(Lichngaytot.com) Trong khi người người nhà nhà cố gắng chăm chỉ làm lụng dể tích tiền cho con thì cổ nhân khuyên những cách tạo phúc cho đời sau này mới thực sự đúng đắn và hiệu quả.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
Với kinh nghiệm ngàn đời, cổ nhân luôn nhắc nhở chúng ta nhớ rằng việc để lại tiền bạc cho con cái có thể là cái họa. Thế nên họ ưu tiên việc truyền lại kiến thức, lời gia huấn, lời khuyên để tương lai con cháu mình hưng thịnh mãi không suy.
Đặc biệt 5 cách tạo phúc cho đời sau luôn được cổ nhân nhắc nhở con cháu mình phải khắc cốt ghi tâm đó là: Thể hiện lòng biết ơn; Kiểm soát dục vọng; Chọn con dâu ngoan rể hiền; Không quên gốc rễ, chăm đọc sách; Không tranh giành hơn thua.
1. Lòng biết ơn
Có câu trong “Chu Tử gia huấn” ghi lại rằng:
Nhất chúc nhất phạn, đương tư lai chi bất dịch
Bán ti bán lũ, hằng niệm vật lực duy gian.
Tạm dịch:
Một bát cháo, một hạt cơm, phải nghĩ rằng kiếm được không dễ
Nửa tấm vải, nửa sợi vải, phải nhớ rằng làm ra rất khó.
Câu nói nhấn mạnh về lòng biết ơn với những gì ta có vì đó chính là cách tạo phúc cho đời sau. Người xưa muốn nhắc nhở cho con cháu mình nhớ rằng mỗi một bát cơm, bát cháo ăn hàng ngày đều đáng quý, chúng xuất phát từ những hạt chắc nảy mầm, qua bao nhiêu sương gió, đến vụ mùa được gặt hái, chà vỏ,... mới xuất hiện trong bữa ăn của chúng ta.
Quần áo chúng ta xem là bình thường nhưng việc để có chúng cũng không dễ dàng, chúng phải trải qua quá trình dài từ xe vô số sợi vải thành tấm cho đến cắt may, giặt là,... với công sức của bao nhiêu người mới xuất hiện trước mặt chúng ta.
Thế nên dù ăn hay mặc một thứ gì cũng phải biết rằng chúng đều đáng quý, phải biết tiết kiệm, giữ gìn từng chút một.
Quần áo chúng ta xem là bình thường nhưng việc để có chúng cũng không dễ dàng, chúng phải trải qua quá trình dài từ xe vô số sợi vải thành tấm cho đến cắt may, giặt là,... với công sức của bao nhiêu người mới xuất hiện trước mặt chúng ta.
Thế nên dù ăn hay mặc một thứ gì cũng phải biết rằng chúng đều đáng quý, phải biết tiết kiệm, giữ gìn từng chút một.
Trong chữ “phúc” (“福”), bên trái là chữ “y” (“衣) – y phục, quần áo; bên phải là chữ “điền” (“田”) – ruộng. Điều này có nghĩa là ai có cơm ăn áo mặc, thì đó đã là niềm may mắn hạnh phúc vô cùng rồi, cần phải biết trân quý.
Thực ra, chúng ta đang mượn của đất trời này từ những món ăn cho tới trang phục để mặc và cả chỗ ở... Do đó, việc kêu ca thiếu thốn xem ra khá vô lý cho dù bản thân đang ở bất cứ hoàn cảnh nào đi chăng nữa.
Thực ra, chúng ta đang mượn của đất trời này từ những món ăn cho tới trang phục để mặc và cả chỗ ở... Do đó, việc kêu ca thiếu thốn xem ra khá vô lý cho dù bản thân đang ở bất cứ hoàn cảnh nào đi chăng nữa.
Hiện nay, điều kiện sinh sống đã tốt hơn rất nhiều, chúng ta được sử dụng vật chất phong phú. Trẻ con ngay từ nhỏ đã có đầy đủ mọi thứ chúng cần, thế nên không ít con trẻ hình thành thói quen lãng phí từ tấm bé.
