(Lichngaytot.com) Những cạm bẫy tâm lý này thực ra không quá kỳ bí vì khi hiểu ra vấn đề chúng ta thì mới nhận ra đó là những suy nghĩ thường thấy, vô cùng thân thuộc của chính bản thân mà lâu nay ta không để ý tới.
Cuộc sống vốn có rất nhiều điều kỳ lạ khó giải thích nhưng giới khoa học vẫn không ngừng đi tìm lời đáp cho các hiện tượng xung quanh ta. Dưới đây là một vài khám phá thú vị dưới góc độ tâm lý sẽ giúp bạn giải thích cho những hành động của bản thân và phần nào đó giải đáp cho câu hỏi: “Vì sao chúng ta hay hành động khác suy nghĩ?”.
Bẫy 1: Con đường quen thuộc
Người họa sĩ, nhà thiết kế, nhà kinh doanh... được học hành, đào tạo bài bản trong nhà trường thường có lối tư duy tương đồng với nhau nên họ thường không chấp nhận những cách làm khác đi của "những kẻ ngoại đạo".
Cạm bẫy tâm lý con đường quen thuộc này sẽ hạn chế sự sáng tạo, bước qua những giới hạn của bản thân vì họ đã từ lâu nhìn nhận thế giới bằng trải nghiệm, kiến thức và niềm tin của riêng mình. Tính khách quan đã không được đảm bảo và khó có thể thành công rực rỡ.
Cạm bẫy tâm lý con đường quen thuộc này sẽ hạn chế sự sáng tạo, bước qua những giới hạn của bản thân vì họ đã từ lâu nhìn nhận thế giới bằng trải nghiệm, kiến thức và niềm tin của riêng mình. Tính khách quan đã không được đảm bảo và khó có thể thành công rực rỡ.
Mặt khác, nếu bạn đã quen với con đường an toàn và thoải mái của riêng mình thì rất khó để vượt ra khỏi ranh giới đó để nhìn nhận vấn đề một cách khách quan hơn.
Ý nghĩa: Đừng để những kiến thức mà lâu nay bạn cho là đúng rồi áp đặt lên mọi việc, hãy đón nhận sự khác biệt. Và ngay chính bạn, phải thử những cách thức mới, đừng quá quan trọng thành công hay thất bại, tất cả cũng chỉ là cách mới để bạn thử nghiệm cuộc sống này thôi.
Bẫy 2: Cửa sổ vỡ
Cạm bẫy tâm lý này dựa trên câu chuyện về những ô cửa sổ: Trong một tòa nhà, nếu có một cửa sổ bị vỡ đã lâu mà không ai sửa thì người đi qua nhìn thấy tin rằng ít người lưu tới. Một số người trong số đó sẽ ném vỡ một số cửa còn lại nhưng không cho rằng mình đã phạm lỗi.
Ý nghĩa: Những tiểu tiết, sai sót nhỏ thường được bị bỏ qua nhưng đó lại là tác nhân cho những thất bạn mà bạn không nghĩ tới. Nhất là những người đang trên đà thành công vì sự suy tưởng của mình mà họ không căn nhắc về những điều mà bản thân đã bỏ qua.
Con người bạn đều được tạo nên từ vô số những điều nhỏ nhặt, vì thế, muốn làm được điều lớn thì hãy làm tốt điều nhỏ đã, đừng quên tập trung thay đổi từ những điều nhỏ nhất.
Con người bạn đều được tạo nên từ vô số những điều nhỏ nhặt, vì thế, muốn làm được điều lớn thì hãy làm tốt điều nhỏ đã, đừng quên tập trung thay đổi từ những điều nhỏ nhất.
Bẫy 3: Lời tiên tri ứng nghiệm
Những lời nói mang tính khẳng định nhiều sẽ dễ dàng xảy ra ở tương lai vì khi suy nghĩ nhiều sẽ có hành động tương ứng và cuối cùng nó trở thành sự thật. "Lời tiên tri" đó không quan trọng đúng hay sai ở hiện tại nhưng chúng có sức ảnh hưởng tới bất cứ ai tin vào nó, làm cho hành động của bạn cuối cùng hoàn thành lời tiên đoán lúc đầu.
Ý nghĩa: Đừng xem thường những lời nói, suy nghĩ của bản thân, hãy chọn lọc những tư duy tích cực nếu bạn định hướng cho mình một cuộc sống tốt hơn. Mục tiêu dù lớn hay nhỏ, chỉ cần bạn tin mình làm được thì nhất định sẽ làm được.
Bẫy 4: Thế khó xử của loài nhím
Hãy tưởng tượng về một đàn nhím muốn sưởi ấm cho nhau để qua mùa đông lạnh nên chúng ởn gần nhau nhất có thể nhưng lại sẽ làm nhau đau đớn vì những chiếc lông như gai nhọn, vì thế chúng vẫn phải giữ khoảng cách với nhau. Đây là một ẩn dụ cho cạm bẫy tâm lý trong mối quan hệ của con người.
