1. Không sợ thất bại
Khi trưởng thành ta lại lo sợ tương lai không như mong muốn. Sợ mình không đủ khả năng, sợ không đủ điều kiện hoàn hảo. Bạn sợ những nguy cơ chưa tiên đoán được ảnh hưởng đến cuộc sống của mình. Bạn sợ lỡ thất bại ảnh hưởng đến sĩ diện của mình...
Chính vì tâm lý lo sợ thất bại này nên hầu hết chúng ta sống mãi trong vùng an toàn của mình mà không thể nào tìm ra cách để thoát ra được.
Thế nên một trong những cách vượt qua giới hạn bản thân đó là phải dám nghĩ dám làm, không ngại thất bại. Hãy mạnh dạn trải nghiệm và bứt phá bản thân chứ đừng để hai chữ "thất bại" ngăn cản khả năng và sự phát triển của mỗi người.
Hãy đi xuyên qua nỗi sợ bằng cách đối diện với nó, nếu luyện tập 100 lần mà chưa thành công thì nên thử đến 200 lần. Hãy học cách tự khuyến khích bản thân đối diện với những nỗi sợ vì thực tế bạn không cần giỏi tất cả, quan trọng là qua mỗi lần như thế bạn đúc rút ra những kinh nghiệm quan trọng cho mình.
2. Không trốn tránh thử thách
Trong thực tế thì nếu có gặp thử thách, gặp chuyện xui cũng không phải là điều gì tội tệ hoặc có gì đáng ngại. Chúng chỉ đang cảnh báo rằng ta đang thiếu sót ở một điểm nào đó cầm phải tìm cách để chỉnh sửa thì mọi việc mới suôn sẻ. Thế nên chớ trốn tránh vấn đề.
Đúng là ai cũng thích sự an toàn, thích sự đảm bảo nhưng chính chúng lại làm thui chột đi khả năng phát triển bản thân.
Giải pháp là ta có thể nới rộng vùng an toàn mới của mình, vì dù bạn cố gắng trốn tránh thì rắc rối vẫn cứ nảy sinh. Do đó, chỉ khi bạn dám đối đầu với thử thách thì bạn mới tìm được sự bình an đích thực mà mình muốn.
Thời điểm bạn muốn thử thách bản thân không có lúc nào là quá sớm hay quá muộn cả, quan trọng là khi nào bạn sẵn sàng chấp nhận mọi khó khăn để thực sự dấn
3. Thái độ cởi mở với các cơ hội tới
Nhiều người tự hỏi tại sao người ta có nhiều cơ hội còn tôi thì không? Những người này hầu hết đều có niềm tin rằng chỉ ai may mắn mới có cơ hội tốt. Thế nhưng thực tế thì cơ hội luôn có ở khắp mọi nơi.
Vì thế, thay vì đợi cơ hội, chờ thời thì vui vẻ đón nhận bất cứ điều gì đến với mình. Hãy cứ thử sức, chọn lọc, dấn thân, hành động một cách kiên nhẫn vì chính từ một việc nhỏ bé đó lại càng nhân rộng cơ hội của bạn lên.
Ngay cả việc bạn thất bại trong việc theo đuổi nó thì cũng đừng chỉ nhìn vào những điều tiêu cực, tại sao bạn không nhìn vào những điều tốt đẹp mà nó mang lại? Hãy tin rằng mọi việc đều đóng vai trò quan trọng nhất định trong cuộc sống của bạn. Ngay cả thất bại cũng là những viên gạch quan trọng để lát nên con đường đưa bạn tới thành công.
Như Mark Zuckerberg cũng vậy, ngay khi bắt đầu Facebook với dự án nhỏ của mình anh cũng chưa bao giờ nghĩ rằng nó có thể thành công đến vậy. Anh chỉ xem đó là cơ hội để kết nối mọi người và kiên nhẫn thực hiện, hành động từng chút một cho tới khi nó bùng nổ như hiện nay.
4. Tìm hình mẫu truyền cảm hứng
Học hỏi, bắt chước từ một người có xuất phát tương tự hoặc có nhiều điểm tương đồng với mình nhưng họ vẫn thành công sẽ mang lại cho bạn nhiều niềm tin vào bản thân. Mỗi khi đuối sức, nghĩ tới những gì họ từng vượt qua bạn vẫn tin rằng "Họ làm được mình cũng làm được".
Việc này không có nghĩa là copy 100% người ta hay ép mình vào một hình mẫu bất kỳ nào đó nhưng việc có hình mẫu riêng giúp bạn dễ hình dung ra mục tiêu và hướng đi cho mình hơn.
5. Dám nghĩ lớn nhưng bắt đầu từ điều nhỏ
Giải pháp đó là nghĩ lớn nhưng lại bắt đầu từ những điều nhỏ để thực hiện chúng. Muốn vượt qua giới hạn bản thân bạn cần phải có một mục tiêu rõ ràng trong công việc và cuộc sống. Bạn muốn mình làm được gì, muốn mình có được thành công gì trong tương lai thì phải xác định thật kỹ.
Sau đó thực hiện những bước thật nhỏ, cụ thể, để dần dần bước tới mục tiêu đó. Đừng nghĩ tới cái gì quá đột phá như thu nhập đang 10 triệu lại mong tuần sau được 100 triệu.
Thực tế thì thành công đến từ những việc nhỏ bé như thói quen đọc sách mỗi ngày, học và thực hành một điều mới để phát triển công việc, dậy sớm tập thể dục, chuẩn bị đồ ăn, tự pha cafe thay vì ra quán,...
Điều quan trọng nữa đó là duy trì thói quen tự kỷ luật bản thân để thực hiện những thói quen tốt đó mỗi ngày, trong thời gian dài. Việc tự nghiêm khắc với bản thân giúp duy trì những thói quen tốt mỗi ngày, đạt được mức hiệu năng cao nhất của mình.
Bạn sẽ ngạc nhiên vì những thói quen nhỏ hàng ngày sẽ là tiền đề quan trọng để bạn trở thành một con người thành công vào 5-7 năm tới.
6. Chấp nhận những phán xét, định kiến
Việc này không khác gì những chú cua đang được đựng trong giỏ cả, khi một con cố ngoi ra thì những con khác đã kéo nó lại và cuối cùng không con nào có thể thoát ra khỏi cái giỏ, người nông dân cũng chẳng cần phải dùng nắp nhưng lũ cua vẫn yên vị trong đó.
Thực tế là vậy, có tới 80% những người làm theo cách thông thường và thất bại nhưng chỉ có 20% dám làm theo cách khác biệt nên họ sẽ bị bàn tán, soi xét, bình phẩm là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Thế nên một khi bạn đã chọn con đường đi của riêng mình thì hãy chấp nhận những lời ong tiếng ve như là điều tất yếu của hành trình của mình để có thể vượt qua chúng. Đừng quan tâm đến những người không cùng một con đường, họ đang cố gắng kéo bạn lại mà thôi.
Đó thậm chí là người thân, bạn bè, bố mẹ,... vì quá lo lắng nên ngăn cản nhưng nếu bạn tin tưởng vào những gì mình làm thì đừng bao giờ bỏ cuộc. Tất nhiên, đừng quá liều lĩnh tới mức ngu muội đổ tiền làm ăn, đầu tư trong khi bản thân còn không có một chút kiến thức nào về lĩnh vực này. Bạn chỉ có được niềm tin ở những gì bạn hiểu rõ mà thôi.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: