Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Cảm giác cô độc của người giàu: Đừng tưởng có triệu đô, tỷ đô đã là sung sướng

Thứ Sáu, 05/08/2022 20:21 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Cảm giác cô độc của người giàu là điều mà không phải ai cũng thấu hiểu được họ. Chính vì thế, càng đứng trên đỉnh cao danh vọng họ lại càng cảm thấy trống rỗng, hoang mang.
Mới đây trong một chương trình truyền hình người đàn ông tiết lộ rằng anh ta có công ty riêng, doanh thu mỗi năm 5 tỷ, tiền anh ta kiếm rất dễ dàng nhưng hiện tại luôn cảm thấy trống rỗng. Nhiều người cười cợt với tâm sự này của anh nhưng sự thật là những người có tiền bạc trong tay rơi vào hoàn cảnh tương tự nhiều vô kể.

1. Câu chuyện về những người giàu cô độc


1.1 Doanh nhân Hal Steger: 3,5 triệu USD


Tổng tài sản ròng của doanh nhân Hal Steger ở tuổi 51 là 3,5 triệu USD, ông sống cùng vợ trong ngôi nhà trị giá hàng triệu USD bên bờ biển Thái Bình Dương. Giả sử với mức lợi nhuận thu về 5% cho các khoản đầu tư, gia đình Steger có thể sống nhàn hạ đến cuối đời với thu nhập cố định 175.000 USD/tháng.

Thế nhưng vị triệu phú vẫn làm 12 tiếng mỗi ngày và 10 tiếng vào cuối tuần. Vị doanh nhân lớn tuổi này cho hay: "Tôi biết người ngoài nhìn vào sẽ hỏi tại sao tôi còn làm việc chăm chỉ như vậy khi đã giàu. Thế nhưng với tình cảnh của tôi hiện nay, một vài triệu USD chẳng có ý nghĩa là mấy".

Nhiều người nghĩ rằng nhiều tiền như thế thì nên nghỉ ngơi đi nhưng nhưng sự thật là giới nhà giàu đang lâm vào một cái bẫy tâm lý họ làm việc quần quật và lọt vào 0,001% những người giàu nhất thế giới nhưng không nhận ra mình đã đạt được mục tiêu ban đầu.
 
Cam giac co doc cua nguoi giau
 

1.2 John du Pont 14,3 tỷ USD

 
John du Pont thừa kế gia tộc tỷ USD là một trong những người giàu có cô độc, khi nhỏ phải trả tiền để người ta làm bạn với mình, lớn lên "làm bạn" với cocain.
 
Đến nay, trong danh sách Top 400 người Mỹ giàu nhất, John là người duy nhất bị kết tội giết người. Sau cái chết của người thừa kế, tính đến năm 2016, tài sản của gia tộc du Pont ước tính khoảng 14,3 tỷ USD, trải đều cho hơn 3.500 người thân còn sống.

1.3 Anthony Marshall - người thừa kế tập đoàn Astor

 
Astor là một trong những gia tộc tỷ phú giàu có nhất nước Mỹ trong suốt thế kỷ 19 và 20. Tuy nhiên, cuộc sống của họ không thực sự như mơ như người ta vẫn nghĩ, nữ tỷ phú Brook Astor - người đứng đầu gia tộc đã phải chiến đấu với căn bệnh Alzheimer trong suốt quãng thời gian cuối đời bà.
 
Con trai ruột của bà - Anthony Marshall không hề ở bên cạnh để chăm sóc mẹ trong những ngày tháng cuối đời. Ông bị cáo buộc đã để mẹ mình sống trong tình trạng nghèo khổ, trong khi bản thân bòn rút khối tài sản của bà.

Ông Anthony Marshall đã qua đời ở tuổi 89 trong tù khi ông bị tuyên án có tội và phải ngồi tù trong khoảng từ 1 đến 3 năm. Cái chết sau đó được tiết lộ là do vấn đề sức khỏe. 
 

1.4 Jesse Livermore 100 triệu USD

 
Jesse Livermore được xem là nhà đầu tư huyền thoại, có khả năng kiếm được lợi nhuận lớn trong những năm đầu thế kỷ 20.
 
Trong khoảng thời gian từ năm 1907 đến 1929, trước những biến động của thị trường, tài kinh doanh và đầu tư đã giúp ông từ 3 triệu đô lên đến 100 triệu đô. Số tiền ở thời điểm đó sau khi đã điều chỉnh mức lạm phát tương đương với hàng tỷ đô vào thời giá bây giờ.

