Thứ Sáu, 04/09/2020 21:23 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Bạn có thể tham khảo thêm cách dạy con của người Nhật và từ đó rút ra thêm kinh nghiệm cho mình trong quá trình nuôi dạy trẻ thành người có đức, có tài sau này.
1. Luôn nói sự thật với con
Việc học hành của trẻ nhỏ tại Nhật tuy quan trọng nhưng họ quan trọng việc đào tạo một đứa trẻ có đạo đức hơn là chỉ học giỏi. Đối với người Nhật nếu một người có tài nhưng không có nhân cách thì cũng chỉ là vô dụng mà thôi.
Giá trị đạo đức mà họ dạy con đó là sự thành thật, trừ những trường hợp đặc biệt bạn phải nói dối trẻ còn không họ luôn chú ý cách nói chuyện để tránh trường hợp bị trẻ biết và bắt chước thói nói dối này.
Người lớn cũng không được nói dối người khác trước mặt trẻ nhưng trong tình huống bất khả kháng thì phải giải thích cho trẻ hiểu vì sao phải làm như vậy.
2. Khuyến khích con tự lập và sáng tạo
Người Nhật rất đề cao tính sáng tạo của trẻ nên họ không ép buộc con, luôn cho chúng tự trách nhiệm việc mình làm và luôn cố gắng tạo môi trường tốt nhất để trẻ có thể phát triển trí não cũng như phát huy khả năng sáng tạo của mình.
Quyền tự do cá nhân và tính tự lập của con cái được các ông bố bà mẹ Nhật rất quan tâm và tôn trọng, vì vậy, trẻ sẽ được phép tự quyết định những việc làm mang tính cá nhân của mình. Trẻ có thể tự quyết định sở thích, đam mê cá nhân của riêng mình. Nhất là những việc hàng ngày như hôm nay mặc bộ quần áo nào, thích được mẹ nấu cho ăn món gì trong bữa ăn thì bố mẹ cũng nên để cho trẻ tự quyết định.
Dù trẻ lớn hay nhỏ cũng được tham gia đóng góp ý kiến trong gia đình. Bố mẹ Nhật rất quan tâm đến con cái, hỏi han, tâm sự với trẻ mỗi ngày. Nếu việc con làm không ảnh hưởng đến sự an toàn của con, đến lợi ích của người khác, thì họ không quá can thiệp vào hành vi của con. Và con cũng chịu trách nhiệm trước hành động này của mình.
Với trẻ con, tất cả những điều được trẻ khám phá trong thế giới xung quanh đều luôn mới lạ và hấp dẫn. Và trẻ sẽ học được những điều này một cách tốt nhất thông qua chính những gì mà trẻ khám phá và tìm tòi, tự chúng biết hậu quả, biết cách thành công, biết cả thất bại.
3. Môi trường nuôi dạy là rất quan trọng
Môi trường giáo dục là mối quan tâm hàng đầu của các gia đình người Nhật trong việc nuôi dạy con cái, đó là lý do họ muốn tạo thành một nơi mà cả gia đình và toàn xã hội đã cùng nhau nỗ lực cố gắng để tạo một môi trường học tập tốt nhất cho trẻ.
Nhưng không có nghĩa cứ cái gì nguy hiểm cũng cấm con không được tiếp cận, họ cho chúng biết như thế nào là nguy hiểm, xảy ra ở đâu, làm thế nào để tránh và thậm chí cho con tiếp cận với nguy hiểm trong phạm vi kiếm soát với sự giám sát của gia đình và đảm bảo lúc đó không ai được lơ là dù chỉ một giây khi quan sát chúng tự thử thách với nguy hiểm.
Dù muốn con có nền giáo dục tốt nhưng không có nghĩa là có hình thức nào mới là ép con thực hiện theo.Hiện nay trên thế giới áp dụng rất nhiều phương pháp giáo dục khác nhau phù hợp với đặc thù của từng quốc gia nhưng họ chưa vội muốn con làm theo ngay nếu chưa hiểu thật rõ một phương pháp đó.
4. Phòng ngừa những thói quen xấu
Thói quen là những thứ rất khó thay đổi ảnh hưởng cả cuộc đời của con người, do đó, ngay từ nhỏ bố mẹ Nhật sẽ sửa sai ngay cho trẻ, để trẻ hiểu và không lặp lại nó một lần nào nữa.
- Không để trẻ mè nheo:
Phụ huynh người Nhật không dễ dàng đồng ý theo những yêu cầu, đòi hỏi của con mà thỏa hiệp với trẻ để trẻ nghe lời ngay tại thời điểm đó vì chúng sẽ coi đây như một phương thức để áp dụng mỗi khi muốn vòi vĩnh.
Cách dạy của người Nhật điển hình đó là họ không bao giờ thỏa hiệp với trẻ hay dùng bạo lực để răn đe trẻ, họ chỉ cố gắng làm sao để trẻ hiểu được tác hại của nó và không bao giờ lặp lại nữa.
- Khi con không muốn ăn nữa họ sẽ không ép, vì đơn giản trẻ nhỏ rất nhanh đói, và khi đói ắt hẳn lúc đó bạn không ép trẻ cũng tự xúc ăn. Một điều nữa, trẻ khi ăn chỉ nên tập trung vào việc ăn, nếu phân tán khi trẻ xem tivi và ăn, dạ dày của trẻ sẽ rất dễ tổn thương vì lượng thức ăn không ổn định.