Nhất là ngày nay các ông bố, bà mẹ rất thích chiều chuộng các con, không muốn con thiếu thốn như mình trước đây nên cố gắng mua những món ngon, đồ dùng tốt nhất cho chúng. Kết quả là càng ngày chúng càng không biết quý trọng những gì bố mẹ dành cho mình, ăn uống thì thừa thãi, đồ phải là đồ đắt tiền mới bằng bạn bằng bè.
Thế nhưng ta cần nhớ rằng, việc bố mẹ thích mua nhiều đồ chơi đắt tiền, quần áo hàng hiệu cho con không có gì xấu nhưng có thể ảnh hưởng tới phúc báo của chúng. Đây quả thực là tiêu hao phúc báo của con trẻ rất nhiều mà không hay biết. Lúc nhỏ nếu được hưởng quá nhiều phúc thì càng lớn lên phúc sẽ giảm dần.
Nhất là ngày nay các ông bố, bà mẹ rất thích chiều chuộng các con, không muốn con thiếu thốn như mình trước đây nên cố gắng mua những món ngon, đồ dùng tốt nhất cho chúng. Kết quả là càng ngày chúng càng không biết quý trọng những gì bố mẹ dành cho mình, ăn uống thì thừa thãi, đồ phải là đồ đắt tiền mới bằng bạn bằng bè.
Thế nhưng ta cần nhớ rằng, việc bố mẹ thích mua nhiều đồ chơi đắt tiền, quần áo hàng hiệu cho con không có gì xấu nhưng có thể ảnh hưởng tới phúc báo của chúng. Đây quả thực là tiêu hao phúc báo của con trẻ rất nhiều mà không hay biết. Lúc nhỏ nếu được hưởng quá nhiều phúc thì càng lớn lên phúc sẽ giảm dần.
Ngay cả trong Phật giáo cũng nhắc nhở chúng ta nên cẩn thận với lượng phúc mình đang có. Sự thật là không ít người lúc trẻ tùy tiện lãng phí thì khi về già sống nghèo khổ. Do đó nhất định phải giáo dục con cái cần kiệm, biết ơn mới có được phúc trạch lâu dài.
2. Kiểm soát dục vọng
Cổ nhân nói: Vật tham bất trắc chi tài, vật ẩm quá lượng chi tửu. (Tạm dịch: Chớ tham lam của cải ngoại ý, chớ uống rượu quá say sưa).
Nghĩa là đừng tham lam kẻo những điều bất trắc có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tai ương, rắc rối cũng là vì tham của cải bất nghĩa mà ra. Ở vế thứ hai nhắc nhở chúng ta cẩn thận kẻo việc say rượu cũng có thể chiêu mời xui xẻo tới.
Ai cũng quý trọng của cải nhưng không nên vì tiền mà bất chấp, nhất là những việc vi phạm đạo đức, pháp luật.
Lòng tham có thể khiến ta có được tiền bạc nhưng nó chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và khoảng thời gian đó cũng chỉ là thấp thỏm trong lo lắng, không được an vui. Thế nên chỉ người kiểm soát tốt dục vọng, không tham lam mới có thể giữ mình cương trực mà có được phúc báo cho đời sau.
Chuyện kể lại rằng xưa kia có vị tổng đốc Nguyễn Văn Hiếu từng phải đi cắt cỏ thuê kiếm sống từ nhỏ. Lên làm quan ông vẫn khiêm tốn, quý dân và nổi tiếng thanh liêm thế nên nhà vô cùng nghèo.
Tuy nhiên, cho dù lương bổng nhận về chỉ đủ tiêu dùng đơn giản trong nhà nhưng ông nghiêm cấm mọi người trong gia đình không được tự ý giao thiệp với người ngoài, mấy dịp lễ tết, ai biếu gì cũng chối từ.
Có lần vợ nói về cảnh nghèo khó, ông nói: “Bà không nhớ lúc cắt cỏ thuê sao? Lúc ấy, mỗi khi đi đâu, vợ chồng phải đổi áo mà mặc, chỉ lo đủ cái ăn cho mỗi ngày; nay sánh với xưa, đã hơn gấp mấy lần, thế mà còn muốn lấy của bất nghĩa để làm giàu sao?”. Từ đó, vợ ông không dám đem chuyện tiền bạc để nói với ông nữa.
Còn câu: "Vật ẩm quá lượng chi tửu" nhắc nhở chúng ta chớ nên uống rượu quá say kẻo ảnh hưởng tới phước đức của mình.
Rượu chỉ uống 1-2 chén cho vui thì không thành vấn đề nhưng khi "quá lượng" khiến bản thân say không biết gì lại là cái nhân của bất thiện. Rượu khiến người ta loạn tính nên dễ dàng xảy ra tranh cãi, nhiều bi kịch cũng đều do rượu mà ra.
Rượu chỉ uống 1-2 chén cho vui thì không thành vấn đề nhưng khi "quá lượng" khiến bản thân say không biết gì lại là cái nhân của bất thiện. Rượu khiến người ta loạn tính nên dễ dàng xảy ra tranh cãi, nhiều bi kịch cũng đều do rượu mà ra.
Trong cuộc sống đời thường, mấy ai ngồi với bạn bè, anh em vui vẻ lại có thể dừng ở chén thứ nhất hay chén thứ hai? Thế nên tốt hơn hết là không uống, một khi bỏ được rượu thì chính là dứt bỏ được nhân ác, đã rời xa tội lỗi.
3. Chọn dâu ngoan rể hiền
\ |
Giá nữ nhu trạch giai tế, vô tác trọng sính
Thú tức nhu cầu thục nữ, vật kế hậu liêm.
Tạm dịch:
Gả con chọn rể hiền, chớ nặng về đòi sính lễ
Chọn dâu cần gái nết, chớ tính kế hậu liêm.
Nghĩa là khi chọn rể cho con gái nên ưu tiên xem xét, coi trọng phẩm đức của người đó hơn là sính lễ mà họ mang đến. Khi chọn con dâu cho con trai cần phải lựa chọn cô gái hiền lương hơn là nghĩ tới của hồi môn mà người đó mang theo.
Không chỉ người xưa mà ngay cả ngày nay nhiều gia đình đặt nặng chuyện sính lễ và của hồi môn để xem con trai, con gái của mình có "được giá" hay không. Thực tế là quan niệm này khá lỗi thời, đặt gánh nặng lên đôi vợ chồng trẻ, ảnh hưởng tới cuộc sống hôn nhân của họ sau này.
Cổ nhân coi trọng “môn đăng hộ đối” là suy xét một cách tổng thể các phương diện như quan niệm sống, văn hóa, đạo đức,... chứ không phải chỉ chú trọng vào tiền bạc hay địa vị để kết thông gia. Theo đó, khi lựa chọn chồng/vợ, cần phải suy xét đến nề nếp gia giáo, đạo đức của đối phương hơn.
Thực tế hiện nay đã cho thấy nhiều đôi vợ chồng trẻ khi kết hôn không có sẵn của cải nhưng khi hai người chung sức chung lòng thì họ làm ra rất nhiều tiền bạc. Sau vài năm chăm chỉ làm lụng, cuộc sống đã sung túc, không chỉ có của ăn của để mà còn giúp được nhiều người xung quanh mình.
Không chỉ người xưa mà ngay cả ngày nay nhiều gia đình đặt nặng chuyện sính lễ và của hồi môn để xem con trai, con gái của mình có "được giá" hay không. Thực tế là quan niệm này khá lỗi thời, đặt gánh nặng lên đôi vợ chồng trẻ, ảnh hưởng tới cuộc sống hôn nhân của họ sau này.
Cổ nhân coi trọng “môn đăng hộ đối” là suy xét một cách tổng thể các phương diện như quan niệm sống, văn hóa, đạo đức,... chứ không phải chỉ chú trọng vào tiền bạc hay địa vị để kết thông gia. Theo đó, khi lựa chọn chồng/vợ, cần phải suy xét đến nề nếp gia giáo, đạo đức của đối phương hơn.