Tuy nhiên, không biết bằng cách nào đó, Livermore đã đánh mất số vốn đầu tư của mình, cuối cùng ông phá sản, bị loại khỏi Hội đồng thương mại Chicago năm 1934. Sau đó ít lâu ông đã tự tử để lại một cái kết buồn cho cuộc đời của một tài năng.
 

1.5 Charles M. Schwab, 40 triệu USD

 
Chàng kỹ sư nhà máy thép - Charles M. Schwab từng bước vươn lên điều hành công ty đóng tàu và sản xuất thép Bethlehem, biến nơi đây thành nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới. 
 
Ông được trao huy chương danh dự và bước vào hội trường danh giá, nơi tôn vinh những thành tựu trọn đời của ông trong ngành công nghiệp thép. Trở nên giàu có, Schwab chuyển đến thành phố New York và tự thưởng cho mình một biệt thự trị giá 7 triệu đô.
 
Ông cũng sở hữu nhiều bất động sản và đi du lịch bằng những siêu xe đắt tiền. Trong nhiều năm, ông đã tiêu hết phần lớn tài sản của mình, ước tính từ 25 đến 40 triệu đô vào thời điểm đó (tương đương khoảng 800 triệu vào thời điểm bây giờ).
 
Đến năm 1929 ông đã mất toàn bộ gia sản còn lại trong một vụ đầu tư chứng khoán. Biệt thự của ông bị tịch thu. Tại thời điểm lúc qua đời, ông thậm chí còn mắc nợ, bởi cổ phần của ông trong khi đó đã trở nên vô giá trị, khiến ông phải vay tiền để kiếm sống.

Những kỹ năng kiếm tiền của người giàu áp dụng thường xuyên cho đến cuối đời
Những kỹ năng kiếm tiền của người giàu tưởng như rất quen thuộc, thế nhưng bạn đã thực sự áp dụng, thực hành thường xuyên để nhận ra sức mạnh của chúng trong

 

2. Vì sao người giàu hay có cảm giác cô độc?


Cuộc sống của những tỷ phú với khối tài sản khổng lồ trong mắt nhiều người chẳng khác nào một giấc mơ. Tuy nhiên ít ai biết rằng, đằng sau ánh hào quang mà người đời nhìn thấy thì họ phải đối mặt vô vàn rủi ro, khủng hoảng, chấn động tâm lý, bệnh tật không dễ gì vượt qua.

Đặc biệt, họ thường xuyên cảm thấy lạc lõng giữa thế giới này, thậm chí không biết mục tiêu cuộc sống là gì. Cảm giác cô độc của người giàu là thứ mà ít người thông cảm nhất vì người ta cho rằng có tiền rồi thì cần gì phải buồn, phải lo lắng, nghĩ ngợi,... như những người đang cố kiếm từng đồng ngoài kia.

Vậy nguyên nhân cảm giác cô độc của người giàu là gì?

Những người quá giàu có thì đi cùng với đó là sự bận rộn, họ dành ưu tiên cho công việc khá nhiều nên họ không dành thời gian để suy nghĩ đến các mối quan hệ khác, cho tới khi được nghỉ ngơi một chút họ sẽ nhận ra không có ai bên cạnh mình hết. Khi đó cảm giác cô độc ập tới bủa vây lấy họ, khiến họ chông chênh.
 
Tất nhiên sẽ có người này, người kia không phải bất cứ ai giàu cũng sẽ cô đơn. Nhưng để trở nên giàu có thì có thể không phải cô đơn mà có thể bạn sẽ phải đánh đổi nhiều điều khác.

Một người giúp việc cho các gia đình thượng lưu tiết lộ rằng: "Những người từng thuê tôi làm việc đều rất giàu có. Họ sở hữu những thứ mà tôi khao khát trong những đêm tối ngồi một mình. Nhưng họ dường như không tận hưởng cuộc sống như tôi.

Hầu hết đều làm việc nhiều giờ liền, với chỗ làm việc cách xa ngôi nhà mà họ đã rất vất vả mới mua được. Họ làm nhiều hơn để đủ tiền chi trả cho những chiếc xe hơi, du thuyền sang trọng chỉ để xếp xó chúng trong gara".

Có thể thấy, người giàu cứ chạy theo vòng xoáy của tiền mà không hề biết mình đang rơi vào cãi bẫy do chính mình tạo ra.

Tim McCarthy, một ông chủ người Mỹ sau khi bán công ty tiếp thị của mình với giá 45 triệu USD, ông chi 8 triệu USD để chia cho các nhân viên đắc lực đã cống hiến cho công ty. Thậm chí, ông còn mời các quản lý cấp cao tham gia một chuyến dạo chơi bằng du thuyền ở New York, tặng vé cao cấp nhất cho họ ở Broadway, đưa thẻ tín dụng để họ mua sắm thoải mái ở Tiffany’s.
 
Thế nhưng hầu hết những người này lại không hạnh phúc, suốt chuyến đi họ cãi cọ, than thở và phàn nàn, cáu kỉnh. Còn ông thì cảm thấy thất vọng và không hiểu đâu là lý do.
 
Tim đã từng nghĩ rằng mình hẳn sẽ hạnh phúc lắm khi có gia tài vài chục tỷ đô như vậy nhưng khi nó xảy ra thì ông không cảm nhận được niềm vui.
 
Moi quan he mang lai hanh phuc
 

3. Có phải tiền không mang lại hạnh phúc?


Ai cũng bảo giàu có thật là sung sướng! Vậy là quá hạnh phúc rồi!
 
Điều đó đúng. Ấy là khi bạn vất vả kiếm tiền trang trải cuộc sống, lo cho con ăn học nhưng người giàu thì đi nghỉ dưỡng ở nơi xa xỉ, tắm nắng ở những khu resort đẳng cấp.

Nhiều người đến nay vẫn cho rằng hạnh phúc gắn liền với các yếu tố vật chất, nghĩa là bạn có thu nhập cao hơn, căn nhà đẹp hơn, chiếc xe hiện đại hơn, những kỳ nghỉ hay những bữa tối hạng sang, con cái học trường tư đắt đỏ. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra yếu tố đạo đức, xã hội và tinh thần tác động đến hạnh phúc của chúng ta nhiều như những điều kiện vật chất.

Có thể thấy con người hiện đại đang phải chịu đựng sự xa lánh, cảm giác trống trải vô nghĩa, cho dù họ rất giàu có. Trong khi những người ngày xưa tuy nghèo khó hơn, nhưng lại cảm thấy viên mãn, hàng xóm yêu thương nhau, họ cũng luôn duy trì sợi dây gắn kết với thiên nhiên nhờ các hoạt động ăn mừng vụ mùa.

Cảm giác cô độc của người giàu được giải thích rằng họ không hạnh phúc nữa vì: Có quá nhiều tiền!

Tiền mang lại hạnh phúc nhưng chỉ đến một cái mốc nào đó và vượt qua cái mốc đó, nó lại gần như không có mấy giá trị.
 
Thực tế, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự giàu có và hạnh phúc không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau. Người giàu cô độc bởi việc có nhiều tiền hơn khiến người ta muốn giữ khoảng cách với những người khác. Hơn nữa, khi người ta leo lên được mức thu nhập cao hơn, họ coi trọng sự độc lập và ít kết nối xã hội hơn.
 
Trong khi đó, bất kì ai trong chúng ta cũng không thể hạnh phúc khi không có ít nhất một mối quan hệ gắn bó, ý nghĩa. Càng có đời sống xã hội sôi nổi bao nhiêu thì bản thân lại càng được trải nghiệm nhiều cảm xúc tích cực bấy nhiêu.

Tiến sĩ Arthur C. Brooks, một nhà khoa học xã hội người Mỹ, khẳng định hạnh phúc không chỉ là sản phẩm của sự may rủi, gen di truyền hay hoàn cảnh sống mà còn là thói quen hướng đến bốn lĩnh vực chính: gia đình, bạn bè, công việc có ý nghĩa và niềm tin hoặc triết lý sống.

Vì thế, từ nay thay vì quá xem trọng tiền bạc tới mức đánh mất đi những tình cảm vốn có thì bạn học cách sống như người dân Roseto thuộc bang Pennsylvania, được mô tả trong cuốn sách “Những người xuất chúng" của tác giả Malcolm Gladwell.

Họ là một cộng đồng nhỏ gồm những người lao động nghèo, nhưng có mức độ sống hạnh phúc và tuổi thọ cao nhất nước Mỹ. Những người này luôn có thời gian để dừng lại thăm hỏi nhau, trò chuyện bằng tiếng Ý ngay trên đường phố, hay nấu nướng giúp nhau ngay trong vườn sau nhà. 

Họ chứng kiến các gia đình với ba thế hệ cùng chung sống yên ổn dưới một mái nhà cũng như các bậc ông bà được tôn kính đến thế nào. Họ để mắt tới đặc tính bình quân chủ nghĩa nổi bật của cộng đồng, ngăn cản những kẻ giàu có phô trương và giúp cho những người kém thành công che giấu bớt thất bại.


Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X