- Học cách chờ đợi cũng đồng nghĩa với học được tính kiên nhẫn, nhẫn nại. Để có thể làm được điều này, người Nhật dạy con học cách quan sát và nhìn nhận những vấn đề một cách tỉ mỉ, đồng thời cũng phải biết cách kiên trì để đạt được thành quả mong muốn.
Bố mẹ muốn con kiên nhẫn hơn hãy cho con chơi những trò chơi đòi hỏi rèn luyện tính nhẫn nại thông qua những mô hình lắp ghép hoặc những trò chơi thông minh yêu cầu trẻ biết suy nghĩ và không ngại khó trước những chi tiết có phức tạp hơn.
- Tránh thói quen lãng phí tiền bạc:
Trẻ Nhật được dạy cách tiêu tiền từ khi bước vào độ tuổi 4-5 tuổi và được bố mẹ Nhật cho một khoản tiền để tiêu vặt. Điều này có thể được duy trì đến khi trẻ lớn hơn và trẻ được phép quyết định chi tiêu với số tiền của mình.
- Không sợ thất bại:
Bố mẹ Nhật thường dạy con cách đối mặt với thất bại ngay kể từ khi còn nhỏ. Con có thể không hài lòng, có thể bỏ cuộc, có thể cố gắng làm tiếp một lần nữa, điều này còn tùy thuộc vào ý chí của mỗi đứa. Nhưng dứt khoát không khóc và không được suy sụp. Mà phải biết cách vươn lên sau mỗi thất bại.
- Không được đánh người khác trước
Trẻ con nhất là những trẻ có tính hiếu động, đặc biệt là con trai khi xảy ra xích mích, điểm không vừa ý với các trẻ khác hay khi tranh giành đồ chơi với nhau rất dễ xảy ra đánh nhau. Họ hướng dẫn con gặp trường hợp này có thể thu hút sự chú ý của cô giáo và các bạn khác bằng cách hét lên.
Nhưng bố mẹ phải tuyệt đối dặn trẻ rằng không bao giờ được có thái độ đánh người khác, trừ khi trẻ bị bạn đánh và được phép tự vệ phòng thân.
5. Chế độ ăn uống cho con phải cân bằng
Người Nhật có một chế độ ăn riêng cho con mình và yêu cầu phải có đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Việc ăn uống đủ chất đối với bố mẹ Nhật cũng rất cần có đầy đủ những vitamin từ trong hoa quả, trái cây và được bố mẹ cho ăn hàng ngày.
Cũng là một điều quan trọng trong khi cho bé ăn dặm của người Nhật, khi đến giờ ăn của trẻ Nhật, mẹ Nhật nghiêm khắc cho trẻ ngồi vào ghế ăn và chỉ tập trung vào ăn.
Theo quan niệm của người Nhật, trẻ sẽ không bao giờ bị bố mẹ ép ăn, bắt ăn dù con còn đang no. Họ có chia ra số bữa ăn trung bình trong ngày một cách hợp lý nhất để trẻ biết ăn khi đói hoặc sẽ hào hứng hơn với mỗi bữa ăn.
6. Bảo vệ sức khỏe cho trẻ
Cho trẻ mặc quần áo nên mặc nhiều lớp là một mẹo đáng học hỏi từ cách dạy con của người Nhật để. Việc mặc trang phục như vậy khi con nóng có thể cởi bớt, lạnh có thể khoác thêm, hoặc khi chơi thể thao toát mồ hôi có thể bỏ bớt ra.
Nhưng cũng không nên quá nguyên tắc là lúc nào cũng phải mặc thật nhiều quần áo cho con, còn phải theo dõi thời tiết và nhiệt độ cơ thể trẻ để có những điều chỉnh hợp lý khi mặc quần áo cho con.
Nếu muốn xác định con lạnh hay không bằng cách kiểm tra vùng cổ của trẻ có bị lạnh không. Điều này cũng có nghĩa là để giữ cho trẻ không bị lạnh thì việc giữ ấm cổ của trẻ là rất quan trọng.
Để cải tiến chiều cao của thế hệ sau, người Nhật đã làm rất tốt và họ không quá quan trọng việc để trẻ được cung cấp thừa canxi, mà thay vào đó là chỉ cần vừa đủ và tham gia hoạt động vận động thể chất nhiều hơn. Chỉ cần cho con chạy nhảy dưới ánh mặt trời, tắm nắng thường xuyên là được.
Sức khỏe chỉ được đảm bảo với một tinh thần tươi vui, vì thế các phụ huynh người Nhật luôn có cách khiến con cười ít nhất vài lần một ngày để duy trì tâm trạng tốt. Việc tạo niềm vui cho con rất được các bố mẹ Nhật để tâm và duy trì hàng ngày để con được hạnh phúc..
7. Dạy trẻ cách cho đi và thể hiện lòng biết ơn khi nhận
Có thể nói việc chơi với con của bố mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành nên tính cách và học được nhiều kĩ năng bổ ích từ chính bố mẹ của mình. Và chính điều này cũng giúp bố mẹ và con cái gắn kết với nhau hơn.
Theo quan điểm của người Nhật, họ có tư tưởng truyền thống dân tộc khá rõ ràng và theo đó, trẻ con cũng học được cách không chỉ biết nhận của người khác như một đòi hỏi về quyền lợi của bản thân mà phải biết cách cho đi và nhận lại cùng với một thái độ biết ơn điều mình được nhận từ người khác.