Vì thế, tiết kiệm chính là thói quen tuổi 30 cần lưu ý. Nếu muộn hơn, bạn đang ở độ tuổi 40 thì vẫn có thể thực hành tiết kiệm ngay từ bây giờ vì muộn còn hơn không.
Tất nhiên, tiết kiệm chưa bao giờ là dễ cả, vì thế chúng tôi đã đưa ra những gợi ý cách tiết kiệm tốt nhất sau để bạn có thể áp dụng cho bản thân và tùy cơ ứng biến theo từng hoàn cảnh.
1. Không mua những thứ bạn không cần
2. Không chạy theo xu hướng công nghệ mới nhất
Để đảm bảo cho tuổi già của mình không phải ngửa tay xin tiền con cháu, bạn hãy kiềm chế những ham muốn nhất thời ở hiện tại.
Người tiết kiệm thông minh sẽ không chọn mua món đồ công nghệ mới nhất, hiện đại nhất. Thay vào đó, họ chờ đợi cho đến khi công nghệ đạt đến đỉnh cao, đồng thời giá của sản phẩm lại giảm xuống mức vừa phải cho đa số là họ có thể sử dụng món đồ tốt và giá đúng giá trị thực của sản phẩm.
3. Đừng bao giờ trả tiền toàn bộ
Một trong những cách tiết kiệm tốt nhất là khi mua một món đồ, bạn cố gắng đừng nên trả hết tiền cho nó. Có nhiều cách để giảm bớt chi phí, chẳng hạn dùng coupon, chiết khấu, chờ hàng giảm giá hoặc mặc cả.
Với một chút chuẩn bị và tính toán, bạn sẽ thấy mình tiết kiệm được đáng kể và bạn có thể giành số tiền này để dành riêng cho tài khoản tiết kiệm của mình. “Kiến tha lâu cũng đầy tổ” vì thế sẽ có lúc bạn sẽ bất ngờ vì những khỏa nhỏ nhỏ này dần tích lũy thành số tiền lớn.
Cách tiết kiệm tốt nhất là chỉ mua những thứ mình cần chứ không phải thứ bạn muốn |
4. Chỉ mua bằng tiền mặt
Chúng ta hay có thói quen mua sắm bằng thẻ tín dụng nên không kiểm soát được thực ra chúng ta đã tiêu hết bao nhiêu tiền trong tháng này. Tiêu dùng bằng thẻ tín dụng là nguyên nhân khiến bạn thường xuyên trong tình cảnh vừa nhận lương đã hết tiền vì phải thanh toán một khoản tiền đã nợ từ tháng trước.
Nếu bạn vẫn nhắm mắt chi tiền bằng những lần quẹt thẻ thì đây chính là lý do khiến bạn không đạt được mục tiêu cuộc sống.
5. Mua theo giá trị sử dụng, chứ không phải giá bán
Phần lớn chúng ta mắc sai lầm rất lớn khi thấy món đồ rẻ tiền, giá hời là lao vào mua rất nhiều. Bạn có biết nhiều thứ nho nhỏ đó sẽ thành một khoản tiền lớn rất lãng phí vì những món đồ đó gần như chúng ta không sử dụng được lâu.
Chẳng hạn, mua một bộ quần áo tốt, chứ không nên mua quần áo giá rẻ, có thể mặc 2-3 lần đồ mất dáng, vải xuống cấp và bạn đã chán, muốn thay bộ khác.
6. Mua đồ đã qua sử dụng
Một mục tiêu cơ bản của tiết kiệm là có được giá trị tốt nhất từ thứ mà bạn mua, và điều này thường đồng nghĩa với việc mua sản phẩm đã qua sử dụng. Cảm giác bạn mua chiếc xe hơi mới tinh thật là sung sướng nhưng chỉ sau hơn 1 tháng sử dụng chúng đã là xe cũ. Để thỏa mãn cho cảm xúc nhất thời và lòng kiêu hãnh đó bạn phải chi số tiền khá lớn.
Bạn có thể cách khác đó là chọn mua xe đã qua sử dụng trong thời gian ngắn để mua với giá cả tốt hơn. Hay bạn mua điện thoại tại thời điểm nó đã trở nên phổ biến hơn thì giá chỉ còn 50-60% so với ban đầu.
Tuy nhiên, để chọn mua đồ đã qua sử dụng bạn cũng phải cần tỉnh táo và tìm hiểu thông tin kỹ càng trước khi quyết định tránh lãng phí tiền bạc vì đồ mua về đã bị hỏng.
7. Tìm kiếm sự thay thế trước khi mua
Bạn có thể thay thế bằng việc đi Uber hay Grab vì những chi phí cơ bản như đổ xăng, chỗ đỗ xe đã “ngốn” của bạn kha khá tiền. So sánh sơ sơ bạn cũng đủ biết lựa chọn nào là tốt hơn cho mình.
8. Lờ bạn bè, hàng xóm đi
Cách tiết kiệm tốt nhất là không nên mua món gì đó vì "con gà tức nhau tiếng gáy". Một phần của cách sống tiết kiệm là bạn phải hiểu rằng cuộc sống không phải là sự cạnh tranh ai có nhiều đồ nhất.
Đừng vì hàng xóm, bạn bè mua ô tô mình cũng phải sắm ngay để cho bằng anh bằng em. Tâm lý này sẽ khiến số tiền tiết kiệm cho tuổi già của bạn nhanh chóng tan biến.
Điều quan trọng là tập trung vào nhu cầu của bạn và gia đình, và không phải là xem người khác đang tiêu tiền vào việc gì mà bắt chước mù quáng.
9. Đừng lãng phí
Để tránh lãng phí không phải điều dễ và đòi hỏi bạn phải thực sự nghiêm khắc với chính mình, cân nhắc từng hành động xem chúng có gây lãng phí tiền bạc hay thời gian của bạn không?
10. Tự mình làm việc
HaTra