Thực tế hiện nay đã cho thấy nhiều đôi vợ chồng trẻ khi kết hôn không có sẵn của cải nhưng khi hai người chung sức chung lòng thì họ làm ra rất nhiều tiền bạc. Sau vài năm chăm chỉ làm lụng, cuộc sống đã sung túc, không chỉ có của ăn của để mà còn giúp được nhiều người xung quanh mình.
Những câu chuyện về vợ hiền thảo của cổ nhân làm lay động lòng người
Sau đây là những câu chuyện về vợ hiền thảo của cổ nhân được lưu truyền như là cách để răn dạy chúng ta trong việc ứng xử giữa vợ chồng với nhau. Qua đó, thể
Sau đây là những câu chuyện về vợ hiền thảo của cổ nhân được lưu truyền như là cách để răn dạy chúng ta trong việc ứng xử giữa vợ chồng với nhau. Qua đó, thể
4. Không quên gốc rễ, chăm đọc sách
Tổ tông tuy viễn, tế tự bất khả bất thành
Tử tôn tuy ngu, kinh tịch bất năng bất độc.
Tạm dịch:
Tổ tông dù xa, nhưng thờ cúng là không thể không thành tâm
Con cháu dù ngu, nhưng kinh sách không thể không tìm đọc.
Dân gian có câu: "Uống nước nhớ nguồn", làm người vì thế phải ghi nhớ gốc rễ của mình và luôn thể hiện thái độ biết ơn công lao của tổ tiên.
Do đó, không chỉ dạy con phải hiếu nghĩa mà chính bản thân mỗi người phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ của mình. Đó mới là bài học tốt nhất để đời sau noi theo. Từ đó con cháu có thể gìn giữ những giá trị đạo đức tốt đẹp của tổ tiên để lại.
Người xưa thường nói, gia đình như một gốc cây với ông bà là rễ, cha mẹ là cành, con cháu là hoa trái. Muốn hoa trái nảy nở thì nhất định phải chăm bón cẩn thận từ gốc rễ.
Bên cạnh đó, phải khuyến khích sự ham học, ham đọc của con trẻ. Tục ngữ có lời khuyên: “Tích tiền bất như giáo tử, nhàn tọa bất như khán thư”, nghĩa là tích tiền không bằng dạy con, ngồi nhàn rỗi không bằng đọc sách.
Lợi ích của đọc sách rất to lớn, có những thứ ta không thể dạy cho trẻ nhưng khi chúng tự đọc sách sẽ có thể tự ngộ ra một số điều quan trọng. Nhất là khi sự khác biệt thế hệ khiến cho khoảng cách cha mẹ, con cái ngày một lớn nên việc chỉ dạy cho các con không hề dễ dàng. Thế nhưng sách sẽ là công cụ hữu hiệu để soi sáng con đường mà chúng đang đi.
Người xưa nói, gia tài bạc triệu không bằng kinh thư một quyển, giáo dục con cái mới là đạo gia truyền.
Lợi ích của đọc sách rất to lớn, có những thứ ta không thể dạy cho trẻ nhưng khi chúng tự đọc sách sẽ có thể tự ngộ ra một số điều quan trọng. Nhất là khi sự khác biệt thế hệ khiến cho khoảng cách cha mẹ, con cái ngày một lớn nên việc chỉ dạy cho các con không hề dễ dàng. Thế nhưng sách sẽ là công cụ hữu hiệu để soi sáng con đường mà chúng đang đi.
Người xưa nói, gia tài bạc triệu không bằng kinh thư một quyển, giáo dục con cái mới là đạo gia truyền.
5. Không tranh giành hơn thua
Cổ nhân nói:
Nhân sự tương tranh, yên tri phi ngã chi bất thị? Nhu bình tâm ám tưởng.
Nhân sự tương tranh, yên tri phi ngã chi bất thị? Nhu bình tâm ám tưởng.
Tạm dịch:
Việc tranh chấp với nhau, biết đâu mình đây là người không phải, nên bình tâm suy nghĩ.
