Theo đó cách người xưa rèn giũa dáng người được gói gọn trong câu nói: “Lập như tùng, tọa như chung, hành như phong, ngọa như cung”. Nghĩa là: Đứng (thẳng) như cây tùng, ngồi (vững) như cái chuông, đi (nhẹ) như gió, nằm (cong) như cánh cung.
1. Lập như tùng
Ngoài ra "lập như tùng" còn có thêm một nghĩa sâu xa khác đó là con người ngay thẳng, không luồn cúi, phản ánh đạo đức của một người luôn thành thật, cương nghị, vững vãng.
- Lợi ích:
- Tạo sức mạnh, lấy lại sự tự tin cho bản thân. Thực tế là mỗi khi ta đang run sợ, ta có xu hướng co rúm người lại, thế nhưng nếu thay đổi tư thế đứng thẳng lưng thì ta dường như có lại sức mạnh của mình, biểu thị cho sự tự tin, đĩnh đạc.
- Cải thiện sức khỏe: tư thế ngồi thẳng này còn tốt cho các cơ quan nội tạng, vùng bụng trở nên gọn gàng. Theo Y học cổ truyền, thói quen đứng gù lưng sẽ làm gia tăng áp lực không tốt lên dạ dày, ruột và xương sống; tư thế này cùng với tâm lý lo âu là một trong những biểu hiện của tình trạng khí huyết không thông. Vậy nên khi đứng thẳng sẽ làm khí huyết dễ hưu thông, hạn chế bệnh tật.
- Cải thiện khả năng học tập: Một nghiên cứu khoa học cũng từng chỉ ra rằng tư thế của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ảnh hưởng đến khả năng học tập của chúng. Theo đó, cột sống thẳng có thể cải thiện khả năng ghi nhớ, rút ra kinh nghiệm, suy luận của trẻ.
- Thực hiện các bài tập đứng thẳng lưng mỗi ngày để có được tư thế đứng chuẩn, thẳng tắp như cây tùng, không bị còng lưng.
- Mỗi ngày khi nghỉ giữa giờ làm hay học tập, hãy đứng lên dành 5 phút để tập đứng thẳng ở nguyên một chỗ, điều này có tác dụng rất tốt cho xương sống của bạn về lâu về dài.
- Mỗi khi nghe điện thoại, tập thói quen đứng dựa lưng vào tường để tập dáng đứng thẳng.
2. Tọa như chung
Dáng ngồi này tương tự như ngồi xếp bằng trong thiền định với một chân vắt lên chân kia, ngồi bắt chéo chân cần giữ cơ thể thẳng đứng, đồng thời, nó đòi hỏi một tâm trí sạch sẽ và tập trung.
Ngồi như một cái chuông, người xưa thường ngồi khoanh chân hoặc quỳ trên thảm, đây là dáng ngồi rất an toàn, thanh tịnh, dường như không cảm nhận được sự tồn tại của cơ thể.
Trong các tôn giáo truyền thống thường ngồi ở tư thế này, đó là ngồi xếp bằng thiền định, người tu tập phải duy trì một tư thế ngay thẳng và tiến nhập vào trạng thái tâm trí tĩnh lặng.
Các học trò của Khổng Tử ngồi phía dưới hướng lên trên khi đàm luận hoặc nghe thầy thuyết giảng để thể hiện sự cung kính với bậc bề trên.
- Lợi ích:
- Theo y học cổ truyền, ngồi xếp bằng hay quỳ bằng hai chân giúp kích thích các dây chằng quanh đầu gối và có tác dụng phòng tránh viêm khớp. Thêm vào đó, quỳ gối còn giúp cho lưng thẳng, lưu thông khí huyết, hỗ trợ cho các chức năng của dạ dày, lá lách và gan.
- Tư thế ngồi này tốt cho cả trên phương diện thể chất lẫn tinh thần. Ngồi thiền có thể đạt đến trạng thái toàn thân dễ chịu nhưng tâm trí phải định lại vững chắc, giống như chiếc chuông, tuy trống rỗng bên trong nhưng lại tràn đầy sức mạnh.
- Dưới góc độ chăm sóc sức khỏe, tư thế ngồi này giúp kích thích các gân quanh đầu gối và ngăn ngừa viêm khớp. Ngoài ra, tư thế quỳ gối còn dễ dàng giữ được tư thế thẳng lưng, không khí lưu thông thông suốt, dạ dày, lá lách, phổi và gan có thể hoạt động bình thường, tự nhiên hết bệnh tật.
Mặc dù chúng ta bây giờ thường ngồi trên ghế nhưng có thể mô phỏng dáng ngồi này bằng việc ngồi ở mé ngoài của chiếc ghế (khoảng 1/3 ghế) và luôn nhắc nhở bản thân giữ cho lưng được thẳng và duy trì cơ thể cân bằng.
3. Hành như phong
Cách người xưa rèn giũa dáng người lúc đi được ví như gió tức là mỗi bước đi đều tập trung hoàn toàn vào đôi bàn chân, cơ thể mình, loại bỏ mọi thứ nhiễu loạn từ thế giới bên ngoài, không bị cản trở. Mỗi khi người khác nhìn vào, người ta dễ dàng nhận ra sự nhanh nhẹn và hoạt bát của bước đi tạo ra gió.
- Lợi ích:
- Cách cải thiện tư thế đi
Tập trung vào phía trước và cảm nhận từng bước chân của mình mới có thể điều chỉnh nhịp nhàng, nhanh nhẹn, thanh thoát,...
4. Ngọa như cung
Lời khuyên cổ nhân về giấc ngủ đó là khi sai tư thế thì bệnh tật sẽ tìm đến lần này tới lần khác. Theo đó trong Luận Ngữ của Khổng Tử cũng viết rằng: "Bạn không nên ngủ như một xác chết", ở đây ý muốn đã nhắc nhở chúng ta không nên nằm ngửa vì đó là tư thế của tử thi.
Ngày xưa thường trải một tấm chiếu trên mặt đất để ngủ hoặc chọn nơi có bề mặt cứng làm chỗ ngủ. Vào mùa đông khắc nghiệt, họ nung những viên gạch cho nóng lên trong ngày, sau đó xếp thành một chiếc giường ngủ tuy cứng nhưng rất ấm áp.
- Lợi ích:
- Nằm cong như cánh cung để các khớp xương được thư giãn. Nằm nghiêng một bên khi ngủ cũng quan trọng như việc duy trì tư thế đứng thẳng lưng trong ngày.
- Theo nghiên cứu khoa học hiện đại, khi chúng ta nằm nghiêng, cột sống thường cong về phía trước tạo thành hình chữ S, tay chân dễ dàng đặt ở tư thế thoải mái, có tác dụng thư giãn cơ toàn thân, giúp loại bỏ mệt mỏi.
- Trung y cũng cho rằng khí và huyết lưu thông là có lợi nhất, nằm nghiêng khi ngủ có tác dụng lưu thông khí huyết, trong khi đó nằm ngửa hoặc nằm sấp sẽ cản trở khí huyết.
- Nằm nghiêng về bên phải cũng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của đường tiêu hóa và tránh tạo áp lực cho tim.
- Tim của chúng ta bên trái, thế nên khi chúng ta ngủ, nằm nghiêng bên phải sẽ giúp tim giảm áp lực, lợi cho sức khỏe cũng như công việc tuần hoàn của cơ thể vào ban đêm.
- Tư thế cát tường này giúp chúng ta ngủ dậy sẽ cảm thấy rất dễ chịu, chất lượng giấc ngủ rất tốt.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: