(Lichngaytot.com) Nếu suốt trong thời gian năm 2023 vừa qua bạn luôn cảm thấy bận rộn thì hãy áp dụng cách quản lý thời gian hiệu quả sau đây để thay đổi tình trạng hiện tại ngay lập tức nhé.
Bạn không phải sống mãi trong cảnh chưa hết việc đã hết ngày nếu thực hiện một số thay đổi trong lối sống của mình. Bạn hoàn toàn có thể học cách sắp xếp thời gian để có cảm giác làm chủ cuộc sống của mình tốt hơn.
1. Đâu là điều quan trọng nhất cuộc đời bạn?
Mọi người đều có những thứ quan trọng nhất đối với họ. Vậy điều gì là quan trọng với bạn?
Điều này không có nghĩa là danh sách những việc cần làm mà thay vào đó là bạn cần xác định những gì bạn muốn thực hiện một cách thường xuyên.
Ví dụ những việc quan trọng nhất đối với bạn có thể là gia đình, ngôi nhà, cây cối và công việc kinh doanh hay khía cạnh tâm linh... Và mỗi ngày, bạn cần sắp xếp để dành một ít thời gian trong quỹ thời gian của mình cho những khía cạnh khác nhau này trong cuộc sống của mình.
Ví dụ những việc quan trọng nhất đối với bạn có thể là gia đình, ngôi nhà, cây cối và công việc kinh doanh hay khía cạnh tâm linh... Và mỗi ngày, bạn cần sắp xếp để dành một ít thời gian trong quỹ thời gian của mình cho những khía cạnh khác nhau này trong cuộc sống của mình.
Dù chúng là gì thì đây cũng là những việc bạn cần liệt kê ra để có thể làm hàng ngày, dù chỉ trong vài phút. Nếu bạn không viết hết chúng ra bạn sẽ luôn cảm thấy không có thời gian cho tất cả.
Chỉ cần dành 15-30 phút cho con mỗi ngày và hoàn toàn tập trung vào đó, không lướt điện thoại cho công việc. Tuy nhiên, nếu bạn không xem nó là ưu tiên hoặc không liệt kê ra thì bạn luôn cảm thấy rằng mình không có thời gian dành cho con. Nhưng thực tế chỉ ra rằng bạn hoàn toàn có thể.
Để tổ chức các nhiệm vụ một ngày của bạn tốt hơn, hãy thừa nhận rằng thời gian sẽ được dành cho những việc quan trọng nhất đối với bạn.
Chỉ cần dành 15-30 phút cho con mỗi ngày và hoàn toàn tập trung vào đó, không lướt điện thoại cho công việc. Tuy nhiên, nếu bạn không xem nó là ưu tiên hoặc không liệt kê ra thì bạn luôn cảm thấy rằng mình không có thời gian dành cho con. Nhưng thực tế chỉ ra rằng bạn hoàn toàn có thể.
Để tổ chức các nhiệm vụ một ngày của bạn tốt hơn, hãy thừa nhận rằng thời gian sẽ được dành cho những việc quan trọng nhất đối với bạn.
2. Hãy nghĩ về những gì bạn đang làm mỗi ngày
Không ai có thể để ý đến mọi thứ đang diễn ra trong cuộc sống của mình hàng ngày. Tất cả chúng ta đều có nhiều việc cần dành thời gian.
Đó bao gồm là hoàn thành việc ở công ty, hay các hoạt động liên quan tới việc thiện nguyện, tham gia việc của hàng xóm... Có những nhóm nhiệm vụ trong từng giai đoạn cần bạn tập trung chú ý nhiều hơn những việc khác.
Đó bao gồm là hoàn thành việc ở công ty, hay các hoạt động liên quan tới việc thiện nguyện, tham gia việc của hàng xóm... Có những nhóm nhiệm vụ trong từng giai đoạn cần bạn tập trung chú ý nhiều hơn những việc khác.