Trong cuộc sống hàng ngày khó tránh được việc tranh giành, cãi cọ, thường chuyện bé xé ra to. Thêm nữa, chính tâm lý hiếu thắng khiến ai cũng muốn tỏ ra mình đúng. Vậy nên cổ nhân từ lâu đã có nguyên tắc hai không hỏi, ba không tranh trong giao tiếp xã hội để phòng tránh những xui rủi từ việc này gây ra.
Thực tế là ngay cả bản thân ta trong lúc "gân cổ cãi" nhưng đúng sai vẫn chưa tỏ tường, thế nên mâu thuẫn ngày càng lên cao.
Cuối cùng thì cho dù đó là căng thẳng giữa bạn bè, anh em, đồng nghiệp,... thì ai thắng đi nữa vẫn nhận về mình sự thiệt thòi. Thiệt thòi lớn nhất là tình cảm xây dựng bao lâu nay bị sứt mẻ.
Nếu trong một gia đình, anh em tranh giành tiền bạc sinh ra bất hòa, không thèm nhìn mặt nhau. Vợ chồng tranh cãi không phân thắng bại khiến gia đình khi thì quá ồn ã khi lại lạnh lùng, vắng lặng,... gia cảnh vì thế mà ngày càng suy, càng không thể tạo phúc được cho đời sau.
Thế nên tốt nhất là không tranh giành hơn thua ngay từ đầu vì ai đúng ai sai cũng không quan trọng. Do đó, mỗi khi xảy ra chuyện cổ nhân khuyên chúng ta nên bình tâm suy nghĩ. Có thể tự vấn bản thân xem ta đang làm sai ở đâu, lỗi của mình ở trong quá trình này là gì,... để rút kinh nghiệm.
Nếu mỗi khi có mâu thuẫn, ta dành thời gian bình tâm để suy xét lại mình thì tự nhiên mọi sự cũng sẽ được hóa giải. Khi ta tập được thói quen này trong thời gian dài thì nhất định gia đình sẽ hòa thuận, hạnh phúc.
Trong gia đình khó mà tránh được tranh cãi nhưng một trong những cách tạo phúc cho đời sau đó là học cách thấu hiểu, cảm thông, bao dung. Có như thế mới có thể lưu giữ phước báu lại cho con cháu muôn đời sau.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục:
Thực tế là ngay cả bản thân ta trong lúc "gân cổ cãi" nhưng đúng sai vẫn chưa tỏ tường, thế nên mâu thuẫn ngày càng lên cao.
Cuối cùng thì cho dù đó là căng thẳng giữa bạn bè, anh em, đồng nghiệp,... thì ai thắng đi nữa vẫn nhận về mình sự thiệt thòi. Thiệt thòi lớn nhất là tình cảm xây dựng bao lâu nay bị sứt mẻ.
Nếu trong một gia đình, anh em tranh giành tiền bạc sinh ra bất hòa, không thèm nhìn mặt nhau. Vợ chồng tranh cãi không phân thắng bại khiến gia đình khi thì quá ồn ã khi lại lạnh lùng, vắng lặng,... gia cảnh vì thế mà ngày càng suy, càng không thể tạo phúc được cho đời sau.
Thế nên tốt nhất là không tranh giành hơn thua ngay từ đầu vì ai đúng ai sai cũng không quan trọng. Do đó, mỗi khi xảy ra chuyện cổ nhân khuyên chúng ta nên bình tâm suy nghĩ. Có thể tự vấn bản thân xem ta đang làm sai ở đâu, lỗi của mình ở trong quá trình này là gì,... để rút kinh nghiệm.
Nếu mỗi khi có mâu thuẫn, ta dành thời gian bình tâm để suy xét lại mình thì tự nhiên mọi sự cũng sẽ được hóa giải. Khi ta tập được thói quen này trong thời gian dài thì nhất định gia đình sẽ hòa thuận, hạnh phúc.
Trong gia đình khó mà tránh được tranh cãi nhưng một trong những cách tạo phúc cho đời sau đó là học cách thấu hiểu, cảm thông, bao dung. Có như thế mới có thể lưu giữ phước báu lại cho con cháu muôn đời sau.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: