(Lichngaytot.com) Với những cách tư duy độc lạ của người Do Thái trong các mẩu chuyện sau sẽ mang lại cho bạn bài học cuộc sống vô cùng giá trị có thể theo bạn suốt cuối cuộc đời.
1. Cái đầu cá có giá 10 đô
Sự thông thái cùng trí khôn vượt trội của người Do Thái luôn khiến người khác phải tò mò. Tình cờ trên một chuyến tàu gặp được người Do Thái, một người tò mò hỏi: "Tại sao người Do Thái các anh thông minh thế? Anh có thể chỉ cho tôi biết bí quyết là gì không?"Người Do Thái khá vô tư khi chia bí quyết: "Đơn giản lắm, chúng tôi hay ăn đầu cá".
Người kia tỏ vẻ bất ngờ: "Thật vậy sao? Vậy tôi nên cần có một cái đầu cá cho trưa nay luôn nhỉ?"
Người Do Thái từ tốn trả lời: "May là tôi có mang theo cá cho bữa trưa của mình", vừa nói xong người này lấy con cá ra và đặt lên một cái đĩa trên bàn giữa 2 ghế ngồi trên tàu.
Người kia tỏ vẻ đầy hào hứng: "Thật tốt nếu không có thể bán cho tôi riêng cái đầu cá này nhỉ?".
Người Do Thái trả lời: "Ồ, tất nhiên là được thôi. Ông cứ đưa cho tôi 10 đô la là được". Người kia móc túi lấy 10 đô la đưa cho người Do Thái và lấy cái đầu cá ăn ngon lành.
Sau khi ăn xong người kia mới như sực tỉnh ra điều gì và nói: "Tại sao tôi phải trả anh 10 đô la cho một cái đầu cá trong khi cả con cá chỉ đáng giá có 5 đô la nhỉ?"
Người Do Thái trả lời: "Đấy, anh thấy chưa, đầu cá bắt đầu có tác dụng rồi đấy."
Bài học: Có thể thấy, cách tư duy độc lạ của người Do Thái trong câu chuyện trên chỉ ra rằng, đừng quá tin tưởng ai đó tới mức không thèm suy nghĩ hay tính toán, dù là người bạn cảm thấy vô cùng tin tưởng. Với bất cứ điều gì bạn cũng phải tự suy nghĩ vấn đề xảy ra chứ không hoàn toàn tin vào người mà bạn nghĩ rằng họ giỏi hơn bạn mà chẳng có chút nghi ngờ nào cả.
2. Người doanh nhân trong tù
Quản giáo một nhà tù hứa với 3 tù nhân của mình rằng họ sẽ được đáp ứng một yêu cầu khi ở trong tù.
Tù nhân người Mỹ vốn nghiện thuốc nên xin 3 hộp thuốc. Vốn là người lãng mạn nên người Pháp yêu cầu có một người phụ nữ xinh đẹp ở bên mình. Trong khi đó, người Do Thái chỉ mong có một chiếc điện thoại để liên lạc với thế giới bên ngoài bất cứ lúc nào.
Kết thúc 3 năm tù, tù nhân người Mỹ vẫn giữ nguyên 3 hộp thuốc còn miệng thì không ngừng hét lên: "Cho tôi lửa, cho tôi lửa đi nào!". Thì ra anh ta nêu ra yêu cầu là có những hộp thuốc mà quên yêu cầu bật lửa.
Trong lúc này, người đàn ông Pháp lãng mạn ra tù cùng người phụ nữ đang mang thai và trên tay anh cũng như cô ta vẫn đều đang bế một đứa trẻ.
Người Do Thái lúc này từ tốn bước ra và anh không ngừng cảm ơn quản giáo rồi bước lên chiếc ô tô sang trọng đang chờ sẵn bên ngoài. Suốt thời gian trong tù, ông vẫn dùng điện thoại để không ngừng giao dịch, đầu tư và kinh doanh với thế giới bên ngoài. Nhờ đó mà sau 3 năm gia tài người Do Thái gia tăng nhanh chóng.
Bài học: Cách ta tư duy phản ánh chân thực ở cuộc sống của chúng ta. Vì thế, chúng ta là ai thường là vì chúng ta chỉ xứng đang với những điều đang có.
Kể cả tù chỉ là giam hãm được thể xác chứ không thể giam hãm được tâm hồn chúng ta, nếu tâm hồn của ta đủ tầm nhìn xa để vượt ra khỏi cái ngục thì cuộc sống thực tế của ta vẫn tồn tại ngay cả ở ngoài ngục bất kể việc bản thân ta có bị giam trong tù hay không.
Bài học: Cách ta tư duy phản ánh chân thực ở cuộc sống của chúng ta. Vì thế, chúng ta là ai thường là vì chúng ta chỉ xứng đang với những điều đang có.
Kể cả tù chỉ là giam hãm được thể xác chứ không thể giam hãm được tâm hồn chúng ta, nếu tâm hồn của ta đủ tầm nhìn xa để vượt ra khỏi cái ngục thì cuộc sống thực tế của ta vẫn tồn tại ngay cả ở ngoài ngục bất kể việc bản thân ta có bị giam trong tù hay không.
3. Cách nuôi gà của anh nông dân Paul
Paul là một anh nông dân mới học cách nuôi gà và anh than khóc vãn với hàng xóm: “Tôi nên làm gì đây khi một nửa đàn gà bỗng chết mất rồi?".
Hàng xóm quan tâm hỏi: “Vậy anh cho chúng ăn gì mà ra nông nỗi này thế?”, anh trả lời: “Ăn thóc". Người này khuyên: "Anh nên cho chúng ăn lúa mì thì hơn".