Thế nên hãy hình dung về những gì bạn muốn làm và quyết định nơi bạn sẽ tập trung sự chú ý của bạn ngày hôm nay. Hãy nhớ tập trung vào những thứ hỗ trợ cho cách sống mà bạn mong muốn, theo đuổi chứ không phải để "giết thời gian" hay cho mau hết ngày.
Bạn có thể bị cám dỗ khi tập trung vào điều gì đó mà đồng nghiệp hay người thân của bạn xem là quan trọng. Hãy chống lại sự cám dỗ đó, trừ khi nó phù hợp với những gì quan trọng với bạn. Nếu có thì chỉ chọn một hoặc hai việc ngoài các cuộc hẹn đã lên lịch và các công việc thường ngày.
3. Phân bổ nhóm nhiệm vụ trong một ngày
Để tổ chức ngày của bạn tốt hơn, hiệu quả hơn, hãy chia một ngày của bạn ra thành các phần. Buổi sáng nên làm gì, buổi chiều và buổi tối nên tập trung việc gì.
Bạn có thể lên lịch cho những nhiệm vụ trọng tâm cho từng phân đoạn trong ngày. Đôi khi, kế hoạch của bạn bị đẩy sang ngày khác thì đơn giản là linh hoạt với lịch trình của mình.
Khi đó, đừng để việc này trì hoãn quá lâu, hãy chọn một ngày và giờ cụ thể để xử lý việc đó.
4. Hiểu sở thích của chính mình
Có những người là "cú đêm" nhưng có những người là "chim sớm", điều đó có nghĩa là có những người làm việc càng khuya càng hăng say, ngược lại, có người lại chỉ làm việc hiệu quả vào buổi sáng sớm.
Còn bạn thì thời gian nào làm việc tốt nhất? Bạn đã thực sự hiểu chính mình? Hãy tự quan sát bản thân xem khoảng thời gian nào trong ngày bạn đưa ra được những quyết định tốt nhất.
Còn bạn thì thời gian nào làm việc tốt nhất? Bạn đã thực sự hiểu chính mình? Hãy tự quan sát bản thân xem khoảng thời gian nào trong ngày bạn đưa ra được những quyết định tốt nhất.
Nắm được loại thời gian của bản thân phù hợp nhất không chỉ giúp tăng hiệu suất làm việc, mà còn giúp bạn hiểu rõ hơn về nhu cầu của cơ thể.
Nếu bạn là "chim sớm" thì hãy sắp xếp ngày làm việc để bạn thực hiện công việc trí óc nhiều nhất vào buổi sáng và công việc thể chất vào buổi chiều.
Những người mất nhiều thời gian hơn để thức dậy, thường không thể dậy sớm được thì có thể lên lịch làm việc tốn nhiều năng lượng vào giữa trưa hoặc buổi tối.
Tận dụng thế mạnh cá nhân của bạn và tổ chức, sắp xếp nhóm nhiệm vụ trong ngày phù hợp hơn để bạn có thể thực hiện công việc khó khăn nhất, thử thách nhất khi bạn biết mình đang ở trạng thái tốt nhất.
5. Nhường chỗ cho thời gian rảnh
6. Sắp xếp công việc từ tối hôm trước
7. Hãy thử các phương pháp hoặc chiến lược khác nhau
8. Luôn ngăn nắp
5. Nhường chỗ cho thời gian rảnh
Nhiều người làm việc quá chăm chỉ, càng cố quản lý thời gian thì họ càng bận vì phải kiêm nhiệm thêm những nhóm nhiệm vụ khác. Đã đến lúc bạn nhận ra rằng khoảng thời gian rỗi trong ngày cũng quan trọng như thời gian làm việc vậy.
Cho phép bản thân có "thời gian rảnh" để thiết lập lại bộ não và tâm hồn của bạn. Thời gian rảnh rỗi khiến tâm trí chúng ta lang thang, từ đó mời gọi sự sáng tạo.
Không nhất thiết phải là vài giờ rảnh rỗi, không làm gì mà bạn chỉ cần 10 phút trong ngày ở nơi làm việc. Trong thời gian đó, bạn có thể nhắm mắt lại nghỉ ngơi hoặc nếu thời tiết đẹp hãy tìm một nơi ở bên ngoài, ngắm nhìn thiên nhiên và nạp lại năng lượng cho mình.
6. Sắp xếp công việc từ tối hôm trước
Vào cuối ngày, nên dành thời gian để đánh giá lại những gì bản thân đã hoàn thành và những việc còn lại phải làm. Vấn đề không phải là bạn làm được bao nhiêu việc trong một ngày hay bạn đã đạt được những gì, mà thực sự là bạn cảm thấy thế nào.
Hãy chú ý đến những điều đã diễn ra tốt đẹp và rút ra bài học từ những điều chưa tốt xảy ra trong ngày. Sau đó, bạn có thể xem lại lịch trình của mình, xem lại các cuộc hẹn cho ngày hôm sau, nghĩ xem khoảng thời gian nào trong ngày có thể lên lịch cho một số nhiệm vụ và quyết định trọng tâm của mình cho ngày hôm sau.
Lập kế hoạch cho ngày mai vào buổi tối giúp bạn chuẩn bị tinh thần tốt hơn, cảm thấy thư giãn và tự tin hơn vào ngày hôm sau. Khi thức dậy, bạn đã biết mình cần làm những gì.
Điều này không có nghĩa là mọi thứ luôn diễn ra suôn sẻ theo lịch trình, thế nhưng bằng cách tổ chức ngày của mình bạn biết mình có thể buông bỏ những gì, những gì có thể sắp xếp lại và thời gian linh hoạt của mình ở đâu.
Điều này không có nghĩa là mọi thứ luôn diễn ra suôn sẻ theo lịch trình, thế nhưng bằng cách tổ chức ngày của mình bạn biết mình có thể buông bỏ những gì, những gì có thể sắp xếp lại và thời gian linh hoạt của mình ở đâu.
KAIZEN là gì? Lợi ích mang lại là gì mà nhiều người gen Z tò mò tìm hiểu?
Khái niệm Kaizen là gì đang được đông đảo các bạn trẻ, nhất là những người cầu tiến đặc biệt quan tâm vì họ đang muốn đi tìm những phương thức tốt nhất có thể
Khái niệm Kaizen là gì đang được đông đảo các bạn trẻ, nhất là những người cầu tiến đặc biệt quan tâm vì họ đang muốn đi tìm những phương thức tốt nhất có thể
7. Hãy thử các phương pháp hoặc chiến lược khác nhau
Một trong cách quản lý thời gian hiệu quả mà bạn có thể áp dụng đó là thực hiện một số kỹ thuật và phương pháp đang có nhiều người sử dụng hiện nay.
Dưới đây là một số kỹ thuật phổ biến để giúp bạn bắt đầu:
- Hộp thời gian: Đây là một kỹ thuật hướng đến mục tiêu trong đó bạn hoàn thành các nhiệm vụ trong "hộp thời gian", nghĩa là bạn tự đặt ra cho mình một giới hạn thời gian để hoàn thành một nhiệm vụ (có thể là 25 -45 phút). Nó giúp chia nhỏ các nhiệm vụ lớn hơn thành các bước nhỏ hơn, dễ dàng hơn.
- Phương pháp Pomodoro: Phương pháp này giúp bạn chia nhỏ thời gian trong ngày. Hãy làm việc liên tục với một công việc trong 25 phút rồi nghỉ 5 phút. Sau 4 vòng làm việc, bạn có thể nghỉ ngơi nhiều hơn.
- Ăn ếch: Phương pháp Ăn ếch là cách bạn giải quyết các nhiệm vụ lớn nhất hoặc phức tạp nhất, khó nhất trong ngày trước khi chuyển sang các nhiệm vụ nhỏ hơn.
- Nguyên tắc Pareto: Ngược lại với Ăn ếch, nguyên tắc Pareto là nơi bạn hoàn thành các nhiệm vụ nhanh trước khi lao vào các dự án lớn hơn.
8. Luôn ngăn nắp
Một ngày trôi qua đi rất nhanh chóng nếu bạn không có cách quản lý thời gian hiệu quả. Vì vậy hãy lập kế hoạch và bám sát nó.
