1. Quân tử muốn tu thân, trước tiên phải tu tâm
Tu tâm từ ý nghĩ, lời nói cho tới hành động mới thực sự là việc cần làm trước tiên. Thử xem mình đã nghĩ đúng chưa, nói năng có chừng mực chưa, có làm tổn thương ai không, hành động có bị hấp tấp, gây hại cho người khác không...
Dưỡng tâm là việc cần làm hàng ngày, kiểm soát bản thân tránh xa những việc xấu, từ đó tâm hồn sẽ nhẹ nhõm, luôn cảm thấy thoải mái dễ chịu, người xung quanh cũng cảm nhận được năng lượng tốt đẹp ấy.
Bất luận cuộc sống của họ có thuận buồm xuôi gió hay không, dù giàu hay nghèo, địa vị cao hay thấp, họ đều có thể làm cho tâm hồn luôn tự tại.
Cách dưỡng tâm của cổ nhân qua những câu nói cực kỳ sâu cay, ý nghĩa |
2. Thiên hạ khắp nơi là của cải, một phần lao động, một phần cơm
Thế nhưng cổ nhân đã nhắc nhở rằng: "Một phần lao động, một phần cơm". Điều này có nghĩa là lao động bao nhiêu thì chỉ nên hưởng bấy nhiêu mà thôi. Nghĩa là công sức mình như thế nào chỉ hưởng tương ứng, tránh tâm lý tham lam, cố gắng vơ vét phần nhiều về mình.
Một người không chú ý việc dưỡng tâm thường có xu hướng làm một nhưng muốn đòi ăn 10 phần cơm, như thế là tham lam, phá vỡ sự cân bằng vốn có. Một khi lòng tham trỗi dậy thì che mờ đi lý trí, họ nhất định sẽ tìm mọi cách để thu vén của cải về cho mình. Những người này bất chấp thủ đoạn, sẵn sàng luồn cúi, mưu lợi để bù đắp vào phần lao động còn thiếu.
Đoạn trừ được lòng tham của mình dù là tiền bạc, tình cảm hay chức vụ thì lòng ta ắt sẽ an yên. Ví dụ như Đào Uyên Minh “quan trường không suôn sẻ, chẳng bằng quy ẩn điền viên, vẫn có thể hái hoa cúc dưới hàng rào phía đông, nhàn nhã nhìn núi phía nam”.
3. Bất kính với người đáng kính sẽ chiêu mời tai họa
Khổng Tử nói: “Quân tử có 3 điều sợ: sợ mệnh Trời, sợ đại nhân, sợ lời của Thánh nhân”. Ý nghĩa là, con người phải biết kính sợ Thượng Thiên, thuận theo Thiên mệnh, biết kính sợ người có phẩm hạnh cao, địa vị cao, biết kính sợ lời dạy của Thánh nhân.
Ở nhà không hiếu thuận với cha mẹ, ở đơn vị không phục tùng lãnh đạo, ở xã hội không hiểu tôn kính hiền tài. Người như thế ắt sẽ gặp tai họa hung dữ nguy hiểm, xã hội như thế ắt sẽ chẳng văn minh, quốc gia và dân tộc như thế, ắt sẽ lạc hậu.
4. Tiểu công bất thưởng, tắc đại công bất lập; tiểu oán bất xá tắc đại oán tất sinh
Nếu công lao nhỏ mà không thưởng, thì cũng sẽ mất đi động lực gây dựng công lao lớn.
Nếu lỗi lầm nhỏ không phạt thì rất có thể lần sau sẽ nảy sinh lỗi lầm lớn. Do đó phải căn cứ vào quyền hạn và vị trí của cấp dưới mà suy xét thước đo, mức độ thưởng và phạt.
Đây không chỉ là cách để dùng người mà còn là cách để quản lý bản thân mình. Ví dụ như ta đang nỗ lực một việc gì đó, nếu đã tạo ra một thành công nhỏ thì cũng nên ăn mừng, lấy động lực để ta tiếp tục cố gắng, nếu không ta cảm thấy đuối sức, thiếu tinh thần và sự nhiệt huyết nên nguy cơ bỏ cuộc rất nhanh.
Ngoài ra, làm người cần độ lượng, dùng lễ khoan thứ cho người. Nên hiểu rằng chẳng ai là không phạm sai lầm, ta bỏ qua cho người cũng là để tha thứ cho bản thân mình. Đừng như Trương Phi tính tình nóng nảy, người có lỗi nhỏ, lại xử phạt nặng, để rồi bị thuộc hạ đâm chết. Đó chính là mối họa hoạn của “oán hận nhỏ không tha thứ, ắt sẽ nảy sinh oán hận lớn”.
5. Không thể cùng con ếch ngồi trong đáy giếng luận bàn về biển cả
Tạm hiểu nghĩa đen của câu nói này đó là: Loài ếch không thể sống ở biển cho nên nó không hề có trải nghiệm về nơi này để mà "bàn luận". Tương tự, loài côn trùng chỉ sống trong thời gian ngắn trong mùa Hè, không có cơ hội sống tới mùa Đông nên chúng không thể hiểu cảm giác lạnh giá. Một anh học trò ở vùng quê sẽ không đủ hiểu biết để luận bàn về đạo lý vì những gì anh ta hiểu chỉ ở trong làng quê của mình.
Sống trên đời này nên nhớ rằng không phải chuyện gì mình cũng biết, cũng tỏ tường, do đó phải giữ thái độ khiêm tốn. Chỉ có kẻ dại dột mới thích nói dai, nói dài, thành ra nói dại.
Một trong những cách dưỡng tâm của cổ nhân đó là luôn giữ thái độ học hỏi, tránh việc nói nhiều, nếu cần cũng có thể tránh giao du với những kẻ "nhiều chuyện" nhưng không thực sự hiểu sự đời lại thích đôi co.
Đúc rút kinh nghiệm từ nhiều đời, cổ nhân dạy 4 không trách, 5 không mắng sau đây để hướng dẫn chúng ta tỉnh táo hơn trong cách tương tác với bố mẹ cũng như
6. Đấu gạo dưỡng ân, gánh gạo dưỡng thù
Một người thường xuyên được nhận đồ nhờ vào lòng tốt người khác ban đầu họ sẽ trân trọng với sự giúp đỡ này. Thế nhưng một khi giúp họ quá nhiều sẽ tạo cho người ta cảm giác rằng đó là việc đương nhiên, ỉ lại. Họ nổi lòng tham lam nên cứ muốn được nhiều hơn nữa, không biết bao nhiêu cho đủ, bắt đầu họ so sánh, nuôi dưỡng lòng đố kỵ cùng sự hận thù lúc nào không hay.
Thế nên khi bạn muốn bố thí cho ai cũng phải có giới hạn, nguyên tắc nhất định nếu không việc tốt cũng có thể trở thành mối họa bất cứ lúc nào.
7. Vụ thiện sách giả, vô ác sự; vô viễn lự giả, hữu cận ưu
Do đó, nên học cách dưỡng tâm của cổ nhân để sớm biết suy tính cho tương lại thì mới có thể đạt được thành công lớn và bền vững hơn. Trái lại, thì sẽ vì cái nhỏ mà mất cái lớn.