Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Cách dạy khi con mắc lỗi: Nguy cơ tiềm tàng khi bố mẹ mất kiểm soát vì con hư

Thứ Sáu, 16/12/2022 09:55 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Không phải ông bố, bà mẹ nào cũng biết cách dạy khi con mắc lỗi. Hầu hết chúng ta không tự trang bị kiến thức cho mình mà hành xử một cách bộc phát và thường tức giận khi con phạm lỗi.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
Khi con mắc lỗi, các bậc phụ huynh thường rất nóng giận, khó kiểm soát được cảm xúc của mình lúc đó. Không ít người đánh con hoặc tìm cách trừng phạt nhưng xem ra không hiệu quả cho lắm. Thậm chí, nhiều cha mẹ đi từ răn đe đến dụ dỗ nhưng trẻ vẫn cứ làm sai, vẫn không chịu nghe lời.
 
Một nhà nghiên cứu tâm lý tội phạm từng nói: "Trong nghiên cứu về tội phạm vị thành niên, tôi đã phát hiện ra rằng 80% trẻ em phạm tội vì gia đình rối loạn". Bỏ qua cho con trong một số trường hợp lại là một cái bẫy tâm lý của việc nghĩ rằng thương con, thế nhưng có nguy cơ khi lớn lên, con có thể trở thành một tên tội phạm.
 
Vì thế, các ông bố, bà mẹ đừng quên trang bị kiến thức cho mình về cách dạy khi con mắc lỗi.

Tuy nhiên, chúng ta phải thừa nhận một sự thật là trẻ càng nhỏ càng phạm nhiều lỗi, do đó, không có gì mà hoảng lên rồi thất vọng hoặc phản ứng dữ dội cả. Nhớ rằng, chính cách cha mẹ xử lý và phản ứng trước tình huống cũng sẽ ảnh hưởng đến việc trẻ đưa ra quyết định tốt hơn và phát triển các thói quen lành mạnh trong tương lai. 
 
cach day khi con mac loi

Những lưu ý quan trọng về cách dạy khi con mắc lỗi

1. Kiên nhẫn lặp lại quá trình hướng dẫn con


Trong xã hội hiện đại, nhiều người khuyến khích lối nuôi dạy tự nhiên, để cho trẻ tự phát triển và khi con phạm lỗi lại cho rằng: Chúng còn nhỏ, đâu biết gì.

Các chuyên gia cảnh báo rằng, nếu đứa trẻ có những tính xấu, chẳng hạn như trộm cắp hay nói dối, và cha mẹ không hướng dẫn chúng một cách đúng đắn, đứa trẻ sẽ cảm thấy rằng làm như vậy là tự nhiên, chính điều này sẽ khiến trẻ tư duy sai lầm, đi chệch hướng trong tương lai. Khi đó ta có muốn sửa cho con thì vô cùng khó khăn.

Tuy nhiên, khi trẻ nhỏ có hành động như vứt đồ, đánh bạn, hay trẻ lớn có thể nói dối, giấu giếm sai phạm của mình thì bố mẹ cũng đừng vội kết luận rằng đó là trẻ hư.

Con rất cần được bố mẹ hướng dẫn điều gì nên làm và điều gì không nên. Cách dạy khi con mắc lỗi nên thực hiện càng sớm càng tốt vì sự phát triển tính cách của một người phải bắt đầu trước sáu tuổi, nếu bỏ qua giai đoạn này sau này sẽ rất khó sửa. 

Nếu đứa trẻ có nhu cầu, đừng đáp ứng nó ngay lập tức và cũng đừng từ chối thẳng thừng. Nếu con tiếp tục phạm lỗi đừng vì tức giận bỏ con lại hoặc mắng chửi. Thay vào đó, bạn cần lặp lại những hướng dẫn bạn đã từng làm trước đây.

Trẻ con nhất là những đứa dưới 5 tuổi không có khả năng tập trung. Do đó, bố mẹ cần kiên nhẫn lặp lại một quy trình đến lúc trẻ hiểu được mới thôi. Bạn cứ làm đúng 1 quy trình răn dạy, kiên nhẫn lặp lại, hướng dẫn khi trẻ phạm lỗi.

Đừng nghĩ hình phạt/sự răn đe của bạn là phải có hiệu quả ngay với trẻ. Trẻ con cần được lập lại một hình thức răn dạy để có thể hiểu và ngoan hơn.
 