Mọi thứ luôn dễ quản lý hơn khi chúng được tổ chức. Nếu không, bạn có thể cảm thấy choáng ngợp và hỗn loạn, điều này chỉ gây thêm căng thẳng, luôn trong tình trạng "đầu bù tóc rối" mà việc vẫn chưa xong.
Mọi thứ luôn dễ quản lý hơn khi chúng được tổ chức. Nếu không, bạn có thể cảm thấy choáng ngợp và hỗn loạn, điều này chỉ gây thêm căng thẳng, luôn trong tình trạng "đầu bù tóc rối" mà việc vẫn chưa xong.
Sắp xếp công việc trong ngày và các nhiệm vụ cụ thể để bạn có thể giải quyết công việc trong ngày của mình từng bước một.
Đừng xem thường lịch trình hoặc kế hoạch hàng ngày vì chúng là người bạn tốt nhất của bạn trên hành trình hướng tới kỹ năng quản lý thời gian tốt hơn.
9. Tránh làm nhiều việc cùng một lúc
10. Nhóm các nhiệm vụ tương tự lại với nhau
Ví dụ như những người làm nội dung hay có bí quyết là 2 ngày viết nội dung, 2 ngày quay video, 2 ngày dựng và lên lịch xuất bản. Chính điều này mới tiết kiệm công sức cho họ rất nhiều trong quá trình làm việc.
Đừng xem thường lịch trình hoặc kế hoạch hàng ngày vì chúng là người bạn tốt nhất của bạn trên hành trình hướng tới kỹ năng quản lý thời gian tốt hơn.
9. Tránh làm nhiều việc cùng một lúc
Việc hoàn thành nhiều việc cùng lúc có vẻ hấp dẫn, nhưng điều này thực sự có thể khiến bạn giảm năng suất của tất cả các việc đó.
Kết quả là sau một ngày bạn chỉ nhận ra rằng việc nào cũng dang dở, không có cảm giác thành công vì đã hoàn thành một hay hai nhiệm vụ nào đó. Chính điều này mang lại cảm giác chán nản, không muốn làm việc.
Kết quả là sau một ngày bạn chỉ nhận ra rằng việc nào cũng dang dở, không có cảm giác thành công vì đã hoàn thành một hay hai nhiệm vụ nào đó. Chính điều này mang lại cảm giác chán nản, không muốn làm việc.
Hãy hoàn thành từng việc một và theo dõi nó cho đến khi hoàn thành. Bạn sẽ cảm thấy bản thân làm việc hiệu quả hơn và không bị mất tập trung bởi các nhiệm vụ khác nhau liên tục thay đổi trong ngày.
10. Nhóm các nhiệm vụ tương tự lại với nhau
Nhóm các nhiệm vụ tương tự lại với nhau sẽ giúp bạn đi đúng hướng. Nếu bạn phải dọn dẹp phòng tắm và nhà bếp, hãy làm lần lượt từng việc một. Chúng giống nhau và yêu cầu nhiều công cụ tương tự, đỡ phải lấy ra nhiều lần.
Điều này cho phép bạn thực hiện dễ dàng các nhiệm vụ vì không lãng phí thời gian để cất đồ đạc và tìm các công cụ khác, đồng thời tập trung trí não của bạn vào một nhiệm vụ. Tâm trí của bạn đã sẵn sàng để bắt đầu thực hiện công việc nếu chúng giống nhau.
Điều này cho phép bạn thực hiện dễ dàng các nhiệm vụ vì không lãng phí thời gian để cất đồ đạc và tìm các công cụ khác, đồng thời tập trung trí não của bạn vào một nhiệm vụ. Tâm trí của bạn đã sẵn sàng để bắt đầu thực hiện công việc nếu chúng giống nhau.
Ví dụ như những người làm nội dung hay có bí quyết là 2 ngày viết nội dung, 2 ngày quay video, 2 ngày dựng và lên lịch xuất bản. Chính điều này mới tiết kiệm công sức cho họ rất nhiều trong quá trình làm việc.