra trái mùa, không ăn. Đồ chưa nấu, không ăn. Không đúng bữa, không ăn. Đồ ăn cắt thái không ngay ngắn, không đúng cách, không ăn. Không có nước chấm (tương, sốt), không ăn. Thịt dù nhiều, cũng không nên cố ăn nhiều. Duy có rượu là không hạn chế, nhưng không uống tới say. Rượu bán ở cửa hàng, không uống. Thịt khô ở chợ, không ăn. Bữa nào cũng nên ăn gừng. Không ăn quá no…”.  
 

2. Khổng Tử và 8 thứ không nên ăn 


2.1 Không ăn thức ăn ôi thiu 

 
Một trong những cấm kỵ trong ăn uống của Khổng Tử đó là thức ăn ôi thiu, cơm hẩm, cá thịt đã nhão, đồ ăn biến màu, có mùi...

Điều đó có nghĩa là nhóm thực phấn đã bị biến đổi, không giữ được hương vị ban đầu thì không nên ăn. Dù bỏ đi những thực phẩm này rất đáng tiếc nhưng nếu cố ăn sẽ gây hại cho cơ thể. Do đó tránh để đồ ăn lâu tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, gây ngộ độc; biểu hiện như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa và cơ thể mệt mỏi, nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Hoặc nếu nó chưa đủ gây ra ngộ độc ngay thì cũng ngấm dần vào cơ thể và tích tụ ở đó theo thời gian cho đến khi thành bệnh.

Theo khoa học, thịt cá không tươi không chỉ mất dinh dưỡng mà còn dễ gây ra những vấn đề sức khỏe như ngộ độc. Ví dụ: độc tố vi nấm aflatoxin sinh ra trong các loại hạt bị mốc, thuộc chất gây ung thư loại một.. Nếu ăn phải có thể tổn thương gan nghiêm trọng. 
 
Một trong những cách ăn uống tốt nhất là ăn đồ còn tươi, chế biến đủ dùng trong ngày. Không nên nấu quá nhiều, thức ăn thừa để qua đêm sẽ bị biến chất. 
 

2.2 Không ăn đồ sống, không ăn thịt khô bán ngoài chợ


Ở Trung Quốc, người dân thường sử dụng các phương pháp nấu như hấp, luộc để chế biến nguyên liệu, hạn chế ăn đồ chiên (rán), nướng. Họ không có một món ăn nào sống.

Ngày nay nhiều người ưa thích các món từ thịt cá tái hoặc sống, họ cảm thấy ăn như vậy nguyên vị. Tuy nhiên, nguy cơ tiềm tàng trong đồ sống, chưa chín rất nhiều. Nhất là ngày nay, khi thực phẩm sống bị nhiễm sán, hoặc chứa virust gây bệnh.

Người xưa ưu tiên ăn chín, uống sôi bởi mùi vị của thực phẩm chín nhừ thấm gia vị thường rất ngon. Người già ăn đồ chín nhừ dễ nuốt và tốt cho hệ tiêu hóa. 
 
Bên cạnh đó, Khổng Tử không ăn thịt khô cũng là vì không ai rõ nguồn gốc thịt đó như thế nào, hơn nữa quá trình phơi khô cũng khiến thịt dễ nhiễm khuẩn. Thịt khô cũng không rõ nguồn gốc, cũng không rõ lý do vì sao người ta lại đem thịt đi phơi khô. Thịt khô nhà làm thì có thể sử dụng.
 

2.3 Không ăn quá nhiều gia vị

 
Chúng ta đều biết, việc sử dụng gia vị đa dạng và phù hợp trong chế biến thực phẩm, giúp món ăn trông ngon hơn và mùi vị cũng hấp dẫn hơn. Đặc biệt là với văn hóa của người châu Á, từ thời cổ đại, gia vị nấu ăn đã là nguyên liệu không thể thiếu trong nhà bếp.

Tuy nhiên liều lượng gia vị như thế nào là vừa đủ thì không phải ai cũng biết, ví dụ như trong khi chế biến món ăn, chúng ta nên hạn chế muối, và các gia vị quá cay nồng. Vị mặn và vị cay nên dừng lại ở mức độ vừa phải. Còn nếu dùng quá nhiều một vị nào đó thì thậm chí còn có thể gây bệnh.

Ngoài ra, các nhà dinh dưỡng khuyến cáo không nên cho nhiều gia vị vào trong món ăn vì sẽ làm mất một lượng dinh dưỡng nhất định trong thực phẩm. Khi đó, các cơ quan bài tiết phải làm việc nhiều, dẫn đến các bệnh về thận như suy thận, sỏi thận.
 