Hôm sau Paul lại kêu than: “Có thêm 15 con gà nữa chết rồi, nên làm sao đây?”. Hàng xóm hỏi: “Gà của anh đã uống thứ gì đấy?”
Anh trả lời: "Uống nước lạnh", hàng xóm đáp lại: "Anh thử cho chúng uống nước nóng đi".
Hôm sau nữa, Paul chán nản kể: “Cả đàn gà chết gần hết rồi anh ạ, chỉ còn 10 con sống sót thôi!”. Hàng xóm hỏi: "Anh lấy nước từ đâu cho chúng uống?. Paul đáp: "Nước giếng chứ đâu". Hàng xóm khuyên: "Anh đổi sang nước tinh khiết chúng sẽ không chết nữa đâu".
Cuối cùng, Paul tuyệt vọng: “Thế là con cuối cùng cũng chết rồi". Hàng xóm mới thở dài: “Chán nhỉ, tôi còn nhiều ý kiến để chia sẻ cho anh lắm mà chưa kịp nói.”
Bài học: Câu chuyện về cách tư duy độc lạ của người Do Thái ở trên cho thấy rằng, việc thay đổi là cần thiết nhưng ở mức độ nào còn phụ thuộc vào trí tuệ của chúng ta. Nếu không việc này cũng không khác gì chuyện "đẽo cày giữa đường" trong câu chuyện dân gian Việt Nam dùng để dạy và khuyên răn con cháu của mình.
Việc góp ý không thể xem nhẹ mà cũng chẳng thể nghe theo để thực hiện ngay tức thì, ta cần biết tư duy và kết hợp các thông tin lại để chọn lọc, tìm ra hướng đi phù hợp nhất cho mình mới thực sự là khôn ngoan.
4. Câu chuyện biến phế liệu thành vàng
Có hai cha con người Do Thái bị giam trong trại tập trung và người cha khuyên con: "Chúng ta đã bị cướp mất mọi thứ và của cải duy nhất còn lại đó là trí tuệ. Nếu người khác chỉ biết một cộng một bằng hai, con nên nghĩ làm sao để kết quả đó lớn hơn hai”.
Họ may mắn sống sót và lên tàu đến Mỹ để làm lại từ đầu bằng việc kinh doanh đồ đồng ở Houston. Người cha có lần hỏi con: "Theo con một cân đồng có giá bao nhiêu?". Đứa con nhanh nhảu: “Ba mươi lăm xu ạ”.
Người cha đáp lời: "Mọi người ở Texas này đều biết một cân đồng có giá 35 xu, nhưng con cần học cách biến 1 cân đồng trở nên giá trị 3.500 đô. con chế tay nắm cửa thành đồng xem nào?”.
Người cha đáp lời: "Mọi người ở Texas này đều biết một cân đồng có giá 35 xu, nhưng con cần học cách biến 1 cân đồng trở nên giá trị 3.500 đô. con chế tay nắm cửa thành đồng xem nào?”.
Sau khi khi cha qua đời, cậu con trai vẫn duy trì nghề này và chỉ với cân đồng, anh chế ra gậy và huy chương được dùng trong các kỳ Olympic. Một cân đồng khi đó bán được tới tận 3.500 đô la và sớm trở thành ông chủ của công ty chuyên sản xuất đồ đồng.
Năm 1974, Mỹ lên kế hoạch làm lại tượng Nữ Thần Tự Do, vứt bỏ đống phế liệu cũ nhưng không ai thầu được việc xử lý rác thải vô cùng khó khăn này vì việc xử lý rác thải ở New York có quy định rất nghiêm ngặt, chẳng mấy ai đủ đáp ứng.
Khi nghe được tin này, vị doanh nhân Do Thái này liền lập tức đến New York để ký kết hợp đồng giữa những lời chế giễu rằng ông đang tự tìm đến cái chết.
Kết quả khiến ai cũng bất ngờ khi ông cho nấu chảy phế liệu đồng của bức tượng và đúc nó thành những bức tượng Nữ Thần Tự Do nhỏ hơn, xử lý các khối gỗ và xi măng, biến chì và nhôm phế liệu những món đồ lưu niệm.
Kết quả khiến ai cũng bất ngờ khi ông cho nấu chảy phế liệu đồng của bức tượng và đúc nó thành những bức tượng Nữ Thần Tự Do nhỏ hơn, xử lý các khối gỗ và xi măng, biến chì và nhôm phế liệu những món đồ lưu niệm.
Điều thú vị nhất là ông không để lãng phí bất kì điều gì, ngay cả bụi quét từ tượng Nữ thần Tự do cũng được bán cho các cửa hàng cây cảnh với cái tên “bụi của Nữ thần”. Trong vài tháng, ông biến những thứ phế liệu thành 3,5 triệu đô la tiền mặt.
Bài học: Biết được vì sao người Do Thái coi trọng sự giàu có bạn sẽ hiểu vì sao họ luôn khuyến khích các con của mình từ 1 đồng có thể kiếm được 10 đồng của thiên hạ. Đối với họ không kiếm được tiền là tội ác và phải chịu sự trừng phạt của Chúa.
Quá trình tư duy để kiếm tiền cũng là cách con người ta phát triển và khôn ngoan lên, chẳng có gì đáng xấu hổ cả. Kẻ đáng chê là kẻ lười nhác, an phận, chẳng chịu sáng tạo trong việc gia tăng doanh thu và lợi nhuận.
(Tổng hợp)
Quá trình tư duy để kiếm tiền cũng là cách con người ta phát triển và khôn ngoan lên, chẳng có gì đáng xấu hổ cả. Kẻ đáng chê là kẻ lười nhác, an phận, chẳng chịu sáng tạo trong việc gia tăng doanh thu và lợi nhuận.
(Tổng hợp)