Vì ta không khéo léo thể hiện tình cảm, cảm xúc với người ta thương nên có những hiểu nhầm đã đẩy họ ra xa khỏi ta. Thậm chí, việc có khoảnh cách trong một mối quan hệ còn gây ra hệ quả xấu như phản bội hay hận thù. Người ta nói càng yêu, càng hận cũng là nguyên do đó.
Ý nghĩa: Dù trong tình yêu hay tình bạn, mối quan hệ người thân trong gia đình ta quan tâm, yêu thương nhau vừa đủ nhưng cũng cho họ không gian riêng phù hợp. Việc vừa gần vừa xa là việc không dễ dàng nên bạn cần quan sát, điều chỉnh cho phù hợp khi cần.
Bẫy 5: Cố gắng thích nghi
Có những điều khi bạn mới tiếp cận thì thấy khó khăn, trở ngại hoặc thậm chí là khó chịu nhưng lâu dần bạn sẽ thích nghi và quen với việc đó. Cho đến khi một ai đó cũng bắt đầu có những khởi động tương tự như bạn trước đây thì bạn mới nhớ ra những cảm xúc, suy nghĩ tương tự mà mình từng gặp. Ví dụ như bạn sống ở một nơi ô nhiễm mới đầu bạn không quen nhưng sau đó bạn cũng đã chấp nhận nó như là một phần cuộc sống của mình.
Ý nghĩa: Lâu lâu bạn phải tự soi xét lại chính mình, nếu người bạn xung quanh mình như thế nào bạn cũng sẽ có lối tư duy tương tự. Môi trường xung quanh rất quan trọng, điều này giải thích cho những cuộc hôn nhân không hạnh phúc nhưng khó chấm dứt, vì họ đã bắt đầu quen với nó mất rồi.
Ý nghĩa: Lâu lâu bạn phải tự soi xét lại chính mình, nếu người bạn xung quanh mình như thế nào bạn cũng sẽ có lối tư duy tương tự. Môi trường xung quanh rất quan trọng, điều này giải thích cho những cuộc hôn nhân không hạnh phúc nhưng khó chấm dứt, vì họ đã bắt đầu quen với nó mất rồi.
Bẫy 6: Hiệu ứng vịt con
Đàn vịt con khi mới nở ra, chúng xem con vịt đầu tiên mà chúng nhìn thấy là vịt mẹ. Chúng ta cũng hay có suy nghĩ tương tự với lũ vịt khi xem những trải nghiệm đầu tiên, cảm xúc đầu tiên luôn là “tốt nhất”.
Cạm bẫy tâm lý này khiến hầu hết chúng ta khó mở lòng, suy nghĩ đã bị đóng định rất khó thuyết phục bản thân thử những thứ mới. Ví dụ như những bộ phim cũ đời đầu luôn hay hơn những bộ phim dựng lại sau này.
Ý nghĩa: Việc giữ lập trường cũng quan trọng nhưng không có nghĩa là bạn không thể đón nhận cái mới. Hãy mở lòng mình ra, cho mình cái nhìn khách quan hơn về sự việc.
Bẫy 7: Kẹt một chân trong cửa
Một yêu cầu nhỏ tưởng như chẳng ảnh hưởng gì đến bạn nhưng nếu bạn chấp thuận thực hiện như kẹt chân ở cửa rồi thì đâu thể để những phần còn lại của cơ thể bạn bỏ lại chỗ khác?
Ví dụ như khi bạn được dùng thử một món đồ nào đó và bạn đồng ý. Sau khi trải nghiệm, bạn quá hài lòng và muốn có thêm nữa nên quyết định mua để sở hữu nó.
Ý nghĩa: Cái bẫy dùng thử đó luôn tồn tại ở nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống, sức hấp dẫn của chúng khó cưỡng vì thế hãy cố gắng giữ cái đầu tỉnh táo, phải hiểu rõ nhu cầu thực sự, tránh bị đánh lạc hướng vì một điều mới lạ giữ chân bạn lại.
Bẫy 8: Lợi dụng nặc danh
Sức mạnh nặc danh của một đối tượng uy tín, không điểm mặt chỉ tên cụ thể lại khiến chúng ta "tin sái cổ". Việc này được áp dụng khá rộng rãi trong các quảng cáo, ví dụ như một loại thuốc được nói rằng đã được các nhà khoa học chứng minh. Khi ấy, bạn thường có xu hướng bị thuyết phục bởi lý lẽ này nhưng thực chất lại chẳng thể kiểm chứng điều đó.
Ý nghĩa: Với thông tin mình tiếp nhận không cần vội ngăn lại và cũng không được tin ngay lập tức, nếu quan tâm thì nên tìm hiểu kỹ, nhất là thông tin như quảng cáo, các tin tức trên Internet hay báo chí. Bạn hãy tỉnh táo để lọc thông tin và chớ hùa theo đám đông mà có quyết định sai lầm.
(Tổng hợp)
(Tổng hợp)