Có câu: "Nếu không đọc sách, đi vạn dặm đường chẳng qua cũng chỉ là người đưa thư" để nhấn mạnh lợi ích của đọc sách trong quá trình phát triển bản thân. Đó là lý do ngày nay có nhiều phụ huynh cố gắng cho trẻ tiếp xúc với sách từ sớm để khơi gợi tình yêu sách ở trẻ. Tuy nhiên, việc này không nên gò ép nếu không sẽ gây ra tác dụng ngược. Thế nên chúng ta cần học cách tạo thói quen đọc sách ở trẻ đúng cách hơn.
1. Ba mẹ là tấm gương đọc sách cho trẻ
Những ông bố, bà mẹ thường xuyên ngồi lướt điện thoại sẽ không thể trở thành tấm gương tốt cho trẻ học hỏi. Thế nên để khơi gợi hứng thú với sách, để con yêu sách hơn thì chính các bậc phụ huynh cũng phải thường xuyên đọc sách.
Các con sẽ có xu hướng bắt chước ba mẹ mình, nếu bố mẹ thường xuyên cầm sách thay vì điện thoại thì con sẽ muốn tìm tòi, khám phá những điều thú vị trong từng trang sách.
Sách sẽ mở ra thế giới kỳ thú, bao la rộng lớn hơn ở ngoài kia chứ không chỉ là những kiến thức trong sách giáo khoa. Thế nên, đừng chỉ nhờ vào nhà trường mà chính ông bà, bố mẹ hãy chú ý tới việc tạo cho các con có thói quen đọc sách.
Hoặc bố mẹ có thể đồng hành cùng con trong quá trình này bằng việc đọc sách cùng con mỗi tối hay chơi các trò chơi bằng sách với trẻ hàng ngày như tìm kiếm các con vật, đồ vật có trong sách, xếp hình từ những cuốn sách...
2. Tôn trọng sở thích đọc sách của trẻ
Tùy vào độ tuổi, sở thích của con mà ba mẹ lựa chọn cuốn sách, tập truyện phù hợp nhất. Cách này vừa giúp trẻ thích đọc sách hơn vừa thể hiện tình cảm, sự quan tâm của ba mẹ dành cho trẻ.
Để phát triển hứng thú đọc cho trẻ, trước hết cần lựa chọn sách đọc phong phú về nội dung, thể loại phù hợp với nhu cầu đời sống tinh thần, sự phát triển của trẻ. Hiện nay trên thị trường sách vô cùng phong phú nên không hề dễ cho việc bố mẹ ra quyết định.
Bố mẹ cần tham khảo trước để biết các tiêu chí nghệ thuật của tác phẩm, sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức dưới những biểu hiện rõ ràng sinh động, hấp dẫn, sự sung mãn về màu sắc, âm thanh, cái mới lạ về cách ứng xử và tình cảm tốt đẹp ở con người. Nên ưu tiên những cuốn sách nuôi dưỡng đạo đức của con hơn.
3. Thiết lập thời gian đọc cố định
Tạp chí Time có viết: "Trẻ em thích những điều bất ngờ, nhưng chúng lại nhớ những hoạt động gia đình dễ đoán hơn". Thế nên cho con một lịch trình sẽ khiến chúng cảm thấy chủ động, không bị gò ép.
Trước mỗi lần đọc, hãy mở một bản nhạc nhẹ nhàng êm dịu để xoa dịu nỗi lo lắng, thiếu kiên nhẫn và những cảm xúc tiêu cực khác bên trong trẻ.
4. Thường xuyên cho trẻ đi thư viện
Môi trường có thể thay đổi góc nhìn của một người vì thế, hãy cố gắng tạo ra môi trường liên quan tới nhiều sách vở nhất có thể để con bạn có thể yêu sách một cách tự nhiên nhất có thể.
Việc nhìn thấy những người khác say sưa đọc sách sẽ khơi dậy niềm đam mê sách của trẻ. Bên cạnh đó, trẻ có thể thỏa thích khám phá kho tàng tri thức quý báu từ những quyển sách xung quanh mình.
Vì sao người giàu đề cao thói quen kỷ luật ngay từ trong việc nhỏ như đọc sách, tập thể dục thể thao? Khi tìm ra câu trả lời cũng là lúc bạn có thể bắt tay
5. Không thúc ép trẻ đọc sách
Cha mẹ không nên ép buộc hành vi này sẽ khiến con cảm thấy sợ hãi, ví dụ như có cha mẹ ép con sau khi đọc phải trích lại cả trăm câu chữ hay bắt con phải nhớ một câu chuyện nào đó là không nên.
Vì vậy bạn không nên ép buộc trẻ đọc theo yêu cầu nào đó của mình mà chỉ cần khơi dậy niềm yêu thích của trẻ đối với sách. Nếu trẻ bị thúc ép quá nhiều, trẻ dễ mất đi sự hứng thú với sách.
6. Phát triển thói quen đọc hiểu
Thế nên khi con của bạn ở giai đoạn đã có thể đọc xong một đoạn hay một quyển sách thì bạn có thể vui vẻ thảo luận, trao đổi với trẻ về nội dung mà chúng đọc được.
Một số câu hỏi đơn giản bạn có thể hỏi con như: “Theo con thì nhân vật này có điểm gì tốt?”, “Con hãy tóm tắt lại nội dung mà con đã đọc?”, “Theo con thì nội dung của câu chuyện có gì hay? Qua câu chuyện này con học được điều gì?”...
Bố mẹ hãy dạy con đọc sách bằng cách tích cực thảo luận về nội dung cuốn sách đang đọc. Điều này không chỉ giúp ba mẹ nắm bắt được mức độ hiểu biết của trẻ mà còn giữ được sự hứng thú của trẻ với cuốn sách đó.