Do đó, đừng vì thấy con phạm lỗi mà vội vàng "nhãn dán" con là trẻ hư, thay vào đó thì chỉ nên nhắc nhở về hành động con vừa làm sai mà thôi và sau đó kiên nhẫn hướng dẫn con làm lại. 
 
Phải làm thế nào với con hư? Nghe Phật dạy có 3 hạng con trai sau để tìm giải pháp ngay!
Tất nhiên có nhiều dạng người với nét tính cách khác nhau nhưng Phật dạy có 3 hạng con trai cũng là muốn đúc rút mọi thứ cho ngắn gọn, dễ hiểu. Từ đó, người

2. Tránh la mắng hay đánh con

 
Khi con phạm lỗi, nhiều cha mẹ áp dụng hình phạt, nghĩ rằng con không dám làm gì khi nhìn thấy cây roi. Thế nhưng với tâm lý yếu ớt của trẻ chỉ khiến chúng càng thu mình, thiếu tự tin, trở nên ít hoạt bát, ít nói, dễ bị tự kỉ. Hoặc nếu không nghe lời, ngược lại chúng càng chống đối và hung hăng hơn.

Hoặc một số cha mẹ la mắng con cái của họ ở nơi công cộng, vô tình để lại bóng đen tâm lý đối với trẻ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tâm lý thì chỉ nên để con cảm thấy có chút tội lỗi là đủ, đừng để chúng thấy xấu hổ vì chỉ khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn mà thôi.

Khi con có cảm giác tội lỗi thì chúng có xu hướng ăn năn và hối hận, đồng cảm với người mà chúng đã làm hại thì chúng mới có động lực mạnh mẽ để trẻ điều chỉnh, sửa chữa hành vi, có thái độ tích cực hơn trong tương lai.
 
Ví dụ như một đứa trẻ hay nói dối thì lỗi không chỉ ở con mà là còn vì do chúng ta. Khi con phạm lỗi, con thì rất sợ cha mẹ mình sẽ mắng hay trách phạt, nếu bố mẹ hay đánh mắng sẽ gây tâm lý sợ hãi và chúng phải tìm cách để lấp liếm tội lỗi của mình.

Hãy giúp và hỗ trợ để con có được sự can đảm thừa nhận sai lầm và xin lỗi. Nếu bố mẹ càng la mắng, chỉ trích hoặc thậm chí là đánh thì chỉ gia tăng nỗi sợ trong con mà thôi.

Sự dũng cảm của đứa trẻ chỉ đến từ tình yêu và sự khuyến khích của cha mẹ. Một cái nhìn thấu hiểu, một lời an ủi và một cái ôm ấm áp có thể khiến trẻ cảm thấy rằng cha mẹ và chúng đang sát cánh bên nhau.
 
Lúc con bướng bỉnh hoặc hư lại là lúc trẻ cần tình yêu của bạn nhất. Khi đó chúng cần bố mẹ thấu hiểu và yêu thương, do đó hãy dùng thái độ dịu dàng và kiên định để hướng dẫn trẻ dũng cảm đối mặt với lỗi lầm, nhận trách nhiệm và chủ động sửa sai.

Dung voi ket luan tre hu khi con mac loi
 

3. Hỏi con xem chuyện gì đã xảy ra


Nhiều cha mẹ khi có sự cố xảy ra, thấy con đánh em, đánh bạn thì thường không cần biết đầu đuôi câu chuyện, ngay lập tức kết luận: "Chắc tại con đánh bạn trước nên bạn mới đánh lại con đúng không?”.

Hãy thử một lần hỏi con rằng: “Đã có chuyện gì xảy ra vậy con”. Đây là cơ hội giúp trẻ bình tĩnh lại và kể về những gì đã xảy ra.

Ví dụ như nếu con đánh em thì thử hỏi xem nếu em là con thì con có cảm xúc như thế nào chẳng hạn. Việc này theo thời gian sẽ giúp con biết quan tâm tới cảm xúc của người khác.
 
Khi hỏi con cũng tránh dùng giọng điệu phán xét. Thay vào đó, hãy cởi mở lắng nghe những gì trẻ nói, đứng dưới góc độ của con để xem xét mọi chuyện.
 
Sau khi tìm hiểu mọi chuyện, hãy kiên nhẫn hỏi cảm xúc của con hiện tại: “Con cảm thấy như thế nào?”. Đây là cơ hội để trẻ bộc lộ cảm xúc của mình. Chỉ khi trẻ giải tỏa được hết những khó chịu trong lòng mới giúp chúng bình tĩnh lại và lắng nghe ý kiến của người khác.

Bố mẹ cũng không nên vội phân định đúng sai trong lúc này mà nên thể hiện là mình đồng cảm, hiểu những cảm xúc của con.
 
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần tôn trọng những suy nghĩ ngây thơ, non nớt của trẻ để trẻ cảm nhận được sự tôn trọng khi thể hiện quan điểm. Bằng cách này, mỗi khi trẻ gặp phải vấn đề khúc mắc không thể giải quyết sẽ tìm đến cha mẹ để nhận sự góp ý thay vì những nguồn không đáng tin. 
 

4. Biết lắng nghe những chia sẻ của con


Nhiều bậc cha mẹ không muốn nghe những chia sẻ của con vì nghĩ rằng "trẻ con thì biết gì" nên họ luôn cười trừ, tìm cách lơ đi, thậm chí mắng khi con kể lể. Cũng vì vậy, nhiều trẻ chọn cách chia sẻ với bạn bè hơn là bố mẹ hoặc chúng giấu hết các vấn đề của mình đi. 

Tuy nhiên, giai đoạn 3 đến 6 tuổi là thời kỳ vàng son của trẻ để phát triển nhân cách. Cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến thế giới nội tâm của trẻ. Hãy cố gắng dành thời gian để lắng nghe những chia sẻ của con cho dù đó là điều ngớ ngẩn nhất.

Hãy thử tưởng tưởng xem bạn nói với một người mà họ thường xuyên lơ đi, không xem trọng lời của bạn thì bạn cảm thấy tủi thân đến thế nào. Trẻ con cũng vậy, khi có cảm giác không được tôn trọng, con nghĩ rằng bản thân không được chấp nhận bởi gia đình, thì khi trưởng thành, sao có thể hòa nhập với xã hội lớn?
 
Rốt cuộc, hầu hết chúng ta đều là những người bình thường, đều tìm kiếm tình yêu và sự chấp thuận từ những người khác, trẻ con cũng vậy, đó là lý do nếu bạn quan tâm, thực lòng yêu thương trẻ thì cũng có thể giúp  thay đổi vận mệnh của con.

Nhất là khi con vừa phạm lỗi, bạn phải cùng con đối diện sự việc. Hãy lắng nghe và hỏi xem cách con muốn giải quyết vấn đề và đưa ra những góp ý riêng của mình, hãy để cho con một khoảng thời gian để đưa ra quyết định. Điều này giúp trẻ hiểu rằng, đằng sau mỗi giải pháp đều có một hệ quả mà con phải chịu trách nhiệm. Và liệu con có chấp nhận những hậu quả này?
 
Nếu lúc này con không thể hiểu được logic vấn đề, cha mẹ nên giúp trẻ làm rõ những ý tưởng này và nói cho trẻ biết hậu quả sau khi thực hiện là gì.
 
Sau khi đã phân tích đầy đủ tất cả các trường hợp và hậu quả, bản thân trẻ cũng sẽ có sự cân nhắc, lựa chọn giải pháp có lợi nhất. Ngay cả khi sự lựa chọn của trẻ không như những gì cha mẹ mong đợi, hãy tôn trọng quyết định của trẻ.
 
Ví dụ như nếu bắt gặp con bắt nạt người yếu đuối hơn thì cũng nhanh chóng cho con biết rằng: Cuộc sống này rất khó khăn, ai cũng đang cố gắng, ngay cả người con cho rằng họ kém cỏi, nếu tiếp tục bắt nạt họ là "vô đạo đức". Việc này cũng là để ngăn chặn việc con phạm phải việc bạo lực, bắt nạt ở học đường sau này.
 
Có thể ban đầu con chưa hiểu lắm nhưng theo thời gian, con để ý hơn tới hành vi của mình. Càng lớn con càng nhận ra rằng việc tàn nhẫn với kẻ yếu dễ gieo mầm mống nguy hiểm. Bởi kẻ yếu thế chẳng có gì cả, một khi bị dồn ép đến cùng cực, họ sẽ liều mạng chống trả và có thể gây ra thảm kịch.
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X