2.4 Không đúng giờ

 
Ăn đúng giờ sẽ giúp cho cơ thể chúng ta có "kế hoạch" rõ ràng trong việc tiết ra các dịch vị phục vụ cho việc ăn uống sau đó là quá trình hoạt động của bộ máy tiêu hóa. Nhưng nếu giờ giấc đảo lộn, bộ máy này sẽ bị rối theo.

Thế nên người xưa thường chỉ ăn khi đến bữa cơm, đúng giờ. Ngoài ba bữa ăn chính, họ không ăn vặt. Và đó là một thói quen tốt. Khi ăn đúng giờ đúng bữa, cơ quan tiêu hóa có thời gian nghỉ ngơi. 
 

2.5 Không ăn quá nhiều thịt 

 
Mỗi người chỉ cần một lượng thịt vừa phải đảm bảo nhiên liệu cho một ngày, nếu ăn nhiều quá sẽ gây quá tải cho dạ dày, hơn nữa số thịt dư thừa, không được tiêu hóa sẽ bị tích tụ và có thể là nguyên nhân gây ra bệnh tật.
 

2.6 Không uống nhiều rượu

 
Người xưa đàn ông khi ăn thường uống rượu; tuy nhiên, không được uống nhiều. Người xưa không mua rượu mà tự lên men để nấu. Mục đích của rượu ban đầu là cúng tế thần linh, tổ tiên. Trong các buổi lễ lớn, rượu được rót trên ly để cúng tế cùng với thịt và các món ăn khác để bày tỏ lòng thành với bề trên.
 
Rượu không cấm nhưng không nên uống nhiều tới mức say khướt gây hại cho cơ thể. Nhất là rượu ngoài chợ đặc biệt không nên mua. Rượu bày bán ngoài chợ không rõ nguồn gốc, người mua không thể biết người ta nấu có đủ tiêu chuẩn hay không.
 

2.7 Không ăn quá no

an qua no khong tot cho co the
 
Việc không ăn quá no luôn được nhắc nhở như là lời cảnh báo để chúng ta biết điểm dừng, tránh xa bệnh tật. Tuy nhiên, con người hiện đại càng ngày càng nhiều bệnh cũng chỉ vì chúng ta ăn uống mất kiểm soát.

Ăn đủ lượng là cân đối dinh dưỡng giữa nạp vào và tiêu hao, khiến cơ thể không bị béo phì và khỏe mạnh.

Không chỉ Khổng Tử ngay cả Trang Tử cũng dạy ta phải biết đủ để tâm thôi mệt mỏi mới mong sống lâu trăm tuổi. Vì cuộc đời này càng tham lam ta càng phải lo lắng, ăn nhiều thì quá tải, nghĩ ngợi quá nhiều thì sinh bệnh tâm lý.

2.8 Không ăn rau quả ra trái mùa


Vào đúng mùa, rau củ quả có đủ điều kiện để phát triển tốt và có chứa giá trị dinh dưỡng cao. Tại thời điểm đó, thực phẩm được phát triển toàn diện trong điều kiện thời tiết thích hợp, tích lũy được nguồn dinh dưỡng dồi dào từ đất. Đặc biệt, vào đúng mùa thực phẩm có hương vị ngon, ngọt hơn và hàm lượng dinh dưỡng cao hơn các loại trái cây và rau củ trái mùa.

Dân gian có câu “mùa đông ăn củ cải, mùa hè ăn gừng không cần thầy thuốc kê đơn”. Đối với một số người nhiễm phong hàn, tỳ vị hư hàn, dễ bị lạnh tay chân vào buổi tối, uống một lượng canh gừng thích hợp có thể giúp giảm các triệu chứng. 

Ăn trái cây tuy là tốt nhưng nếu không đúng cách thì hại nhiều hơn là lợi. Nhất là hiện nay nhiều trái cây để trồng trái mùa cần rất nhiều thuốc trừ sâu khác nhau để đảm bảo sản lượng.

Ngoài ra, đồ hoa quả nhập khẩu khi được bảo quản lạnh thì chúng không ở mức dinh dưỡng cao nhất. Bạn không biết chúng đã được bảo quản trong bao lâu, trong điều kiện nào và có khả năng là nhiều vitamin tan trong nước, chủ yếu chứa trong trái cây, sẽ bị mất đi.

Tin cùng chuyên mục

X